Giáo án Bài 1: Điện tích – Điện trường

doc 50 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bài 1: Điện tích – Điện trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Bài 1: Điện tích – Điện trường
 CHƯƠNG I ĐIỆN TÍCH –ĐIỆN TRƯỜNG 
Bài 1 ĐIỆN TÍCH –ĐIỆN TRƯỜNG 
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Hai điện tích điểm tích điện như nhau, đặt trong chân không cách nhau một đoạn r. Lực đẩy giữa chúng có độ lớn là F = 2,5.10-6 N. Tính khoảng cách r giữa hai điện tích đó biết q1 = q2 = 3.10-9 C.
(ĐS: r = 18 cm)
Ví dụ 2. Hai điện tích điểm q1 = 2 µ C và q2 = -8 µC đặt tại hai điểm tương ứng A, B cách nhau 60 cm, trong chân không. Phải đặt điện tích q3 ở đâu, có dấu và độ lớn như thế nào để cả hệ nằm cân bằng?
(ĐS: q3 nằm ngoài AB, r13 = 60 cm; q3 = -8 µ C)
B.BÀI TẬP
1.4. Hai điện tích điểm đặt trong chân không, lực tương tác giữa hai điện tích đó có độ lớn bằng F. Đặt hai điện tích đó trong môi trường có hằng số điện môi là ε = 2, sao cho khoảng cách giữa hai điện tích đó không đổi so với khi đặt trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là F’. Hệ thức nào sau đây đúng?
A. .	B. .	C. .	D. .
1.5. Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần (trong khi độ lớn của các điện tích và hằng số điện môi được giữ không đổi) thì lực tương tác giữa hai điện tích đó sẽ
A. tăng lên 3 lần.	B. giảm đi 3 lần.
C. tăng lên 9 lần.	D. giảm đi 9 lần.
1.6. Hai điện tích điểm, có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 1 m trong nước cất (ε = 81) thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn F = 10 N. Độ lớn của mỗi điện tích đó bằng
A. 9.10-4 C.	B. 9.10-8 C.	C. 3.10-4 C.	D. 1.10-4 C.
1.7. Hai điện tích điểm được đặt cố định trong một bình không khí thì lực tương tác giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là
A. .	B. .	C. .	D. .
1.8. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì lực tương tác là 1 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì lực tương tác có độ lớn là
A. 1 N.	B. 2 N.	C. 8 N.	D. 48 N.
1.9. Có hai quả cầu kim loại giống hệt nhau, cùng tích điện là q. Khi đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì chúng đẩy nhau với một lực là F. Sau đó người ta cho một quả cầu tiếp xúc với đất, rồi lại tiếp xúc với quả cầu còn lại. Khi đưa hai quả cầu về vị trí ban đầu thì chúng đẩy nhau với lực là
A. .	B. .	C. .	D. .
1.10. Tại hai điểm A và B có hai điện tích qA, qB. Tại điểm M nằm trên đường thẳng AB và nằm ngoài đoạn AB, một electron được thả ra không vận tốc ban đầu thì electron di chuyển ra xa các điện tích. Trường hợp nào sau đây không thể xảy ra?
A. qA > 0, qB > 0.	B. qA 0.
C. qA > 0, qB < 0.	D. .
Bài 2. THUYẾT ELECTRON
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Hai electron trong không khí (ε = 1), cách nhau một đoạn r = 3 cm. Xác định lực tương tác giữa hai electron đó. (ĐS: F = 2,56.10-25 N).
Ví dụ 2. Thanh kim loại BC không mang điện, được đưa lại gần quả cầu A nhiễm điện dương. Người ta thấy đầu ở đầu C gần quả cầu A tích điện âm, đầu B xa quả cầu A tích điện dương. Hãy giải thích hiện tượng trên. (HD: Vận dụng thuyết electron để giải thích)
Ví dụ 3. Ba quả cầu kim loại được tích điện. Điện tích của chúng lần lượt là q1 = 3.10-6 C; q2 = -7.10-6 C; q3 = -4.10-6 C. Cho ba quả cầu đó tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là bao nhiêu?
(ĐS: q’ = q = -8.10-6 C)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
2.1. Ba quả cầu kim loại giống hệt nhau, tích điện lần lượt là -3.10-8 C; +7.10-8 C; -19.10-8 C. Người ta cho ba quả cầu đó tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra. Tính điện tích của mỗi quả cầu sau khi tách chúng r khỏi nhau. (ĐS: q = -5.10-8 C)
2.2. Biết hai proton đặt cách nhau 6 cm, trong không khí có hằng số điện môi là ε = 1. Xác định lực tương tác giữa chúng.
(ĐS: F = 6,4.10-26 N)
2.3. Vật bị nhiễm điện khi cọ xát là vì khi cọ xát
A. các vật bị nóng lên.
B. các điện tích bị mất đi.
C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật.
D. các electron dịch chuyển từ vật này sang vật khác.
2.4. Hạt nhân nguyên tử oxi gồm 8 proton và 9 notron. Số electron trong nguyên tử oxi là.
A. 8.	B. 9.	C. 16.	D. 17.
2.5. Khi nói về cấu tạo nguyên tử (về phương diện điện), phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Proton mang điện tích là +1,6.10-19 C.
B. Electron mang điện tích là +1,6.10-19 C.
C. Điện tích của proton bằng điện tích electron nhưng trái dấu.
D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
2.6. Nếu nguyên tử oxi bị mất hết electron thì nó trở thành một ion có điện tích là 
A. +1,6.10-19 C.	B.-1,6.10-19 C.
C. 12,8.10-19 C.	D. -12,8.10-19 C.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
2.7. Electron quay quanh hạt nhân nguyên tử hidro theo quỹ đạo tròn, bán kính r = 5.10-11 C.
a) Xác định độ lớn lực hướng tâm tác dụng lên electron.
(Fht = 9,216.10-8 N)
b) Tính vận tốc dài của electron trên quỹ đạo. Biết khối của electron là m = 9,1.10-31 kg. (v = 2250 m/s)
Bài 3. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN TRƯỜNG
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Điện tích điểm q = + 2.10-8 C đặt tại điểm O, trong không khí có hằng số điện môi ε = 1. Xác định cường độ điện trường tại điểm M cách O một đoạn 3 cm. (ĐS: 2.105 V/m)
Ví dụ 2. Hai điện tích điểm q1 = 3.10-9 C; q2 = -3.10-9 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 6 cm, trong không khí, có hằng số điện môi ε = 1. Các định cường độ điện trường tại điểm C là trung điểm của AB.
(ĐS: EC = 6.104 V/m)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
3.1. Hai điện tích điểm q1 = +5.10-10 C; q2 = -5.10-10 C được đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn AB = 6 cm, trong không khí có hằng số điện môi ε = 1. Xác định cường độ điện trường tại điểm C nằm trên trung điểm của AB. (ĐS: EC = 104 V/m)
3.2. Hai điện tích q1 = +3.10-9 C; q2 = +3.10-9 C được đặt tại hai điểm A và B, cách nhau một đoạn AB = 12 cm, trong không khí (ε = 1). Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm trên AB có AM = 4 cm và BM = 8 cm. (ĐS: )
3.4. Hai điện tích điểm q1 = +9.10-9 C; q2 = -9.10-9 C được đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC có cạnh a = 3 cm, trong không khí. Xác định cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác.
(ĐS: EC = 9.104 V/m)
3.5. Hai điểm A và B cùng nằm trên một đường sức của điện trường do điện tích điểm q gây ra. Cường độ điện trường tại A và B lần lượt là EA = 36.104 V/m; EB = 9.104 V/m. Xác định cường độ điện trường tại C là trung điểm của AB. (ĐS: EC = 16.104 V/m)
3.6. Tại một điểm M trong điện trường do một điện tích điểm gây ra, người ta đặt một điện tích thử dương. Hỏi cường độ điện trường tại M thay đổi như thế nào nếu độ lớn điện tích thử tăng lên 2 lần?
A. tăng lên 2 lần.	B. giảm đi 2 lần.
C. tăng lên 4 lần.	D. không đổi.
3.7. Nếu khoảng cách từ điện tích điểm tới điểm đang xét tăng lên gấp 2 lần thì cường độ điện trường tại điểm đó sẽ
A. giảm đi 2 lần.	B. tăng lên 2 lần.
C. giảm đi 4 lần.	D. tăng lên 4 lần.
3.8. Tại điểm M trong không khí có hai cường độ điện trường có phương vuông góc với nhau và có độ lớn E1M = 3.104 V/m; E2M = 4.104 V/m. Cường độ điện trường tổng hợp tại M có độ lớn
A. 7.104 V/m.	B. 1.104 V/m.
C. 5.104 V/m.	D. 3,5.104 V/m.
3.9. Hai điện tích điểm q1 = +5.10-9 C; q2 = -5.10-9 C được đặt tại hai điểm A và B trong không khí (ε = 1). Tại điểm C nằm giữa đoạn AB có CA = 5 cm; CB = 15 cm thì cường độ điện trường có độ lớn
A. 16.103 V/m.	B. 20.103 V/m.
C. 16.102 V/m.	D. 20.102 V/m.
3.10. Cho hai điện tích điểm cùng độ lớn, trái dấu nhau, nằm cố định trong một điện môi. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Không có vị trí nào mà cường độ điện trường tại đó bằng 0.
B. Vị trí mà cường độ điện trường bằng 0 nằm tại trung điểm của AB.
C. Vị trí mà cường độ điện trường bằng 0 nằm trên đoạn thẳng AB.
D. Vị trí mà cường độ điện trường bằng 0 nằm trên đường thẳng AB.
Bài 4. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Cho điện tích điểm q = +1.10-8 C dịch chuyển giữa hai điểm A và B cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện là A = 60 mJ. Nếu cho điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển từ A đến B thì công của lực điện thực hiện là A’ bằng bao nhiêu? (ĐS: 24 mJ)
Ví dụ 2. Khi một điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công A = 10 J. Khi nó dịch chuyển theo phương tạo với đường sức một góc 600 trên cùng một độ dài quãng đường thì nó nhận được công bằng bao nhiêu? (ĐS: 5 J)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
4.1. Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của một tam giác vuông trong điện trường đều, cường độ E = 5 000 V/m. Đường sức điện trường song song với AC và có chiều từ A đến C. Biết AC = 4 cm, CB = 3 cm và góc . Tính công của điện trường di chuyển một electron từ A đến B; từ B đến C; từ C đến A. (ĐS: -3,2.10-17 J; 0 J; 3,2.10-17 J)
4.2. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ E = 100 V/m. Vận tốc ban đầu của electron bằng 30 km/s. Khối lượng của electron là m = 9,1.10-31 kg.
a) Hãy mô tả chuyển động của electron. (ĐA: chậm dần đều rồi nhanh dần đều)
b) Tính quãng đường của electron đi được kể từ lúc bắt đầu chuyển động đến khi vận tốc của nó giảm xuống bằng không. (ĐS: 2,56.10-3 m)
4.3. Công của lực điện thực hiện để di chuyển điện tích dương từ điểm này đến điểm kia trong điện trường, không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
B. cường độ điện trường.
C. hình dạng của đường đi.
D. độ lớn của điện tích di chuyển.
4.4. Công của lực điện thực hiện để làm dịch chuyển một điện tích q = 1.10-6 C theo chiều đường sức trong một điện trường đều, có cường độ E = 1 000 V/m trên quãng đường dài 1m là
A. 1 000 J.	B. 1 J.	C. 1 mJ.	D. 0 J.
4.5. Công của lực điện thực hiện để làm dịch chuyển một điện tích 10.10-6 C trên một quãng đường dài 1 m có phương vuông góc với đường sức điện của một điện trường đêù có cường độ E = 106 V/m là
A. 1J.	B. 1 000 J.	C. 10-3 J.	D. 0 J
4.6. Điện thế là đại lượng đặc trưng cho điện trường về
A. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
B. khả năng sinh công tại một điểm.
C. khả năng tác dụng lực tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất các điểm trong không gian có điện trường.
4.7. Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. không đổi.	B. tăng gấp đôi.
C. giảm một nửa.	D. tăng gấp bốn.
4.8. Chọn phát biểu sai.
Công của lực điện triệt tiêu khi điện tích
A. dịch chuyển dọc theo đường sức điện trường.
B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều.
C. dịch chuyển trên quỹ đạo là một đường cong kín trong điện trường đều.
D. dịch chuyển trên một quỹ đạo tròn trong điện trường.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
4.9. Một electron bay từ bản tích điện âm sang bản tích điện dương được đặt song song với nhau. Điện trường trong khoảng giữa hai bản là điện trường đều có cường độ E = 6.104 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là d = 5 cm. Bỏ qua tác dụng của trọng lực của electron. (Biết khối lượng của electron me = 9,1.10-31 kg)
a) Tính gia tốc của electron. (ĐS: 1,05.1016 m/s2)
b) Tính thời gian bay của electron biết vận tốc ban đầu bằng 0. (ĐS: 3,1.10-9 s)
c) Tính vận tốc tức thời của electron khi chạm bản dương.
(ĐS: 3,2.107 m/s)
Bài 5. ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Điện thế tại hai điểm M và N trong điện trường của một điện tích điểm lần lượt là VM = 9 V; VN = 21 V. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M và N? Giữa hai điểm N và M? (ĐS: -12 V; 12 V)
Ví dụ 2. Giữa hai bản kim loại phẳng, song song cách nhau một đoạn d = 4 cm có một hiệu điện thế không đổi U = 200 V. Cường độ điện trường trong khoảng giữa hai bản kim loại đó là bao nhiêu?
(ĐS: 5 000 V/m)
Ví dụ 3. Giữa hai điểm A và B trong điện trường đều có hiệu điện thế U = 20 kV. Công mà điện trường thực hiện để di chuyển một điện tích dương từ A đến B bằng 10 mJ. Tính độ lớn điện tích dịch chuyển từ A đến B? (ĐS: 5.10-7 C)
B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
5.1. Hiệu điện thế giữa hai điểm C và Đ trong điện trường là UCD = 300 V. Tính:
a) Công của lực điện di chuyển proton từ C đến D. (ĐS: 4,8.10-17 J)
b) Công của lực điện di chuyển electron từ C đến D. (ĐS: - 4,8.10-17 J)
5.2. Một electron bay với vận tốc v = 1,12.107 m/s từ một điểm có điện thế V1 = 600 V, theo hướng của đường sức. Hãy xác định điện thế V2 tại điểm mà ở đó vận tốc của electron giảm xuống bằng 0. (ĐS: 190 V)
5.3. Giữa cường độ điện trường E, hiệu điện thế U giữa hai điểm và hình chiếu d của đường nối hai điểm đó lên phương đường sức điện trường có mối liên hệ là
A. .	B. .	C. .	D. .
5.4. Hai điểm A và B nằm trên đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2 m. Độ lớn của cường độ điện trường đó là 1 000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là.
A. UAB = 500V.	B. UAB = 2 000 V.
C. UAB = 1 000 V.	D. UAB = 3 000 V.
5.5. Công của lực điện làm dịch chuyển một điện tích điểm q = -2.10-6 C từ điểm A đến điểm B là A = 4 mJ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là
A. 2 V.	B. 2000 V.	C. 8 V.	D. – 2000 V.
5.6. Chọn phát biểu đúng.
Khi thả một proton không vận tốc đầu vào một điện trường thì proton đó sẽ
A. chuyển động dọc theo phương vuông góc với đường sức điện.
B. chuyển động theo quỹ đạo tròn.
C. chuyển động từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp hơn.
D. đứng yên.
5.7. Cho ba bản kim loại phẳng A, B, C song song như hình vẽ, biết d1 = 5 cm, d2 = 8 cm. Các bản được tích điện và điện trường giữa các bản là đều, có chiều như hình vẽ, với độ lớn lần lượt là E1 = 4.104 V/m và E2 = 5.104 V/m. Chọn gốc điện thế tại bản A. Điện thế tại bản B và C lần lượt là:
A. -2.103V; 2.103 V
B. 2.103V; - 2.103 V.
C. 2,5.103 V; -2.103 V.
D. -2,5.103 V; 2.103 V.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
5.8. Một electron bay trong điện trường giữa hai bản kim loại đặt song song, đã tích điện và cách nhau 2 cm, với vận tốc 3.107 m/s theo phương song song với các bản. Hiệu điện thế giữa hai bản là bao nhiêu để electron lệch đi 2,5 mm, khi đi được đoạn đường 5 cm theo phương của đường sức điện trong điện trường? Coi điện trường giữa hai bản là điện trường đều. Bỏ qua tác dụng của trọng lực của electron. (ĐS: 200 V)
Bài 6. TỤ ĐIỆN
A. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Một tụ điện có điện dung là C = 40 µF được nạp điện đến hiệu điện thế U = 90 V. Sau đó người ta ngắt tụ ra khỏi nguồn. Điện tích của tụ điện là bao nhiêu? (ĐS: 46.10-4 C).
Ví dụ 2. Trên vỏ một tụ điện có ghi: 20 µF – 400 V. Giải thích ý nghĩa số ghi đó. Tính điện tích của tụ khi tụ đó được nối với nguồn một chiều có hiệu điện thế U = 400 V. (ĐS: C = 20 µF, Umax = 400 V; 8.10-3 C).
Ví dụ 3. Một tụ điện có điện dung C = 10 µV được nạp điện đến điện tích Q = 4.10-6 C. Tính năng lượng điện trường trong khoảng không gian giữa hai bản tụ. (ĐS: 8.10-7 J).
B. BÀI TẬP THEO C HUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
6.1. Một tụ điện có điện dung là C = 20 µF được nạp điện đến hiệu điện thế U = 25 V. Năng lượng điện trường giữa hai bản tụ là bao nhiêu?
(ĐS: 6,25.10-3 J)
6.2. Một tụ điện được nạp điện ở hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của điện trường giữa hai bản tụ là 100 mJ. Để năng lượng điện trường giữa hai bản tụ đó bằng 2 250 mJ thì hiệu điện thế hai bản tụ phải bằng bao nhiêu? (ĐS: 47,43 V)
6.3. Hai bản của một tụ điện phẳng cách nhau một khoảng d = 1 cm có một hiệu điện thế U = 100 V. Độ lớn cường độ điện trường giữa hai bản tụ đó bằng bao nhiêu? (104 V/m)
6.4. Chọn phát biểu đúng? Tụ điện là
A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau, ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau, ngăn cách nhau bằng lớp cách điện.
C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc nhau, được bao bọc bằng lớp điện môi.
D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng rất xa.
6.5. Một tụ điện có điện dung C được nạp điện đến điện tích Q. Năng lượng điện trường trong khoảng không gian giữa hai bản tụ được xác định bằng công thức:
A. .	B. .	C. .	D. .
6.6. Một tụ điện có điện dung C. Khi nạp điện cho tụ bởi hiệu điện thế 16 V thì điện tích của tụ là 8 µC. Nếu tụ đó được nạp điện bởi hiệu điện thế 40 V thì điện tích của tụ điện là
A. 20 µC.	B. 40 µC.	C. 60 µC.	D. 80 µC.
6.7. Tụ điện phẳng không khí có điện dung là 5 nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà tụ điện có thể chịu được là 3.105 V/m, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2 mm. Điện tích lớn nhất có thể tích được cho tụ là
A. 2.10-6 C.	B. 2,5.10-6 C.	C. 3. 10-6 C.	D. 4. 10-6 C.
6.8. Năng lượng điện trường trong một tụ điện xác định sẽ tỉ lệ thuận với
A. hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện.
B. điện tích trên tụ.
C. điện dung của tụ điện.
D. bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
6.9. Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong khoảng không gian giữa hai tụ là
A. 100 V/m.	B. 1 kV/m.	C. 10 V/m.	D. 0,01 V/m.
6.10. Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5 mJ thì phải sử dụng hiệu điện thế là
A. 15 V.	B. 7,5 V.	C. 20 V.	D. 40 V.
C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
6.11. Tụ điện có điện dung C = 3 µF, được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế là U = 100 V. Sau đó, người ta ngắt tụ ra khỏi nguồn.
a) Tính năng lượng của tụ. (ĐS: 0,15 J)
b) Người ta nối hai bản của tụ điện trên với hai bản của tụ điện khác cũng có điện dung là C (ban đầu chưa tích điện). Tính:
+ Hiệu điện thế trên mỗi tụ. (ĐS: 50 V)
+ Năng lượng tỏa ra khi nối hai tụ với nhau. (0,075 J)
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I
(Thời gian làm bài 45 phút)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt cách nhau một khoảng nào đó thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn F. Tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên bốn lần thì độ lớn lực tương tác giữa chúng là F’. Liên hệ nào sau đây đúng?
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 2. Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích lên gấp đôi và khoảng cách giữa hai điện tích cũng tăng lên gấp đôi thì độ lớn lực tương tác giữa chúng
A. tăng lên hai lần.	B. giảm đi một nửa.
C. giảm đi bốn lần.	D. không đổi.
Câu 3. Khi nói về vecto cường độ điện trường do một điện tích điểm đứng yên gây ra, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tại mỗi điểm, vecto cường độ điện trường cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương, đặt tại điểm đó.
B. Tại mỗi điểm, vecto cường độ điện trường cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử, đặt tại điểm đó.
C. Vecto cường độ điện trường phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử, đặt tại điểm đó.
D. Vecto cường độ điện trường tại mỗi điểm phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
Câu 4. Độ lớn của vecto cường độ điện trường tại một điểm do điện tích điểm gây ra không phụ thuộc vào
A. độ lớn điện tích thử.
B. độ lớn của điện tích gây ra điện trường.
C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
D. hằng số điện môi của môi trường.
Câu 5. Khi nói về đường sức của điện trường, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Qua mỗi điễm trong điện trường có một đường sức đi qua và chỉ một mà thôi.
B. Đường sức điện trường là những đường có hướng, trùng với hướng của các vecto cường độ điện trường tại điểm đó.
C. Đường sức của điện trường là đường không khép kín. Nó xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
D. Đường sức điện trường tĩnh luôn là đường thẳng, không có hướng xác định.
Câu 6. Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
B. độ lớn của cường độ điện trường trong đó điện tích dịch chuyển.
C. hình dạng của đường đi trong điện trường.
D. độ lớn của điện tích dịch chuyển trong điện trường.
Câu 7. Khi nói về điện dung của tụ điện, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khẳ năng tích điện của tụ điện.
B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. Đơn vị đo điện dung là fara.
D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
Câu 8. Một tụ điện có điện dung C tích điện đến hiệu điện thế cực đại U0. Năng lượng của điện trường trong không gian giữa hai bản tụ có giá trị
A. .	B. .
C. .	D. .
Câu 9. Tại điểm O trong không khí, đặt điện tích q = 4.10-8 C. Cường độ điện trường tại điểm M cách O một đoạn OM = 3 cm là
A. 4.105 V/m.	B. 4.107 V/m.	C. 9.105 V/m.	D. 9.107 V/m.
Câu 10. Điện tích q = 10-7 C đặt trong điện trường chịu tác dụng của lực F = 3.10-3 N. Cường độ điện trường tại điểm đặt điện tích q là
A. 3.104 V/m.	B. 3.10-4 V/m.	C. 6.104 V/m.	D. 6.10-4 V/m.
Câu 11. Một tụ điện có điện dung C. Khi nạp điện cho tụ ở điện áp 16 V th

Tài liệu đính kèm:

  • docon_vl_1120152016.doc