Câu 1: Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 40 cm dao động cùng pha, biết bước song λ = 6 cm. Hai điểm C,D nằm trên mặt nước mà ABCD là một hình chữ nhật, AD = 30 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại và cực tiểu trên CD là : A. 11 và 10 B. 7 và 6 C. 5 và 6 D. 13 và 12 Câu 2: Trong mạch LC lí tưởng đang dao động điện tử điều hòa với tần số bằng 100Hz và cường độ dòng điện cực đại bằng 40mA. Tụ điện có điện dung bằng 100/πmF. Trong một chu kì dao động, khoảng thời gian để điện áp tức thời giữa hai bản tụ có độ lớn không vượt quáV là A. 3 ms B. 2 ms C. 1 ms D. 5 ms Câu 3: Cho 2 loa là nguồn phát song âm, phát âm cùng phương trình . Vận tốc sóng âm trong không khí là 330(m/s). Một người đứng ở vị trí M cách S1 3(m), cách S2 3,375(m). Vậy tần số âm bé nhất, để ở M người đó không nghe được âm từ hai loa là bao nhiêu? A. 420(Hz) B. 440(Hz) C. 460(Hz) D. 480 (Hz) Câu 4: Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ? A. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ biến thiên theo thời gian B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau/2 C. Trong sóng điện từ , điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì D. Sóng điện từ dung trong thong tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến Câu 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sang trắng có bước sóng 0,38mm ≤ λ ≤ 0,76mm, hai khe cách nhau 0,8mm; khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là 2m. Tại vị trí cách vân trung tâm 3mm có những vân sang của các bức xạ: A. λ1 = 0,48mm và λ2 = 0,56mm B. λ1 = 0,47mm và λ2 = 0,64mm C. λ1 = 0,40mm và λ2 = 0,60mm D. λ1 = 0,45mm và λ2 = 0,62mm Câu 6: Trong mạch (R1, L1, C1) mắc nối tiếp xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện với tần số góc ω0 . Trong mạch (R2, L2, C2) mắc nối mắc nối tiếp xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện với tần số góc 2ω0. Hệ số tự cảm L1 = 2L2. Nếu mắc nối tiếp hai đoạn mạch này với nhau thì trong mạch xảy ra cộng hưởng điện với tần số góc là A. ω0 B. ω0 C. 𝛚 = ω0 D. 𝛚 = ω0 Câu 7: Cho mạch điện như hình vẽ. C là trụ xoay, còn L là cuộn dây thuần cảm. V1 và V2 là các vôn kế lí tưởng. Điều chỉnh giá trị của C để chỉ số của V1 cực đại là U1, khi đó chỉ số của V2 là 0,5U1. Hỏi khi số chỉ của V2 cực đại là U2, thì số chỉ của V1 lúc đó là bao nhiêu? Biết điện áp xoay chiều giữa hai đầu A B được giữ ổn định. A. 0,7 U2 B. 0,6 U2 C. 0,4 U2 D. 0,5 U2 Câu 8: Tìm kết luận đúng về nguồn gốc phát ra tia X? A. Các vật nóng trên 4000 K. B. Ống Rơn-ghen C. Sự phân hủy hạt nhân D. Máy phát dao động điều hòa dung trandito Câu 9: Điện tích của tụ điện trong mạch dao động LC biến thiên theo phương trình q=Q0 cos(2000πt + π). Tại thời điểm t = 2,5.10-4s, ta có: A. Năng lượng điện trường cực đại B. Điện áp giữa hai bản tụ bằng 0 C. Điện tích của tụ cực đại. D. Dòng điện qua cuộn dây bằng 0 Câu 10: Treo một vật có khối lượng m vào một lò xò có độ cứng k thì vật dao động với chu kì 0,2s. Nếu treo them gia trọng ∆m = 225g vào lò xo thì hệ vật và gia trọng dao động với chu kì 0,25s. Cho π2 = 10. Lò xo có độ cứng là: A. 4√10N/m B. 100 N/m C. 400 N/m D. 900 N/m Câu 11: Khi mắc lần lượt một điện trở thuần, một cuộn dây thuần cảm và một tụ điện vào một điện áp xoay chiều thì cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong các phần tử đó có giá trị tương ứng là 1,2A; 0,9A; 2,4A, nếu mắc ba phần tử trên nối tiếp với nhau thành một đoạn mạch rồi mắc vào điện áp này thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là: A. 0,92 A B. 1,92 A C. 1,12 A D. 0,82 A Câu 12: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m, một đầu cố định, một đầu gắn vật nặng khối lượng m = 0,5 kg. Ban đầu, kéo vật theo phương thẳng đứng khỏi vị trí cân bằng 5 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Trong quá trình dao động, vật luôn chịu tác dụng của lực cản có độ lớn 1/100 trọng lực tác dụng lên vật. Coi biên độ của vật giảm đều trong từng chu kì. Lấy g = 10 m/s2. Số lần vật qua vị trí cân bằng kể từ khi thả vật đến khi dừng hẳn là: A. 75 B. 25 C. 100 D. 50 Câu 13: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4 cos(5πt –π/2)cm. Vận tốc và gia tốc của vật ở thời điểm t = 0,5 s là : A. 10π cm/s và -50π2cm/s2 B. 0 cm/s và π2m/s2 C. -10π cm/s và 50π2cm/s2 D. 10πcm/s và -50π2cm/s2 Câu 14: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với chu kì T = λs. Chọn trục tọa độ thẳng đứng hướng xuống, gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Sau khi vật bắt đầu dao động được 2,5s thì nó đi qua vị trí có li độ x = -5cm theo chiều âm với tốc độ 10πcm/s. Vậy phương trình dao động của vật là: A. x = 10cos(2πt + 3π/4) (cm). B. x = 10cos(2pt + π/2) (cm). C. x = 10cos(2πt - π/4) (cm). D. x = 10cos(2πt + π/4) (cm). Câu 15: Hạt nhân đứng yên phóng xạ α và biến đổi thành hạt nhân X, biết động năng của hạt nhân α là Kα = 4,8 MeV. Lấy khối lượng hạt nhân tính bằng u bằng số khối của chúng, năng lượng tỏa ra trong phản ứng trên bằng A. 9,667 MeV B. 1,231 MeV C. 4,886 MeV D. 2,596 MeV Câu 16: Cho mạch điện không phân nhánh RLC: R = 50Ω, cuộn dây thuần cảm có L = 1/π H, tụ điện có C = 103/(15π) mF. Biểu thức hiệu điện thế hai đầu mạch là: u = 200cos(100πt + π/4) V thì hệ số công suất và công suất tiêu thụ trên toàn mạch là: A.k = √2/2 và 200 W B. k= √2/2 và 400 W C.k = 0,5 và 200 W D.k =√2/2 và 100 W Câu 17: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U1 = 110V. Cuộn sơ cấp có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 2000 vòng. Dùng vôn kế lí tưởng đo hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp để hở, vôn kế chỉ giá trị U2 = 200V. Giữ nguyên tần số, tăng hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp đến giá trị U2 thì số chỉ vôn kế là: A. 360 V B. 364 V C. 727 V D. 400 V Câu 18: Tia Rơn-ghen hay tia X là sóng điện từ có bước sóng A. lớn hơn tia hồng ngoại. B. nhỏ hơn tia tử ngoại. C. nhỏ quá không đo được. D. vài nm đến vài nm. Câu 19: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm L = 1,5 mH và tụ xoay có Cmin= 50 pF đến Cmax= 450 pF. Biết có thể xoay bản di động từ 0 đến 180°. Để bắt được sóng có bước sóng bằng 1200m thì từ vị trí có Cmin cần phải xoay bản di động một góc bằng: A. 38,57° B. 55,21° C. 154,28° D. 99° Câu 20: Đối với sóng cơ học, sóng ngang sẽ A. Chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lỏng B. Truyền được trong chất rắn và chất lỏng C. Truyền được trong chất rắn, chất khí và chất lỏng D. Không truyền được trong chất rắn Câu 21: Một dây đàn hồi AB dài 60 cm có đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang giao động. Khi âm thoa rung, trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Một điểm M gần nhất cách đầu A là 5 cm sóng có biên độ 1 cm thì nơi rung mạnh nhất sóng có biên độ bao nhiêu? A. 2 cm B. 2√2 cm C. √2 cm D. √5 cm Câu 22: Hình dạng sóng truyền theo chiều dương trục Ox ở một thời điểm có dạng như hình vẽ. Sau thời điểm đó chiều chuyển động của các điểm A, B, C, D và E là: A. Điểm B, C và E đi xuống còn A và D đi lên. B. Điểm A, B và E đi xuống còn điểm C và D đi lên. C. Điểm A và D đi xuống còn điểm B, C và E đi lên. D. Điểm C và D đi xuống và A, B và E đi lên. Câu 23: Cho bán kính quỹ đạo Borh thứ nhất là 0,53.10-10m. Bán kính quỹ đạo Borh thứ 5 là: A. 1,325nm B. 13,25nm C. 123,5nm D. 1235nm Câu 24: Hãy chỉ ra câu sai? Trong một phản ứng hạt nhân có định luật bảo toàn A. năng lượng toàn phần. B. điện tích. C. động năng. D. số nuclôn. Câu 25: Các tia có cùng bản chất là A. tia γ và tia tử ngoại . B. tia α và tia hồng ngoại. C. tia β và tia α. D. tia α, tia hồng ngoại và tia tử ngoại. Câu 26: Theo định nghĩa về đơn vị khối lượng nguyên tử thì 1u bằng A. khối lượng của một nguyên tử Hiđrô B. khối lượng của một hạt nhân nguyên tử cacbon C. 1/12 khối lượng hạt nhân nguyên tử của đồng vị cacbon D. 1/12 khối lượng của đồng vị nguyên tử Oxi Câu 27: Trên một sợi dây đang có sóng dừng, ba điểm kế nhau M, N, P dao động cùng biên độ 4mm. Biết dao động tại N ngược pha với dao động tại M và khoảng cách MN = NP/2= 1cm. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là 0,04s thì sợi dây lại có dạng một đoạn thẳng. Lấy π = 3,14 thì tốc độ dao động của phần tử vật chất tại điểm bụng khi qua vị trí cân bằng A. 375 mm/s B. 363 mm/s C. 314 mm/s D. 628 mm/s Câu 28: Hiện tượng bứt electron ra khỏi kim loại, khi chiếu ánh sáng kích thích có bước sóng thích hợp lên kim loại được gọi là A. hiện tượng bức xạ.. B. hiện tượng phóng xạ . C. hiện tượng quang dẫn. D. hiện tượng quang điện. Câu 29: Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch xoay chiều là i = 2cos(100πt – π/2)A, t đo bằng giây. Tại thời điểm t1 nào đó, dòng điện đang giảm và có cường độ bằng 1A. Đến thời điểm t = t1 + 0,005s, cường độ dòng điện bằng: A. A B. A C. A D. A Câu 30: Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với trong mạch điện xoay chiều 110V. Tính lượng điện năng tiêu thụ trong 5 giờ sử dụng ấm? A. 5 kWh B. 2,5 kWh C. 1,25 kWh D. 10 kWh Câu 31: Giới hạn quang điện của các kim loại kiềm như canxi, nattri, kali, xesi nằm trong vùng A. ánh sáng tử ngoại. B. ánh sáng nhìn thấy được. C. ánh sáng hồng ngoại. D. cả ba vùng ánh sáng nêu trên. Câu 32: Mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế hai đầu A và B ổn định có biểu thức: u = 100√2cos100πt (V). Cuộn cảm có độ tự cảm L = 2,5/π H, điện trở thuần R0 = R = 100Ω, tụ điện có độ điện dung C0. Người ta đo được hệ số công suất của mạch là cosφ = 0,8. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn cường độ dòng điện qua mạch. Gía trị của C0 bao nhiêu A. C0 = 10-3/(3p)F B. C0 = 10-4/pF C. C0 = 10-4/(2π)F D. C0 = 10-3/πF Câu 33: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là: A. tác dụng quang điện B. Tác dụng quang học C. tác dụng nhiệt D. Tác dụng hóa học Câu 34: Trong các nhạc cụ, hộp đàn, than kèn, sáo có tác dụng: A. Làm tăng độ cao và độ to của âm B. Lọc bớt tạp âm và tiếng ồn C. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định D. Vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do nhạc cụ đó phát ra Câu 35: Con lắc lò xo có khối lượng m = 1kg, dao động điều hòa với cơ năng E = 125 mJ. Tại thời điểm ban đầu vật có vận tốc v= 25 cm/s và gia tốc a = m/s2. Biên độ của dao động là: A. 2cm. B. 3cm. C. 4cm. D. 5cm. Câu 36: Catot của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0=0,5 μm. Muốn có dòng quang điện trong mạch thì ánh sáng kích thích phải có tần số A. f = 2.1014Hz. B. f = 4,5.1014Hz. C. f = 5.1014Hz. D. f = 6.1014Hz. Câu 37: Mạch dao động LC đang thực hiện dao động điền từ tự do với chu kì T. ở thời điểm t dòng điện trong mạch có cường độ 12mA và đang tăng, ở thời điểm t +thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có độ lớn 1,8 V. Điện dung của tụ là 318 nF, độ tự cảm có giá trị là: A. 7,2mH. B. 7,1 mH. C. 11,3 mH. D. 11,2 mH. Câu 38: Con lắc lò xo gồm một vật nhỏ nặng m = 100g và lò xò có độ cứng k = 10N/m dao động với biên độ A = 2cm. Trong mỗi chu kì dao động thời gian và vật nặng ở cách vị trị cân bằng lớn hơn 1cm là bao nhiêu? A. 0,314s B. 0,419s C. 0,242s D. 0,264s Câu 39: Hạt nhân đứng yên và gây phản ứng:. Cho mBe=9,0122u ; m? = 4,0015u ; mC = 12,0000u ; mn = 1,0087u ; u = 932MeV/c2. Phản ứng này A. Thu năng lượng 4,66 MeV B. Tỏa năng lượng 4,66 MeV C. Thu năng lượng 2,33 MeV D. Tỏa năng lượng 2,33 MeV Câu 40: Một con lắc đơn chu kì dao động với biên độ góc nhỏ T0 = 1,5s. Treo con lắc vào trần một chiếc xe đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang thì khi ở VTCB dây treo con lắc hợp với phương thẳng đứng một góc α = 30°.Chu kì dao động của con lắc trong xe là: A. 2,12s B. 1,61 s C. 1,4 s D. 1,06 s Đáp án 1- B 2-D 3-B 4-B 5-C 6-B 7-C 8-B 9-B 10-C 11- A 12-D 13-B 14-C 15-C 16-A 17-B 18-C 19-D 20-A 21-C 22-C 23-A 24-C 25-A 26-C 27-D 28-D 29-B 30-C 31-C 32-B 33-C 34-D 35-A 36-D 37-A 38-B 39-B 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B Xét cực đại trên DC Tại D ta có: Tại C ta có: ⟹Có 7 điểm dao động cực đại Xét cực tiểu trên DC Tại D ta có: Tại C ta có: ⟹ -3,8 ≤ m ≤ 2,8 ⟹ Có 6 điểm dao động cực tiểu Câu 2: Đáp án D Ta có : ω=200π rad/s Điện tích cực đại : ⟹Điện áp cực đại : Điện áp tức thời giữa hai bản tụ có độ lớn không vượt quá √2V Góc quét Câu 3: Đáp án B Để tại M không nghe được âm do người đó phát ra thì ⟹Tần số : ⟹ Tần số nhỏ nhất khi m = 0⟹fmin=440 Hz Câu 4: Đáp án B Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động có phương vuông góc với nhau như cùng pha nhau. Câu 5: Đáp án C Tại vị trí cách vân trung tâm 3mm có vân sáng bậc k của bức xạ có bước sóng l. Vậy : Thay vào khoảng giá trị của λ ta có : Với k=3 : λ1 = 0,40 mm Với k=2 : λ2 = 0,60 mm Nhận xét : Vì nguồn sáng thực hiện giao thoa là ánh sáng trắng là sự tổng hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc nên cùng 1 vị trí trên bề rộng giao thoa có thể cho nhiều vân sáng khác nhau. Nên bài tập trên ta phải tìm các giá trị k nguyên t/m ⇒ bước sóng thỏa mãn Câu 6: Đáp án B Theo tính chất mạch cộng hưởng :và và Vậy ta có : Khi nối 2 mạch với nhau ta có : L= L1 + L2 =3L2 Để mạch vẫn có cộng hưởng thì : Nhận xét : Ở dạng bài này 2 đoạn mạch được mắc nối tiếp thì độ tự cảm và điện dung của đoạn mạch mới này là : Lnt = L1 + L2 ( từ dung tăng, điện dung giảm) Còn khi mắc 2 cuộn dây song song , 2 tụ điện song song thì tính chất ngược lại CSS = C1+C2 (từ dung giảm, điện dung tăng) Tính chất điện trở khi mắc song song hoặc nối tiếp giống với tụ điện Câu 7: Đáp án C Khi V1 cực đại thì Zcl=ZL⟹UCL = UL =0,5U1 ; U = UR= U1⟹UR=2UL⟹R = 2ZL. Khi V2 cực đại : ; Lại có: Nhận xét : Dạng bai tập trên là các trường hợp khi C biến thiên trong mạc h RLC + Khi mạch cộng hưởng ZC = ZL + Khi hiệu điện thế trên tụ điện cực đại Có thể sử dụng 1 công thức trong trường hợp Câu 8: Đáp án B Nguồn phát tia X là từ ống Rơn-ghen và ống Cu-lít-giơ Câu 9: Đáp án B Thay t = 2,5.10-4s vào phương trình Đáp án A sai: vì năng lượng điện trường Eđ = Đáp án B đúng: vì Đáp án C sai: vì điện tích q=0 Đáp án D sai: khi q=0 cường độ dòng điện trong mạch cực đại Câu 10: Đáp án C Ta có : Tương tự : Lập tỉ số : Lò xo có độ cứng : Câu 11: Đáp án A Khi mắc lần lượt các linh kiện vào đoạn mạch xoay chiều thì ta có: Khi mắc cả 3 dụng cụ nối tiếp thì: Khi đó dòng điện trong mạch: Nhận xét: Thực chất bài tập này đi xác định R, ZL, ZC⟹ I Để việc tính toán biến đổi mà không thích để ẩn thì có giả sử ngay từ 1 giá trị hiệu điện thế cụ thể dễ tính toán⟹ R, RL, ZC ⟹ Z Câu 12: Đáp án D Độ giảm biên độ sau 1 chu kì là: Số dao động mà vật thực hiện được là: dao động Số lần vật đi qua vị trí cân bằn: NCB = 2.N= 50 lần Câu 13: Đáp án B Ta có phương trình: x= 4 cos(5πt – π/2)cm Phương trình vận tốc: .Thay t = 0,5s vào ta có v = 0 cm/s Phương trình gia tốc: .Thay t= 0,5s vào ta có a = p2m/s2 Câu 14: Đáp án C Ta có : T=1s⟹ w = 2π/T= 2π rad/s Theo bài ra Áp dụng công thức lập thời gian : Lúc đầu vật ở vị trí M0 sau thời gian t=2,5s vật ở vị trí M với góc quét ∆φ =.t= 5π Từ đường tròn lượng giác ⟹φ= -π/4 Phương trình dao động của vật là : x=10cos(2πt – π/4) (cm) Câu 15: Đáp án C Ta có phương trình : Áp dụng định luật bảo toàn động lượng : Bình phương 2 vế: Năng lượng phản ứng phóng xạ trên : Nhận xét : Dạng bài tập xác định năng lượng trong phóng xạ, thì cùng với phản úng nhiệt hạch, phân hạch chúng đều là những phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. Thì năng lượng tỏa ra sẽ được tuân theo định luật bảo toàn năng lượng : Câu 16: Đáp án A Ta có cảm kháng :ZL = ω.L = 100 (Ω) và dung kháng ⟹ Tổng trở toàn mạch : Hệ số công suất : cosφ = R/Z= 1/√2 ⟹Công suất tiêu thu : Câu 17: Đáp án B Trong cuộn thứ cấp đã có một số vòng dây cuộn ngược gọi là n. Ta có : vòng. Khi thay đổi U1 = 20 V thì ta có : 0 Nhận xét : Bài tập trên là dạng bài tập máy biến áp lí tưởng :H=100%, cosφ1= cosφ2 Vậy phải lưu ý khi hiệu suất H#100% ( vì cuộn sơ cấp, thứ cấp có điện trở trong r1,r2) H = Câu 18: Đáp án C Thang sóng điện từ ⟹ Tia Rơn-ghen hay tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại Câu 19: Đáp án D Ta có: C = k.α + Cmin Với k = Để bắt được bước sóng : Góc quay : Câu 20: Đáp án A Môi trường truyền sóng ngang là môi trường đàn hồi theo phương ngang gồm bề mặt chất lỏng và chất rắn Câu 21: Đáp án C Trường hợp 2 đầu cố định: L= AB=k. Trên dây có một sóng dừng với 3 bụng sóng ⟹k = 3 ⟹ Bước sóng : =40 cm Biên độ sóng tại M là Câu 22: Đáp án C Vì sóng truyền theo trục 0x nên hình dạng sóng thời điểm tiếp thep là đường nét đứt như trên hình Câu 23: Đáp án A Bán kính quỹ đạo thứ n được tính : rn= n2.r0= 13,25.10-10m = 1,325nm. Nhận xét : Bán kính quỹ đạo nguyên tử Hidro là 1 trong những tiên đề của Bo Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng. Bán kính quỹ đạo dừng của electron ttrong nguyên tử Hidro : rn= n2r0 , với n là số nguyên và r0 = 5,3.10-11m, là bán kính Bo. Câu 24: Đáp án C Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạ nhân: Bảo toàn số nuclon, điện tích, năng lượng toàn phần. Trong phản ứng hạt nhân không có bảo toàn: Khối lượng , động năng. Câu 25: Đáp án A Các tia có cùng bản chất sóng điện từ là các tia: Tia γ và tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X Còn các tia: Tiaβ và tia α là các hạt mang điện. Câu 26: Đáp án C Đơn vị khối lượng nguyên tử 1u= Câu 27: Đáp án D Từ hình vẽ ta có ⟹ Khoảng thời gian giữa 2 lần sợi dây duỗi thẳng là T/2= 0,04⟹T = 0,08: Mà AM = 4 = Abungsin ⟹Biên độ của bụng Abụng = 8mm Vận tốc cực đại của điểm bụng vmax(bung)= ω.A= Câu 28: Đáp án D Hiện tượng bứt electron ra khỏi kim loại, khi chiếu ánh sáng kích thích có bước sóng thích hợp lên kim loại được gọi là hiện tượng quang điện Câu 29: Đáp án B Tại thời điểm t1 dòng điện đang ở điểm M1 trên hình tròn. Sau thời gian ∆t = 0,005s Góc quét ∆φ=100π.0,005=π/2rad ⟹Cường độ dòng điện khi đó : i= -2.cos(π/6) = -√3A Câu 30: Đáp án C Ta có điện trở của ấm: R= Điện năng tiêu thụ của ấm là: Câu 31: Đáp án C Bảng giới hạn quang điện của các chất. Chất (kim loại) (μm) Chất kim loại (μm) Chất bán dẫn (μm) Bạc 0,26 Natri 0,50 Ge 1,88 Đồng 0,30 Kali 0,55 Si 1,11 Kẽm 0,35 Xesi 0,66 PbS 4,14 Nhôm 0,36 Canxi 0,75 CdS 0,90 Ánh sáng nhìn thấy trong khoảng l = 0,38mm đến 0,76 mm Giới hạn quang điện của các kim loại kiềm như canxi, natri, kali, xesi nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy được Câu 32: Đáp án B Ta có: Hệ số công suất : ⟹Dung kháng : Câu 33: Đáp án C Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt nên ứng dụng quan trọng của tia hồng ngoại là sưởi ấm và sấy khô. Câu 34: Đáp án D Trong các nhạc cụ, hộp đàn, thân kèn, sáo có tác dụng vừa khuếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do nhạc cụ đó phát ra Câu 35: Đáp án A Đổi v = 25cm/s=0,25m/s Ta có cơ năng: Vì gia tốc dao động vuông pha với vận tốc nên ⟹Biên độ dao động là A=2cm Câu 36: Đáp án D Từ giới hạn quang điện λ0= 0,5μm⟹Tần số giới hạn : Để gây ra được hiện tượng quang điện thì tần số của ánh sáng kích thích phải lớn hơn hoặc bằng tần số giới hạn. Câu 37: Đáp án A Biểu thức cường độ dòng điện là: Tại thời điểm Vậy : Vậy L= 7,2.10-3(H) Câu 38: Đáp án B Ta có : Theo bài cần tìm thời gian vật nặng ở cách vị trí cân bằng lớn hơn 1cm Từ hình tròn ta có các cung tròn và có x thỏa mãn điều kiện trên Góc quét Thời gian ngắn nhất là tmin= Câu 39: Đáp án B Công thức tính năng lượng phản ứng hạt nhân là : DE = (M0 – M)c2 Trong đó : M0 = là tổng khối lượng các hạt nhân trước phản ứng. M= là tổng khối lượng các hạt nhân sau phản ứng. Áp dụng vào bài : DE = (9,0122+4,0015-1,0087-12).932=4,66(MeV) Vì DE>0 nên phản ứng tỏa năng lượng 4,66 MeV. Nhận xét :Trong phản ứng hạt nhân năng lượng của phản ứng là năng lượng tương ứng đối với sự chênh lệch khối lượng nghỉ ∆E = (M0 – M)c2 + ∆E>0 phản ứng tỏa năng lượng + ∆E<0 phản ứng thu năng lượng ( năng tối thiểu cần để xảy ra phản ứng ) Khi đó ta có định luật bảo toàn năng lượng : K1+ K2+ W= K3+ K4 Câu 40: Đáp án B Gia tốc của xe là: với m=0 thì a =g.sina=g/2 ⟹Gia tốc hiệu dụng Lập tỉ số
Tài liệu đính kèm: