Đề xuất đề thi duyên hải Bắc bộ năm học 2013 - 2014 môn: Hoá học lớp 10

doc 14 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1944Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất đề thi duyên hải Bắc bộ năm học 2013 - 2014 môn: Hoá học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề xuất đề thi duyên hải Bắc bộ năm học 2013 - 2014 môn: Hoá học lớp 10
SỞ GD VÀ ĐT BẮC GIANG
THPT CHUYÊN 
BẮC GIANG
GV SOẠN ĐỀ
TĂNG THÀNH TRUNG
ĐỀ XUẤT ĐỀ THI DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút 
Câu 1: (2,0 điểm)
134Cs và 137Cs là sản phẩm phân hạch của nhiên liệu urani trong lò phản ứng hạt nhân. Cả hai đồng vị này đều phân rã β- với thời gian bán hủy là t1/2(134Cs) = 2,062 năm và t1/2(137Cs) = 30,17 năm. 
1. Viết phương trình phản ứng hạt nhân biểu diễn các phân rã phóng xạ của 134Cs và 137Cs, tính năng lượng (ra eV) được giải phóng trong phân rã của 134Cs dựa vào các số liệu dưới đây 
Đồng vị 
Nguyên tử khối (u)
55134Cs
56134Ba
133,906700
133,904490
2. Trong một mẫu nước thu được sau sự cố của nhà máy điện hạt nhân người ta phát hiện được hai đồng vị nói trên của Cs với hoạt độ phóng xạ tổng cộng 1,92 mCi. Khối lượng 137Cs có trong mẫu nước này là 14,8 = µg.
 - Sau bao nhiêu năm thì hoạt độ phóng xạ tổng cộng của 2 đồng vị này trong mẫu nước đã cho chỉ còn bằng 80,0 µCi? Tính tỉ số khối lượng của 134Cs và 137Cs tại thời điểm đó. Giả thiết rằng thiết bi đo chỉ đo được các hoạt độ phóng xạ β- lớn hơn 0,1 Bq. 
Cho: 1Ci = 3,7.1010 Bq; vận tốc ánh sáng c = 2,997925.108ms-1; 
 1eV = 1,60219.10-19J; số Avogađro NA= 6,02.1023; 1 năm = 365 ngày.
Câu 2 (2,0 điểm) 
Viết công thức Lewis, dự đoán (có giải thích ngắn gọn) dạng hình học và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm trong các phân tử và ion sau: SO2; SO3; SO42- ; SF4; SCN-
Câu 3: (2,0 điểm)
Trong quá trình khí hóa than, than chuyển hóa thành hỗn hợp nhiên liệu của cacbon monoxide và hyđrô, được gọi là khí than
H2O (k) + C (r) ® CO (k) + H2 (k)
a) Hãy tính sự biến đổi entanpi chuẩn của phản ứng này từ những phương trình phản ứng hóa học và sự biến đổi entanpi chuẩn 
2C (s) + O2 (g) ® 2 CO (g)	ΔrH° = –221.0 kJ mol–1
2H2 (g) + O2 (g) ® 2 H2O (g)	ΔrH° = –483.6 kJ mol–1
Khí than được dùng làm nhiên liệu :
CO (k) + H2 (k) + O2 (k) ® CO2 (k) + H2O (k)
b) Với những giả thiết đã cho, hãy tính sự biến đổi entanpi cho sự cháy này 
C (r) + O2 (k) ® CO2 (k)	ΔrH° = –393.5 kJ mol–1
Khí than cũng có thể thực hiện quá trình metan hóa :
3H2 (k) + CO (k) ® CH4 (k) + H2O (k)
c) Dùng các dữ kiện cho thêm, hãy xác định sự biến đổi entanpi chuẩn của phản ứng metan hóa 
CH4 (k) + 2O2 (k) ® CO2 (k) + 2 H2O (k) ΔrH° = –802.7 kJ mol–1
Câu 4: (2,0 điểm)
 Nghiên cứu phản ứng: ở nhiệt độ T được một số kết quả sau đây:
Nồng độ đầu NO,M
Nồng độ đầu O2,M
Tốc độ tiêu thụ đầu O2,phút-1
 0,1 
 0,1
 0,18
 0,1
 0,2 
 0,35 
 0,2
 0,2
 1,45
1.- Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi:
a/- Nồng độ oxi tăng 4 lần;
b/-Nồng độ NO tăng 4 lần;
c/- Nồng độ NO giảm một nửa;
d/- Nồng độ oxi giảm một nửa còn nồng độ NO tăng 4 lần;
e/- Nồng độ NO giảm một nửa, còn nồng độ O2 tăng 4 lần.
2.- Tốc độ đầu của phản ứng không đổi khi tăng nhiệt độ từ 460 đến 600oC,còn các nồng độ đầu giảm một nửa. Tính năng lượng hoạt động hóa của phản ứng.
3.- Đề xuất có giải thích 2 cơ chế hợp lí cho phản ứng.
4.- Phân tử NO2 dễ bị dime hóa: 
 So sánh năng lượng hoạt động hóa của phản ứng thuận và phản ứng nghịch. 
Câu 5: (2,0 điểm)
Có cân bằng hóa học (cbhh) sau được thiết lập ở pha khí li tưởng:
 3H2 + N2 = 2NH3 (1).
Ở 400 K áp suất riêng phần của mỗi khí như sau: p(H2) = 0,376 bar; p(N2) = 0,125 bar; p(NH3) = 0,499 bar. Cân bằng hóa học này chịu tác động:
Tăng áp suất chung của hệ tại nhiệt độ không đổi;
 Tăng lượng NH3 khi giữ không đổi nhiệt độ và áp suất chung của hệ;
 Tăng một lượng nhỏ N2 khi giữ không đổi nhiệt độ và áp suất chung của hệ;
Tăng một lượng nhỏ H2 khi giữ không đổi nhiệt độ và áp suất chung của hệ.
Tính năng lượng Gibbs tiêu chuẩn của phản ứng (1) tại 400 K.
 Viết biểu thức cho năng lượng Gibbs của phản ứng (1) với áp suất bất kỳ sau khi cbhh trên bị phá vỡ. Biểu thức này được gọi là phương trình đẳng nhiệt của phản ứng hóa học.
Câu 6: (2,0 điểm)
Một học sinh đã nghiên cứu phản ứng hóa học giữa các cation A2+, B2+, C2+, D2+, E2+ trong dung dịch nitrat và các anion X-, Y-, Z-, Cl-, OH- trong dung dịch chứa cation natri đồng thời có một phối tử hữu cơ L. Học sinh này đã xác định được một số hợp chất kết tủa và một số phức chất màu như trong Bảng dưới đây:
X-
Y-
Z-
Cl-
OH-
L
A2+
***
***
***
***
kết tủa trắng
***
B2+
kết tủa vàng
kết tủa trắng
***
***
***
Phức BLn2+
C2+
kết tủa trắng
kết tủa nâu
kết tủa nâu
kết tủa trắng
kết tủa đen
Các phức CL2+, CL22+
D2+
***
kết tủa đỏ
***
***
***
***
E2+
***
kết tủa đỏ
kết tủa trắng
***
***
***
*** = không phản ứng,
1	Lập sơ đồ tách các cation A2+, B2+, C2+, D2+, E2+ trong dung dịch nitrat bằng cách sử dụng các dung dịch thuốc thử khác nhau chứa các anion X-, Y-, Z-, Cl-, OH-. Ghi rõ sản phẩm các sản phẩm hình thành trong mỗi bước.
2	Lập sơ đồ tách các anion X-, Y-, Z-, Cl-, OH- trong dung dịch chứa cation natri bằng cách sử dụng các dung dịch thuốc thử khác nhau chứa các cation A2+, B2+, C2+, D2+, E2+ . Ghi rõ sản phẩm các sản phẩm hình thành trong mỗi bước.
3	Kết tủa trắng BY2 và kết tủa nâu CY2 tan ít trong nước với tích số tan tương ứng tại 25oC lần lượt là 3.20 ´ 10-8 và 2.56 ´ 10-13. 
3-1	Tính độ tan của BY2. 
3-2	Tính độ tan của CY2. 
Câu 7: (2,0 điểm)
1. Thiết lập sơ đồ pin và viết nửa phản ứng để khi pin hoạt động xảy ra phản ứng:
CH3COO- + HSO4- ⇌ CH3COOH + SO42-
2. Tính ΔGopin
3. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch khi Ipin = 0.
4. Ghép pin xung đối: 	(-) Pt H2 │ CH3COO- (0,080M) │ HSO4- (0,050M)│H2 Pt (+) 
với pin: (-) Ag,AgCl │ HCl (1,50M)││ KCl(bão hoà)│Hg2Cl2, Hg (+)
Cho EoAgCl/Ag = 0,222V; EHg2Cl2/Hg = 0,244V; KaCH3COOH = 10-4,76 ; KaHSO4- = 10-2,00
Viết các bán phản ứng ứng xảy ra ở mỗi điện cực và các phương trình phản ứng ?
Câu 8: (2,0 điểm)
Độ tan là một yếu tố quan trọng để đo lường ô nhiễm môi trường từ muối. Độ tan của một chất được định nghĩa là lượng chất ấy hòa tan được trong một lượng dung môi để tạo dung dịch bão hòa. Độ tan thay đổi nhiều tùy thuộc bản chất của chất tan và dung môi và điều kiện thí nghiệm như hiệt độ và áp suất. Độ pH và khả năng tạo phức cũng có thể ảnh hưởng đến tính tan.
Dung dịch trong nước chứa đồng thời BaCl2 và SrCl2 có cùng nồng độ 0,01 M. Câu hỏi là có thể tách hoàn toàn hỗn hợp bằng cách thêm dung dịch natri sunfat bão hòa hay không? Tiêu chuẩn là ít nhất 99,9% Ba2+ đã kết tủa dưới dạng BaSO4 và SrSO4 chỉ được phép lẫn không quá 0,1 % BaSO4. Các tích số tan cho dưới đây:
Ksp (BaSO4) = 1 ´ 10–10 và Ksp (SrSO4) = 3 ´ 10–7.
1. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Tính nồng độ ion Ba2+.
Tính phần trăm Ba2+ và Sr2+ trong sản phẩm tách được.
Sự tạo phức có thể có ảnh hưởng quan trọng lên độ tan. Phức chất là một tiểu phân tích điện bao gồm một ion kim loại trung tâm liên kết với một hay nhiều ligand. Ví dụ Ag(NH3)2+ là một phức với ion trung tâm là Ag+ và ligand là hai phân tử NH3.
Độ tan của AgCl trong nước bằng 1,3 ´ 10 –5 M.
Tích số tan của AgCl 1,7 ´ 10–10.
Hằng số tạo phức (Kf) có trị số 1,5 ´ 10+7.
2. Hãy tính để chỉ ra rằng độ tan của AgCl trong dung dịch ammoniac 1,0 M trong nước là lớn hơn trong nước nguyên chất.
Câu 9: (2,0 điểm)
BP (bo photphua) là một chất phủ rất có giá trị được sản xuất bằng phản ứng giữa BBr3 và PBr3 trong khí quyển hydro và ở nhiệt độ cao (> 750oC). Vật liệu này dđợc sử dụng để tráng thành một lớp mỏng trên bề mặt kim loại. BP kết tinh ở dạng lập phương chặt khít với sự bao quanh tứ diện.
1. Viết phản ứng tạo thành BP
2. Cho biết cấu trúc của BBr3 và PBr3
3. Vẽ cấu trúc tinh thể của BP và cho biết có bao nhiêu phân tử trong ô mạng cơ sở ứng với công thức BP. 
4. Tính khối lượng riêng của BP (kg/cm3) khi cạnh của ô mạng cơ sở có độ dài 4.78 Å.
5. Tính khoảng cách giữa một nguyên tử bo và photpho trong BP. 
6. Tính năng lượng mạng lưới của BP.
Hệ số fe2 xấp xỉ 1390 khi bán kính các ion là r+ và r- đều ở đơn vị Å. Hằng số Madelung A là 1.638. Hệ số đẩy Born n bằng 7. Điện tích các ion là Z+ và Z- đều là các số nguyên.
Câu 10: (2,0 điểm)
 Hoà tan 24 gam Fe2O3 bằng dung dịch HCl dư sau phản ứng được dung dịch B. Cho vào dung dịch B một lượng m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe, thấy thoát ra 2,24 lít H2 (đktc) sau phản ứng thu được dung dịch C và chất rắn D có khối lượng bằng 10% so với khối lượng m. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C, lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn. Biết rằng hiệu suất các phản ứng đều là 100%.
 1. Viết các phương trình hóa học minh họa cho các phản ứng.
 2. Tính khối lượng mỗi kim loại trong m gam hỗn hợp. 
SỞ GD VÀ ĐT BẮC GIANG
THPT CHUYÊN 
ĐÁP ÁN ĐỀ XUẤT ĐỀ THI DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10
Thời gian làm bài: 180 phút 
Câu 1:
1. 55134Cs → 56134Ba + e (1)
 55137Cs → 56137Ba + e (2)
 Năng lượng thoát ra trong phân rã phóng xạ của 55134Cs:
∆E = ∆m.c2 = (133,906700 - 133,904490) (10-3/6,02.1023)( 2,997925.108)2(J)
 = 3,28.10-13 J = 3,28.10-13/1,60219.10-19 = 2,05.106 eV
2. Gọi A1 là hoạt độ phóng xạ, t1/21 là thời gian bán hủy của 55134Cs
 Gọi A2 là hoạt độ phóng xạ, t1/22 là thời gian bán hủy của 55137Cs 
A02 = 
A01 = Atổng - A02 = 1,92 mCi – 1,28 mCi = 0,64 mCi
Sau thời gian t:
Atổng = A1 + A2 = A01 + A02 
Vì: A2 ≤ Atổng. = 0,08 mCi. (1) 
→ A2/ A02 = ≤ 0,08/1,28 = (2)
→ t/ t1/22 ≥ 4 → t ≥ 4t1/22 = 120,68 năm = 58,53 t1/21 (3)
Sau 58,53 t1/21, hoạt độ phóng xạ của 55134Cs chỉ còn:
A1 = A01 = 640.= 1,54.10-15 µCi 
 = 1,54.10-15x3,7.104 Bq = 5,7.10-11 Bq << 0,1 Bq (giới hạn đo được). Như vậy, sau 120,68 năm, A1 = 0, hoạt độ phóng xạ tổng cộng của mẫu chỉ còn là hoạt độ phóng xạ của 55137Cs. 
Atổng = A2 và t = 120,68 năm
55134Cs thực tế đã phân rã hết, m(55134Cs) ≈ 0 và tỉ số 
 m(55134Cs)/ m(55137Cs) ≈ 0.
Câu 2: 
Phân tử
Công thức Lewis
Công thức cấu trúc
Dạng lai hóa của NTTT
Dạng hình học của phân tử
SO2
AX2E
sp2
Gấp khúc
SO3
AX3
sp2
Tam giác đều
SO42-
AX4
sp3
Tứ diện
SF4
AX4E
sp3d
Cái bập bênh
SCN-
AX2
Sp
Đường thẳng
Câu 3:
a) (1) 2C (s) + O2 (g) ® 2 CO (g)	ΔrH° = –221.0 kJ mol–1
 (2) 2H2 (g) + O2 (g) ® 2 H2O (g)	ΔrH° = –483.6 kJ mol–1
Phản ứng tổng là ½ (E1 – E2)
ΔrH° = +131.3 kJ mol–1.
b) (3) CO (g) + H2 (g) + O2 (g) ® CO2 (g) + H2O (g)
 (4) C (s) + O2 (g) ® CO2 (g)	ΔrH° = –393.5 kJ mol–1
E3 = E4 + ½ E2 – ½ E1 ΔrH° = –524.8 kJ mol–1.
c) (5) 3H2 (g) + CO (g) ® CH4 (g) + H2O (g)
(6) CH4 (g) + 2O2 (g) CO2 (g) + 2 H2O (g)	ΔrH° = –802.7 kJ mol–1
E5 = 3E2 – ½ E1 – E6	ΔrH° = –205.7 kJ mol–1
Câu 4:
 1.- Từ các dữ kiện thực nghiệm rút ra định luật tốc độ của phản ứng:
a/- Tăng 4 lần;
b/-Tăng 16 lần;
c/- Giảm 4 lần;
d/-Tăng 8 lần;
e/-Không đổi. 
2.- Muốn cho tốc độ đầu không đổi thì sự tăng nhiệt độ phải làm tăng hằng số tốc độ lên 8 lần.
3.-
a/- 
b/-
Hai cơ chế đều phù hợp với cấu trúc phân tử của các chất đầu và đều cho phép rút ra phương trình động học thực nghiệm của phản ứng.
4.- 
 Phản ứng chuyển hóa NO2 thành N2O4 tỏa nhiệt vì trong quá trình này chỉ có sự hình thành liên kết. Do đó năng lượng hoạt động hóa của phản ứng thuận nhỏ hơn năng lượng hoạt động hóa của phản ứng nghịch.
Câu 5:
1.	(2)
–12100 J/mol = –12.1 kJ/mol.
2. Sau khi tác động vào cân bằng, năng lượng Gibbs của phản ứng trở thành:
	(3)
Dấu ‘ chỉ rằng các áp suất riêng phần không phải là áp suất cân bằng. Dấu của DG (dương hoặc âm) xác định hướng mà cân bằng chuyển dịch sau khi tác động xảy ra. 
Câu 6:
2.
3-1	BY2 = 	B2+ + 2Y-	Ksp = (S1)(2S1)2 = 3,20 10-8
S1 2S1
	4S13 = 3,20 10-8,	S1 (độ tan của BY2) = 2,0 10-3 M
3-2	CY2 = 	C2+ + 2Y-	Ksp = (S2)(2S2)2 = 2,56 10-13
S2 2S2
	4S23 = 2,56 10-13,	S2 (độ tan của CY2) = 4,0 10-5 M
Câu 7
1. Do ion H+ từ HSO4- nhiều hơn ion H+ từ CH3COO- nên có sơ đồ pin là:
(-) Pt H2 (1 atm)│CH3COO- (0,08M)││HSO4- (0,05M) │H2 (1 atm) Pt (+)
 Nửa phản ứng ở antot:
	H2 + 2CH3COO- ⇄ 2CH3COOH + 2e
 Nửa phản ứng ở catot:
	2HSO4- + 2e ⇄ H2 + SO42-
2. Tính Eopin
+ Tính Eo(-):
 Theo cân bằng:
=> K = x2/(1-x) = 10-9,24 (với 0 x = [OH-] = 10-4,62
=> [H+] = 10-14/10-4,62 = 10-9,38
=> Eo(-) = 0 + (0,0592/2)lg[H+]2/PH2 = 0,0592lg10-9,38 = - 0,56(V).
+ Tính Eo(+):
 	 Theo cân bằng:
=> K = y2/(1-y) = 10-2 (với 0 y = [H+] = 0,095.
=> Eo(+) = 0,0592lg[H+] = 0,0592lg0,095 = - 0,061(V).
 Vậy Eopin = Eo(+) - Eo(-) = - 0,061 - (-0,56) = 0,499(V). 
=> ΔGo = - nFEopin = - 2.96500.0,499 = -96307(J) = 96,307 (kJ)
3. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch khi Ipin = 0.
 Khi I = 0 có nghĩa là pin ngừng phóng điện, tức là phản ứng trong pin đạt đến trạng thái cân bằng:
=> K = (0,05-x)2/(0,03+x).x = 102,76 = 1,43.10-4(M).
=> [CH3COOH] = [SO42-] = 0,05-1,43.10-4 = 0,049857(M); 
[HSO4-] = 1,43.10-4M; [CH3COO-] = 0,03 + 1,43.10-4 = 0,030143(M).
4. 
+ Xét pin 1: 	(-) Pt H2│CH3COO- (0,080M)││HSO4- (0,050M)│H2 Pt (+) 
- Điện cực anot:
=> K = x2/(0,08-x) = 10-9,24 (với 0 x = 6,78.10-6
=> E(-) = 0,0592lg[H+] = 0,0592lg(10-14/6,78.10-6) = -0,52(V).
- Điện cực catot:
	HSO4- ⇌ H+ + SO42- K = 10-2
Co 0,05
[ ] (0,05-x) x x
=> K = x2/(0,05-x) = 10-2 (với 0 x = 0,018.
=> E(+) = 0,0592lg[H+] = 0,0592lg0,018 = - 0,103(V)
=> Epin(1) = E(+) - E(-) = -0,103 -(-0,52) = 0,417 (V).
+ Xét pin 2:
(-) Ag,AgCl │HCl (1,50M)││ KCl(bão hoà)│Hg2Cl2, Hg (+)
- Bán phản ứng ở anot: 	Ag + Cl- → AgCl + e
=> EAgCl/Ag = EoAgCl/Ag + 0,0592lg(1/CCl-) = 0,222 + 0,0592lg(1/1,5) 
 = 0,212(V).
=> Epin(2) = E(+) - E(-) = 0,244 - 0,212 = 0,032(V).
Vì Epin(1) = 0,417 > Epin(2) = 0,032(V), nên pin (1) có vai trò cung cấp điện cho pin (2) (pin được nạp điện). Do vậy sơ đồ pin được nối như sau và các bán phản ứng xảy ra:
Pin: (-) Pt H2 │ CH3COO- (0,080M)││HSO4- (0,050M)│H2 Pt (+) 
 H2 + 2CH3COO-→2CH3COOH +2e 2HSO4- +2e → SO42- + H2
(-) Ag, AgCl│HCl (1,50M)││KCl(bão hoà)│Hg2Cl2, Hg (+)
 2AgCl + 2e → 2Ag + 2Cl- 2Hg + 2Cl- → Hg2Cl2 + 2e 
- Phản ứng xảy ra trong pin (phóng điện):
	HSO4- + CH3COO- → CH3COOH + SO4- (Phản ứng tự xảy ra).
- Phản ứng xảy ra khi nạp điện:
	2Hg + 2AgCl → Hg2Cl2 + 2Ag (phản ứng không tự xảy ra).
Câu 8:
1 	Các phương trình:
Ba2+ (aq) + SO42– (aq) = BaSO4 (r)¯ 
Sr2+ (aq) + SO42– (aq) = SrSO4 (r)¯ 
[SO42–] = 3 ´ 10–5 M; [Ba2+] = 1/3 ´ 10–5M
Lúc đầu, nồng độ của Ba2+ bằng 10–2M, ứng với hao hụt 0,033%. Sự tách thỏa mãn tiêu chuẩn đề ra.
2 	Xét các cân bằng sau:
AgCl (s)	 >?@ Ag+ (aq) + Cl– (aq)
Ag+ (aq) + 2NH3 (aq) >?@ Ag(NH3)2+ (aq)
Kết hợp:	AgCl (s) + 2NH3 (aq) >?@ Ag(NH3)2+ (aq) + Cl– (aq)
Ktoàn thể = Ksp Kf = 2,6 ´ 10–3
Gọi x là độ tan mol (mol L–1) của AgCl thì biến đổi nồng độ AgCl do sự tạo thành ion phức bằng
AgCl (s) + 2NH3 (aq) >?@ Ag(NH3)2+ (aq) + Cl– (aq)
Lúc đầu:	 1,0M	0,0M	0,0M
Phản ứng:	 – 2x M	+ xM	+ xM
Đạt cân bằng:	(1,0 – 2x) M	+ xM	+ xM
Kf tương đối lớn, do đó hầu hết ion Ag+ tồn tại ở dạng phức.
Khi chưa có NH3, tại cân bằng: 	[Ag+] = [Cl–]
Sự tạo phức dẫn đến: 	[Ag(NH3)2+] = [Cl–]
K toàn thể = = 2,6 ´ 10–3 Þ x = 0,046 M
Kết quả này có nghĩa là 4,6 ´ 10–2 M AgCl hòa tan trong 1 L NH3 1,0 M. Như vậy, sự tạo thành ion phức Ag(NH3)2+ gia tăng tính tan của AgCl. Trong nước nguyên chất, độ tan mol của AgCl chỉ bằng 1,3 ´ 10–5 M.
 Câu 9
1. Phương trình phản ứng: BBr3 + PBr3 + 3H2 → BP + 6HBr
2. Cấu trúc của BBr3 và PBr3
3. B có kiểu mạng lập phương tâm mặt: 8 x (1/8) + 6 x (1/2) = 4
Trong mỗi tế bào thì có 4 nguyên tử photpho sắp xếp ở 4 hốc tứ diện nên trong mỗi tế bào có 4 phân tử BP
4. Khối lượng nguyên tử của bo và photpho tương ứng là 11 và 31
5. Khoảng cách B-P là 1/2 x 31/2 x 1/3 x a = 2.069 Å
6. Năng lượng mạng luới của BP là: 
Câu 10
 1/ Các phương trình phản ứng: 
Fe2O3 + 6HCl = 2FeCl3 + 3H2O (1)
Mg + 2FeCl3 = 2FeCl2 + MgCl2 (2)
Mg + 2HCl = MgCl2 + H2 (3)
Fe + 2FeCl3 = 3FeCl2 (4)
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 (5)
Mg2+ + 2OH- = Mg(OH)2 (6)
Fe2+ + 2OH- = Fe(OH)2 (7)
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3 (8)
Mg(OH)2 = MgO + H2O (9)
2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O (10)
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp: (1,0 điểm)
Dung dịch B: FeCl3 , HCl dư, khi cho hỗn hợp 2 kim loại vào B:
Số mol Fe3+ trong B = 0,3 mol ; số mol H2 = 0,1 mol
 a) Nếu chỉ có Mg phản ứng => có pư (1), (2), (3) => số mol Mg = 0,15 + 0,1 = 0,25 mol
Khối lượng chất rắn sau khi nung: 24 + 0,25.40 = 34 gam < 40 trái giả thiết.
 b) Cả Mg và Fe tham gia:
- Gọi số mol Mg = x; Fe tham gia phản ứng = y:
Số mol e nhường = 2x + 2y ; 
Số mol e nhận = 0,3 + 0,1.2 = 0,5.
 2(x+y) = 0,5 (*)
Khối lượng chất rắn = 24 + 40x + 80y = 40 (**) kết hợp với (*) giải được: x = 0,1 ; y = 0,15 Khối lượng kim loại tham gia phản ứng: 24.0,1 + 0,15.56 = 10,8 gam
Khối lượng Fe dư: 1,2 gam vậy: 
Khối lượng Mg = 2,4 gam
Khối lượng Fe = 9,6 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docK10- 2014- de duyen hai chuyen bắc giang OPL.doc