Đề và đáp án thi học sinh giỏi cấp huyện Địa lí lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tiên Kỳ

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi học sinh giỏi cấp huyện Địa lí lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tiên Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi học sinh giỏi cấp huyện Địa lí lớp 8 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Tiên Kỳ
PHÒNG GD& ĐT TÂN KỲ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 8
TRƯỜNG THCS TIÊN KỲ NĂM HỌC 2012-2013
 Môn thi: ĐỊA LÍ.
 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:(4,0 điểm). Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình tháng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (0C)
 Tháng
Địa điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Hà Nội
16,4
17,0
20,2
23,7
27,3
28,8
28,9
28,2
27,2
24,6
21,4
18,2
Tp Hồ Chí Minh
25,8
26,7
27,9
28,9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
(SGK Địa lý 8, trang 110, NXBGD - 2010)
a. Trình bày sự khác biệt trong chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên.
b. Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
Câu 2: (2,0 điểm)
Khu mậu dịch tự do ASEAN viết tắt là gì? Thành lập vào năm nào ? Ở đâu ? Ban đầu gồm có mấy nước thành viên?
Câu 3: (4,0 điểm).
	Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? Trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam có những khó khăn gì?
Câu 4: (4,0 điểm).
	Phân tích và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta?
Câu 5: (6,0 điểm).
 	Khu vực Nam Á có mấy miền địa hình? Hãy nêu đặc điểm địa hình của mỗi miền? Tại sao cũng vĩ độ với Việt Nam nhưng mùa đông ở Ấn Độ lại ấm hơn mùa đông ở Việt Nam
Hết
Đề có 01 trang
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TIÊN KỲ
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
- Sự khác biệt trong chế độ nhiệt của Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh:
+ Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Tp Hồ Chí Minh: nhiệt độ TB năm của Hà Nội là 23,50C so với Tp Hồ Chí Minh là 27,10C
+ Hà Nội có 3 tháng (12,1 và 2) nhiệt độ < 200C, 4 tháng (6,7,8 và 9) nhiệt độ cao hơn ở Tp Hồ Chí Minh.
+ Tp Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào có nhiệt độ < 250C.
+ Biên độ nhiệt ở Hà Nội cao (12,50C), biên độ nhiệt ở Tp Hồ Chí Minh thấp (3,20C)
0,5
0,5
0,5
0,5
b
- Giải thích sự khác biệt:
+ Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có nhiệt độ thấp hơn trong các tháng mùa đông. Trong thời gian này Tp Hồ Chí Minh hầu như không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt độ cao hơn.
+ Từ tháng 5 đến tháng 10 toàn lãnh thổ nước ta có gió Tây Nam thịnh hành và Tín phong của nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ nên nhiệt độ cao đều trên toàn quốc.
+ Hà Nội gần chí tuyến Bắc nên nhiệt độ 4 tháng (6,7,8 và 9) cao hơn Tp Hồ Chí Minh. 
+ Hà Nội gần chí tuyến Bắc cùng nhiệt độ hạ thấp về mùa đông nên biên độ nhiệt cao. Tp Hồ Chí Minh gần xích đạo không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt độ cao quanh năm, biên độ nhiệt thấp.
0,5
0,5
0,5
0,5
2
-Tên viết tắt là AFTA (ASEAN Free Trade Area)
-Thành lập vào năm 1992 tại Singapore ( hiệp định chung về hợp tác kinh tế).
-Ban đầu gồm có 6 nước: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan.
0,5
0,5
1,0
3
* Những thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển:
- Vị trí địa lí gần gũi, giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại hình giao thông.
0,5
- Các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sản xuất, văn hóa, phong tục, tập quán.... 
0,5
- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.
0,5
- Mỗi nước có phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng đã tạo nên sự đa dạng trong văn hoá của cả khu vực thuận lợi trong quá trình hợp tác toàn diện.
0,5
* Khó khăn của Việt Nam trong quá trình hợp tác phát triển:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế của nước ta với các nước phát triển trong khu vực còn cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường khó khăn.
0,5
- Sự khác nhau trong thể chế chinh trị nên việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội gặp khó khăn.
0,5
- Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi mở rộng giao lưu với các nước.
0,5
- Một số các vấn đề kinh tế, xã hội khác: vẫn còn tình trạng đói nghèo, vấn đề đô thị hoá, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển nguồn nhân lực...
0,5
4
a
 Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hạu nước ta:
- Nước ta có nguồn nhiệt lớn, số giờ nắng đạt từ 1400- 3000 giờ trong một năm. Nhiệt độ trung bình năm cao trên 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam. 
0,5
- Lượng mưa lớn, trung bình năm 1500- 2000mm. Một số nơi có địa hình đón gió, mưa nhiều: Bắc Quang (Hà Giang) 4802 mm; Hòn Ba (Quảng Nam) 3752 mmĐộ ẩm không khí cao trên 80%. 
0,5
- Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:
+ Mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 4, lạnh khô với gió mùa Đông Bắc.
0,5
+ Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 10, nóng ẩm với gió mùa Tây Nam.
0,5
b
 Giải thích:
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, có nhiệt độ cao, càng vào nam càng gần xích đạo, nên nhiệt độ tăng dần.
0,5
- Mùa đông chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa lạnh, khô từ phương Bắc tràn xuống.
0,5
- Mùa hạ chụi ảnh hưởng của khối khí đại dương nóng, ẩm từ phương Nam thổi lên.
0,5
- Địa hình kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài, khúc khuỷu, dải đồng bằng thấp phân bố ở phía Đông làm cho gió biển và hơi nước vào sâu trong đất liền, tạo điều kiện gây mưa lớn và độ ẩm không khí cao.
0,5
5
- Địa hình khu vực Nam Á được chia làm 3 miền.
+Phía Bắc là hệ thống núi Hy-ma-lay-a hùng vĩ,chạy theo hướng Tây Bắc–Đông Nam dài 2600km, rộng trung bình từ 320 - 400km
+Phía Nam là sơn nguyên Đe-can tương đối thấp và bằng phẳng,với hai rìa được nâng cao tạo thành Gát Đông và Gát Tây
+Nằm giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn và bằng phẳng, dài 3000km, rộng từ 250 đến 350km. 
- Ấn Độ nằm cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng mùa đông ở Ấn Độ ấm hơn mùa đông ở miền Bắc Việt Nam vì:
+ Miền bắc Việt Nam đón gió mùa đông bắc trực tiếp thổi từ cao áp Xibia tới.
+ Ở Ấn Độ khi gió mùa đông bắc thổi tới thì được dãy núi Hi- ma-lay- a cao đồ sộ chắn lại.
1,0 đ
1,0đ
1,0 đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
Lưu ý trong khi chấm thi: 
- Học sinh có các cách diễn đạt khác nhau nhưng thể hiện đúng nội dung thì vẫn cho điểm tối đa. Các ý sáng tạo và đúng nhung chưa có trong HDC cần khuyến khích. 

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề & ĐA HSG Địa 8 năm 2013-2014.doc