Giải bài ôn tập vật lý 7 ( phần quang học )

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2226Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải bài ôn tập vật lý 7 ( phần quang học )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải bài ôn tập vật lý 7 ( phần quang học )
HD Giải Bài Ôn tập Vật lý 7 ( PHẦN QUANG HỌC )
Bài 1: Nhận biêt ánh sáng - nguồn sáng 
Câu 1 Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện gì giống nhau?
Hướng dẫn giải:
Trong  những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt. Thí dụ:
 è Vậy mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
Câu 3. Trong thí nghiệm khi ta  nhìn thấy mảnh giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng vì từ hai vật đó đều có ánh sang đến mắt ta. 
Vật nào tự phát ra ánh sáng, 
vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới.
Hướng dẫn giải:
+ Dây tóc bóng đèn tự nó phát ta ánh sáng còn mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu vào nó
+ Vậy dây tóc bóng đèn gọi là nguồn sáng. Dây tóc bóng đèn và mảnh giấy trắng gọi chung là vật sáng. 
Câu 5:. Trong thí nghiệm, nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin, ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích vì sao? Biết rằng khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng.
Hướng dẫn giải:
Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn pin chiếu sáng thành các vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được.
Bài 2 Sự truyền thẳng ánh sáng
Câu 1. Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong?
Hướng dẫn giải:
Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp vào mắt ta theo ống thẳng.
Câu 2. Hãy bố trí thí nghiệm để kiểm tra xem khi không dùng ống thì ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng hay không?
Đặt ba tấm bìa đục lỗ (hình 2.2) sao cho mắt nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng qua cả ba lỗ A, B, C
Kiểm tra xem ba lỗ A, B, C trên ba tấm bìa và bóng đèn có nằm trên cùng một đường thẳng không?
Hướng dẫn giải: 
C1: Dùng một dây chỉ luồn qua ba lỗ A, B, C rồi căng thẳng dây.
C2: Luồn một que nhỏ thẳng qua ba lỗ để xác nhận ba lỗ thẳng hàng.
Vậy đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Câu 3. Hãy quan sát và nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng.
a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng.....trên đường truyền của chúng.
b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng .... trên đường truyền của chúng.
c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng.... trên đường truyền của chúng.
+ Giao nhau; không giao nhau; loe rộng ra.
Hướng dẫn giải:
a) Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c) Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Câu 5. Cho ba cái kim. Hãy cắm ba cái kim thẳng đứng trên mặt một tờ giấy để trên mặt bàn. Dùng mắt ngắm để điều chỉnh cho chúng đứng thẳng hàng (không được dùng thước thẳng). Nói rõ ngắm như thế nào là được và giải thích vì sao lại làm như thế?
Hướng dẫn giải:
B1: Cắm hai cái kim thẳng đứng trên một tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho cái kim thứ nhất che khuất cái kim thứ hai.
b2: Di chuyển cái kim thứ ba đến vị trí kim thứ nhất che khuất.
Ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên nếu kim thứ nhất nằm trên đường thẳng nối kim thứ hai và kim thứ ba và mắt thì ánh sáng từ kim thứ hai và thứ ba không đến được mắt, hai kim này bị kim thứ nhất che khuất.
Bài 3: Định luật truyền thăng ánh sáng
Câu 1. Hãy chỉ ra trên màn chắn vùng sáng , vùng tối. Giải thích vì sao các vùng đó lại tối hoặc sáng ?
Hướng dẫn giải:
Trên màn chắn (hình vẽ) phần màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng là vùng tối, vùng còn lại trên màn chắn là vùng sáng.
Có vùng tối là vì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng bị miếng bìa chặn lại, còn vùng sáng là do ánh sáng truyền thẳng trong không khí đến được màn.
Vậy khi dùng nguồn sáng nhỏ thì trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối.
Câu 2. Hãy chỉ ra trên màn chắn (hình bên) Nếu chiếu bằng bóng đèn dài thì vùng nào là bóng tối, vùng nào được chiếu sáng đầy đủ. Nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với hai vùng trên và giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Hướng dẫn giải:
Trên màn chắn vùng 1 không nhận được ánh sáng là vùng tối, vùng 3 được chiếu sáng đày đủ (nhận được ánh sáng từ tất cả các phần của nguồn sáng) là vùng sáng, vùng 2 chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng nên không sáng bằng vùng 3 gọi là bóng nửa tối.
Vậy trên màn chắn ở phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
Câu 3. Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại?
Hướng dẫn giải:
Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng. Mặt Trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến, vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy Mặt Trời.
Câu 5. Làm lại thí nghiệm ở hình câu 2. Di chuyển miếng bìa từ từ lại gần màn chắn. Quan sát bóng tối và bóng nửa tối trên màn, xem chúng thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối và bóng mưa tối đều thu hẹp lại hơn.
Khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa, chỉ còn bóng tối rõ rệt.
Câu 6. Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc bóng đèn đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. giải thích sao lại có sự khác nhau đó.
Hướng dẫn giải:
 Khi quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, bàn nằm trong vùng bóng tối sau quyển vở, không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể đọc được sách.
Quyển vở không che kín được đèn ống bàn nằm trong vùng bóng tối sau quyển vở, nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách.
Bài 4.- Định luật phản xạ ánh sáng
Câu 1. Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.
Hướng dẫn giải:
Một số vật có tác dụng tương tự như gương phẳng:
- Mặt nước yên lặng;
- Mặt kính cửa sổ;
- Tấm kim loại phẳng bóng;
- Mặt đá ốp lát phẳng bóng;
- Mặt tường ốp gạch men phẳng bóng.
Câu 2. 
Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy. Mặt phẳng tờ giấy chứa tia SI và pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt gương) IN của mặt gương tại I. Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?
Hướng dẫn giải:
Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng tờ giấy chứa tia tới.
Vậy tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
Câu 4. Trên hình bên vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.
a) Vẽ tia phản xạ.
b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình?
Hướng dẫn giải:
a) B1: Vẽ pháp tuyến IN
B2: Vẽ tia phản xạ IR sao cho góc phản xạ i' bằng góc tới i.
b) B1: Vẽ tia tới SI và tia phản xạ IR.
B2: Vẽ đường phân giác của góc . Đường phân giác IN này chính là pháp tuyến của gương.
B3: Vẽ mặt gương vuông góc với IN. 
PHH sưu tầm chỉnh lí và bổ sung MH 10/2015
Nguồn TK chính: loigiâihay

Tài liệu đính kèm:

  • docHD Giải Bài tập Vật lý 7.doc