Đề và đáp án thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn lớp 9

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 630Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi thử tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn lớp 9
ĐỀ THI THỬ THPT - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút
Câu 1:
 Theo em, vì sao tác giả Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Đồng chí”?
Câu 2:
Em hãy viết bài nghị luận ngắn tuyên truyền đến mọi người từ bỏ thuốc lá vì sức khoẻ cộng đồng.
Câu 3:
 Vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên - vũ trụ trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận./.
ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 đ)
HS viết đoạn văn giải thích nhan đề "đồng chí"
Đoạn văn chặt chẽ, mạch lạc, liên kết, dùng từ đúng.
Nội dung đảm bảo các ý chính sau:
“Đồng chí”:
- Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. 
- Đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau Cách mạng.
- Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới. 
Câu 2: (3 đ)
* Yêu cầu kỹ năng:
- HS biết viết bài nghị luận xã hội về sự việc hiện tượng cuộc sống
- Bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, liên kết tốt.
- Luận cứ thuyết phục.
* Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài: Giới thiệu thực trạng của hiện tượng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay.
2. Thân bài:
* Thuốc lá
* Biểu hiện của việc hút thuốc lá
* Tác hại của việc hút thuốc lá (lấy dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ, thuyết phục).
+ Ảnh hưởng tới sức khoẻ của mỗi cá nhân người hút thuốc sinh ra các căn bệnh hiểm nghèo. Ảnh hưởng tới những người xung quanh, sức khoẻ cộng đồng và vấn đề giống nòi.
+ Ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.
+ Gây tốn kém tiền bạc cho người hút thuốc lá.
+ Ảnh hưởng tác động của thuốc lá đến lứa tuổi thanh thiếu niên 
* Thái độ và hành động của thế giới, cả nước nói chung và của học sinh 
3. Kết bài.
- Lời kêu gọi hãy vì sức khoẻ cộng đồng và vì một môi trường không có khói thuốc lá.
- Liên hệ bản thân và rút ra bài học kĩ năng sống . 
Câu 3: (5 đ)
* Yêu cầu kỹ năng:
- HS biết viết bài nghị luận văn học về tác phẩm thơ.
- Phân tích nội dung kết hợp nghệ thuật thơ
- Bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, liên kết tốt.
- Có dẫn chứng thơ minh họa.
* Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài:
- Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.	
- Bài thơ đã khắc họa được vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động trước thiên nhiên- vũ trụ kỳ vĩ.
2. Thân bài
a. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: đẹp, rộng lớn, lộng lẫy.
- Cảm hứng vũ trụ đã mang đến cho bài thơ những hình ảnh thiên nhiên hoành tráng. 
- Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh bình minh được đặt ở vị trí mở đầu, kết thúc bài thơ vẽ ra không gian rộng lớn mà thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ.
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: không phải là con thuyền mà là đoàn thuyền tấp nập.
-> Con thuyền không nhỏ bé mà kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ.
- Vẻ đẹp rực rỡ của các loại cá, sự giàu có của biển cả. Trí tưởng tượng của nhà thơ đã chắp cánh cho hiện thực, làm giàu thêm, đẹp thêm vẻ đẹp của biển khơi.
b. Người lao động giữa thiên nhiên cao đẹp.
- Con người không nhỏ bé trước thiên nhiên mà ngược lại, đầy sức mạnh và hoà hợp với thiên nhiên.
- Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.
- Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.
- Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển
- Người lao động vất vả nhưng tìm thấy niềm vui, phấn khởi trước thắng lợi.
3. Kết bài: 
- Hình ảnh người lao động được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn cho thấy niềm vui phơi phới của họ trong cuộc sống mới. 
- Thiên nhiên và con người phóng khoáng, lớn lao. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm trong những hình ảnh thơ lãng mạn đó./.
ĐỀ THI THỬ THPT - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút
Câu 1: 
 Cho câu thơ sau:
 “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
 .....
 a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
 b. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 2: 
Viết một đoạn văn ngắn (15-20 câu), trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của bản thân sau khi học xong văn bản “ LẶNG LẼ SAPA”? 
Câu 3: 
Cảm nhận của em về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng./.
ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2 đ)
 a. HS chép đúng 7 dòng thơ tiếp
 b. - Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
 + Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh của người bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu (bà là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ.
 + Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ.
 + Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng.
 - Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
 + Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài.
 + Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
Câu 2: ( 3 đ) 
HS viết được đoạn văn đúng chủ đề
Diễn đạt mạch lạc, liên kết tốt, dùng từ chính xác, không lỗi chính tả.
Nội dung cần đạt các ý sau:
- Nhận thức đúng đắn về sự cống hiến thầm lặng của một bộ phận thanh niên quên mình cho Tổ quốc. Đó là lẽ sống biết cống hiến một cách tự nguyện, chân thành những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời chung. Đó là lẽ sống có ý nghĩa tích cực, mang lại niềm hạnh phúc cho chính mình, cho xã hội, xuất phát từ ý thức trách nhiệm, từ tình yêu với cuộc đời. 
- Nhiều bạn trẻ ngày nay có lối sống đẹp đẽ ấy. 
- Bản thân cần có những hành động thiết thực để phấn đấu tu dưỡng đạo đức, trau dồi học vấn để góp phần xây dựng tương lai nước nhà.
Câu 3: ( 3 đ) 
1. Mở bài:
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Nêu khái quát cảm nhận về truyện.
2. Thân bài:
 a. Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau 8 năm xa cách:
 + Anh Sáu thoát li đi kháng chiến từ lúc đứa con gái chưa đầy một tuổi. Vì hoàn cảnh công tác, 8 năm sau anh có dịp ghé thăm nhà.
 + Anh vui mừng khôn xiết, muốn bày tỏ tình cảm yêu thương, âu yếm đối với con.
 + Ngược lại, bé Thu đối với anh như người xa lạ: sợ hãi, xa lánh, dù má giải thích thế nào đi nữa, bé vẫn dứt khoát không nhận cha.
 + Bữa cơm đoàn tụ, anh Sáu gắp cho con miếng trứng cá, Thu vùng vằng hất xuống đất. Anh nổi giận đánh con một cái vào mông. Thu giận, chèo xuồng sang sông với bà.
Cảnh chia tay cảm động:
+ Trong phút chia tay, tình yêu thương và nỗi khát khao được gặp cha bùng dậy trong lòng bé Thu khiến bé hối hả, cuống quýt bày tỏ tình cảm của mình.
+ Bé bật kêu lên tiếng gọi “ba”, chạy tới ghì lấy cổ ba không rời, khóc nức nở, không cho ba đi nữa.
+ Chứng kiến cảnh này, ai cũng xúc động, xót xa. Bác Ba (bạn của anh Sáu) “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”.
Đánh giá mở rộng:
- Nghệ thuật.
- Liên hệ tình cảm gia đình trong các tác phẩm cùng chủ đề 
- Liên hệ bản thân.
3. Kết bài:
- Truyện “Chiếc lược ngà” đã diễn tả chân thực tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ngời sáng.
- Ẩn dưới câu chuyện được kể một cách khách quan là tiếng nói lên án chiến tranh xâm lược gây bao đau khổ cho con người../

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐỀ THI THỬ THPT- thầy Bảo.docx