Bài tập về Truyền tải điện năng, máy biến áp Vật lí lớp 12

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 753Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về Truyền tải điện năng, máy biến áp Vật lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập về Truyền tải điện năng, máy biến áp Vật lí lớp 12
TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG - MÁY BIẾN ÁP
Câu 1. Trong các phương án truyền tải điện năng đi xa bằng dòng điện xoay chiều sau đây, phương án nào tối ưu ?
	A. Dùng đường dây tải điện có điện trở nhỏ.	B. Dùng đường dây tải điện có tiết diện lớn.
	C. Dùng điện áp khi truyền đi có giá trị lớn.	D. Dùng dòng điện khi truyền đi có giá trị lớn.
Câu 2. Câu nào dưới đây nêu không đúng nguyên nhân gây ra sự hao phí điện năng trong máy biến áp ?
	A. Trong máy biến áp có sự tỏa nhiệt do dòng Fucô chạy trong lõi sắt của nó.
	B. Trong máy biến áp không có sự chuyển hóa năng lượng điện trường thành năng lượng từ trường.
	C. Máy biến áp bức xạ sóng điện từ.	D. Các cuộn dây của máy biến áp đều có điện trở.
Câu 4. Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 1.100 vòng dây, mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220V. Ở mạch thứ cấp mắc với bóng đèn có điện áp định mức 6 V. Bỏ qua hao phí trong máy biến áp. Để đèn sáng bình thường thì ở cuộn thứ cấp, số vòng dây phải bằng:
	A. 100 vòng. 	B. 50 vòng. 	C. 30 vòng. 	D. 60 vòng.
Câu 6. Trong một máy biến áp lý tưởng có N1 = 5000 vòng; N2 = 250 vòng; I1 ( dòng điện hiệu dụng ở cuộn sơ cấp) là 0,4 A. Dòng điện hiệu dụng ở cuộn thứ cấp là bao nhiêu ?
	A. 8 A	B. 0,8 A	C. 0,2 A	D. 2 A
Câu 7. Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp là 2200 vòng. Mắc cuộn sơ cấp với mạng điện xoay chiều 220 V – 50 Hz, khi đó hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 6 V. Số vòng của cuộn thứ cấp là
	A. 85 vòng. 	B. 60 vòng. 	C. 42 vòng. 	D. 30 vòng.
Câu 8. Một máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp là 3000 vòng, cuộn thứ cấp 500 vòng, được mắc vào mạng điện xoay chiều tần số 50 Hz khi có cường độ dòng điện qua cuộn thứ cấp là 12 A. Cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là
	A. 1,41 A. 	B. 2,00 A. 	C. 2,83 A. 	D. 72,0 A.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây về máy biến thế là không đúng?
	A. Máy biến thế có thể tăng hiệu điện thế.	B. Máy biến thế có thể giảm hiệu điện thế.
	C. Máy biến thế có thể thay đổi tần số đòng điện xoay chiều. D. Máy biến thế có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện.
Câu 11. Hiện nay người ta thường dùng cách nào sau đây để làm giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải đi xa?
	A. Tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải.	B. Xây dựng nhà náy điện gần nơi nơi tiêu thụ.
	C. Dùng dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn.	D. Tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải điện năng đi xa.
Câu 12. Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến thế là.
	A. Để máy biến thế ở nơi khô thoáng. B. Lõi của máy biến thế được cấu tạo bằng một khối thép đặc.
	C. Lõi của máy biến thế được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau. 
	D. Tăng độ cách điện trong máy biến thế.
Câu 13. Cuộn sơ cấp của một máy biến áp nối với nguồn xoay chiều có điện áp giữa hai cực không đổi. Khi thay đổi phụ tải ( thay đổi thiết bị điện ở mạch thứ cấp ) thì thấy cường độ hiệu dụng của dòng điện ở mạch thứ cấp tăng 3 lần. Bỏ qua hao phí năng lượng ở máy biến áp. Như vậy, sau khi thay đổi phụ tải:
	A. Điện áp hiệu dụng ở mạch thứ cấp tăng 3 lần.	B. Điện áp hiệu dụng ở mạch thứ cấp giảm 3 lần.
	C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện ở mạch sơ cấp tăng 3 lần.
	D. Cường độ hiệu dụng của dòng điện ở mạch sơ cấp giảm 3 lần.
Câu 14. Mắc cuộn sơ cấp của máy biến áp vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220 V, giá trị hiệu dụng của điện áp và dòng điện trên cuộn thứ cấp là 12V và 1,65A. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng, dòng điện qua cuộn sơ cấp có cường độ hiệu dụng là: A. 0,18A. B. 0,09 A. C. 0,165 A. 	D. 30,25 A.
Câu 15. Một đường dây có điện trở 4 dẫn một dòng điện xoay chiều một pha nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Điện áp hiệu dụng ở nguồn là U = 6KV, công suất nguồn cung cấp P = 510 KW. Hệ số công suất của mạch điện là 0,85. Vậy công suất hao phí trên đường dây tải là: A. 40 KW. B. 4 KW C. 16 KW. 	D. 1,6 KW.
Câu 16. Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2 kV và công suất 200 kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 480 kWh. Công suất điện hao phí trên đường dây tải điện là A. B. C. 	D. 
Câu 17. Nếu điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát điện tăng 2 lần và công suất truyền đi không đổi thì khối lượng dây dẫn ( làm bằng cùng một loại chất liệu ) có thể giảm đi mấy lần mà vẫn đảm bảo cho công suất hao phí trên dây không đổi ?
	A. Giảm 2 lần. 	B. Tăng 3 lần. 	C. Giảm 4 lần. 	D. Tăng 8 lần.
Câu 18. Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2 kV và công suất 200 kW. Hiệu số chỉ của các công tơ điện ở trạm phát và ở nơi thu sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau thêm 480 kWh. Hiệu suất của quá trình truyền tải điện là A. H = 95% 	 B. H = 90% 	C. H = 85% 	D. H = 80%
Câu 19. Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới hiệu điện thế 2 kV, Hiệu suất trong quá trình tải là H= 80%. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 95% thì ta phải
	A. Tăng hiệu điện thế lên đến 4 kV.	B. Tăng hiệu điện thế lên đến 8 kV.
	C. Giảm hiệu điện thế xuống còn 1 kV.	D. Giảm hiệu điện thế xuống còn 0,5 kV.
Câu 20. Cuộn sơ cấpcủa một máy biến thế có 50 vòng dây đặt dưới hiệu điện thế 40 V. Hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế 120 V. Hỏi cuộn thứ cấp có nhiều hơn hay ít hơn cuộn sơ cấp bao nhiêu vòng dây ?
	A. Cuộn sơ cấp có nhiều hơn cuộn thứ cấp 20 vòng.	B. Cuộn sơ cấp có nhiều hơn cuộn thứ cấp 30 vòng.
	C. Cuộn thứ cấp có nhiều hơn cuộn sơ cấp 100 vòng.	D. Cuộn thứ cấp có nhiều hơn cuộn sơ cấp 50 vòng.
MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
Câu 1. Hãy chọn Câu đúng. Máy phát điện xoay chiều được tạo ra trên cơ sở hiện tượng
	A. hưởng ứng tĩnh điện.	B. tác dụng của từ trường lên dòng điện.
	C. cảm ứng điện từ.	D. tác dụng của dòg điện lên nam châm.
Câu 2. Máy phát điện xoay chiều ba pha khác máy phát điện xoay chiều một pha ở chỗ:
	A. Có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
	B. Có phần cảm là bộ phận tạo ra từ trường.
	C. Phần ứng có 3 cuộn dây mắc theo kiểu hình sao hoặc kiểu tam giác.
	D. Tần số của suất điện động tỉ lệ với tốc độ quay của rôtô.
Câu 3. Hãy chọn Câu đúng. Động cơ không đồng bộ được tạo ra trên cơ sở hiện tượng
	A. tác dụng của từ trường không đổi lên dòng điện.	B. cảm ứng điện từ.
	C. tác dụng của từ trường quay lên khung dây dẫn kín có dòng điện.	D. hưởng ứng tĩnh điện.
Câu 4. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha dựa trên
	A. Hiện tượng tự cảm. 	B. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
	C. Tác dụng của từ trường quay. 	D. Tác dụng của dòng điện trong từ trường.
Câu 5. Trong máy phát điện xoay chiều một pha có p cặp cực và có rôtô quay với tốc độ n vòng mỗi giây thì tần số dòng điện tạo được có giá trị là:	A. f = np/60. B. f = pn. C. f = 60n/p. 	D. f = 60p/n.
Câu 6. Máy phát điện xoay chiều tạo nên suất điện động .Tốc độ quay của rôto là 600 vòng/phút. Số cặp cực của rôto là bao nhiêu? A. 10	B. 8 C. 5 	D. 4	
Câu 7. Phần ứng của một máy phát điện xoay chiều một pha có 4 cuộn dây, phần cảm là nam châm có 4 cặp cực. Muốn máy phát ra dòng điện có tần số 50HZ thì rôtô phải quay với tốc độ góc bằng:
	A. 375 vòng / phút. 	B. 750 vòng / phút 	C. 3000 vòng / phút 	D. 6000 vòng / phút 
Câu 12. Nếu nối các đầu dây của 3 cuộn dây của máy phát điện xoay chiều 3 pha với 3 mạch ngoài bất kì thì 3 dòng điện trong các mạch đó phải lệch pha nhau từng đôi một một góc:	A. . B. . 	C. . 	D. 
Câu 13. Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn người ta thường dùng cách nào sau đây để tạo ra dòng điện xoay chiều một pha?
	A. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động tịnh tiến so với nam châm.
	B. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động quay trong lòng nam châm.
	C. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động tịnh tiến so với cuộn dây.
	D. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động quay trong lòng stato có các cuộn dây.
Câu 14. Khi máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm quay, phần ứng cố định đang hoạt động, suất điện động xuất hiện trong cuộn dây có giá trị cực tiểu khi:
	A. Cực nam của nam châm ở vị trí đối diện với cuộn dây. B. Cực bắc của nam châm ở vị trí đối diện với cuộn dây.
	C. Cuộn dây ở vị trí cách đều hai cực Bắc, Nam liền kề. D. Cuộn dây ở vị trí khác các vị trí nói trên.
Câu 15. Trong máy phát điện:
	A. phần cảm là phần tạo ra dòng điện.	B. phần cảm là phần tạo ra từ trường.
	C. phần ứng được gọi là bộ góp.	D. phần ứng là phần tạo ra từ trường.
Câu 16. Trong máy phát điện:
	A. Phần cảm là bộ phận đứng yên và phần ứng là bộ phận chuyển động.
	B. Phần cảm là bộ phận chuyển động và phần ứng là bộ phận đứng yên.
	C. Cả hai phần cảm và phần ứng đều đứng yên chỉ có bộ góp là chuyển động.
	D. Tùy thuộc vào cấu tạo của máy, phần cảm cũng như phần ứng có thể là bộ phận đứng yên hoặc bộ phận chuyển động.
Câu 17. Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng
	A. Tạo ra dòng điện xoay chiều. 	B. Tạo ra từ trường.
	C. Tạo ra lực quay máy. 	D. Tạo ra suất điện động xoay chiều.
Câu 18. Hai phần chính của máy phát điện xoay chiều là
	A. Phần cảm và rôto.	B. Phần ứng và stato.	C. Phần cảm và phần ứng.	D. Rôto và stato.
Câu 19. Rôto của máy phát điện xoay chiều là một nam châm có 3 cặp cực từ, quay với tốc độ 1200 vòng / min. Tần số của suất điện động do máy tạo ra là bao nhiêu ?
	A. f = 40 Hz 	B. f = 50 Hz 	C. f = 60 Hz 	D. f = 70 Hz
Câu 20. Một máy phát điện xoay chiều có 1 cặp cực phát ra dòng điện xoay chiều 50 Hz. Nếu máy có 6 cặp cực cùng phát ra dòng điện xoay chiều 50 Hz thì trong một phút rôto phải quay được:
	A. 500 vòng.	B. 1000 vòng	C. 150 vòng	D. 3000 vòng
Câu 21. Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều mà máy phát ra là 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ là :
	A. 3000 vòng/phút	B. 1500 vòng/phút	C. 750 vòng/ phút	D. 500 vòng/phút.
Câu 22. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu một pha của một máy phát điện xoay chiều ba pha là 220V. Trong cách mắc hình sao, hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai dây pha là
	A. 220 V 	B. 311 V 	C. 381 V 	D. 660 V

Tài liệu đính kèm:

  • docmay_dien.doc