Đề và đáp án thi Olympic Lịch sử lớp 10 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Đa Phúc

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi Olympic Lịch sử lớp 10 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Đa Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi Olympic Lịch sử lớp 10 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Đa Phúc
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ THI OLYMPIC L ỊCH SỬ 10
 NĂM HỌC 2010-2011 Thời gian : 90 phút
Câu 1 (5 điểm): Vì sao sau khi thoát khỏi giới động vật, Người tối cổ phải sống thành từng bầy? Bầy Người nguyên thủy khác với các bầy động vật ở những điểm nào?
Câu 2 (5 điểm): Vì sao từ thế kỉ XI trở đi các thành thị trung đại xuất hiện ở Tây Âu? Tác động của thành thị đối với các lãnh địa phong kiến Tây Âu?
Câu 3 (4 điểm): Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc theo các tiêu chí sau:
Cơ sở hình thành.
Bộ máy nhà nước.
Kinh đô.
Câu 4 (6 điểm): Những mặt tích cực và hạn chế của các chính sách kinh tế thời Nguyễn?
*****HẾT*****
SỞ GD-ĐT HÀ NỘI KỲ THI ÔLIMPIC – LỚP 10
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học 2010 – 2011
 ĐÁP ÁN
Câu hỏi
 Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu1
(5 điểm)
* Nguyên nhân:
- Do trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ nên họ phải kiếm sống bằng lao động tập thể với phương thức săn bắt hái lượm.
- Do sống trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt (luôn bị thú dữ, thiên tai đe dọa)nên phải dựa vào sức mạnh sự hợp tác của tập thể để tự vệ, sinh tồn.
* Sự khác nhau:
- Bầy Người nguyên thủy biết chế tạo công cụ lao động (những công cụ thuộc thời kì đá cũ).
- Biết giữ lửa trong tự nhiên và biết chế tạo ra lửa để nướng chín thức ăn, tự vệ và sưởi ấm.
- Giữa các thành viên có mối quan hệ tương đối chặt chẽ, gắn bó: có người đứng đầu, có sự phân công công việc giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái
 Câu 2
(5 điểm)
* Nguyên nhân:
- Từ thế kỉ XI, lực lượng sản xuất ở Tây Âu có nhiều biến đổi mà trước tiên là trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Công cụ sản xuất được cải tiến đưa tới sự phát triển của sản xuất, sự tăng nhanh những sản phẩm xã hội dẫn đến hai hệ quả chủ yếu:
+ Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa náy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.
+ Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.
- Những người thợ thủ công có nhu cầu tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất, mua bán ( bến sông,nơi giao nhau của những trục đường giao thông chính  bên ngoài lãnh địa).
* Tác động:
- Tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
- Phá vỡ nền kinh tế khép kín, tự túc tự cấp trong các lãnh địa
- Mang lại không khí tự do mở mang tri thức tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
Câu 3
(4 điểm)
Tiêu chí so sánh
Nhà nước Văn Lang
 Nhà nước Âu Lạc
1. Cơ sở hình thành
Do yêu cầu chống ngoại xâm, sản xuất kinh tế nông nghiệp (bảo vệ mùa màng, làm thủy lợi)
Do yêu cầu chống ngoại xâm, sản xuất kinh tế nông nghiệp (bảo vệ mùa màng, làm thủy lợi)
2. Bộ máy nhà nước
- Đứng đầu nhà nước là Vua giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng
- Có 3 tầng lớp trong xã hội: vua quan quý tộc, nô tì và nông dân công xã (dân tự do)
- Cơ cấu tổ chức còn đơn giản sơ khai.
- Đứng đầu nhà nước là Vua giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng
 - Có 3 tầng lớp trong xã hội: vua quan quý tộc, nô tì và nông dân công xã (dân tự do)
- Tổ chức chặt chẽ hơn, lãnh thổ được mở rộng trên cơ sở sáp nhập Văn Lang và Âu Việt. 
3. Kinh đô
- Bạch Hạc 
- Cổ Loa
Câu 4
(6 điểm)
* Mặt tích cực:
- Coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp:
+ Đo dạc lại ruộng đất, lập địa bạ.
+ Ban hành chính sách quân điền.
+ Thực hiện chính sách khai hoang, lập doanh điền.
- Phát triển các nghề thủ công dân gian, tăng cường xây dựng các quan xưởng.
- Chú trọng khai khoáng các mỏ, tăng nguồn thu thuế cho nhà nước. 
* Những hạn chế:
- Không bảo vệ được ruộng đất công. Chính sách quân điền chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, thực chất là ưu tiên cho quan lại, quý tộc, binh lính.
- Tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang hóa còn nhiều.
- Trong khai khoáng nhà nước quản lí kém nên chỉ hoạt động trong thời gian ngắn rồi lại giao cho tư nhân.
- Thương nghiệp thi hành chính sách thuế khóa phức tạp và kiểm soát ngặt nghèo, nhà nước nắm độc quyền ngoại thương và dè dặt với các nước phương Tây nên hoạt động kém sôi động, tấp nập.
 *******************HẾT******************* 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_10.doc