Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 23

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 23
ĐỀ 23
I.Trắc nghiệm: 
	Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng ( mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm )
Câu 1:(0,5 điểm – nhận biết)
Văn bản “Thuế máu”, “Bàn luận về phép học”, “Đi bộ ngao du” thuộc thể loại nào?
	A.Tự sự
	B.Miêu tả
	C. Thuyết minh
	D. Nghị luận 
Câu 2:(0,5 điểm – nhận biết)
	Những phương thức biểu đạt nào được Ru-xô đã sử dụng trong văn bản “Đi bộ ngao du”?
	A.Miêu tả, thuyết minh.
	B. Nghị luận, biểu cảm.
C. Nghị luận, thuyết minh.
	D. Tự sự, nghị luận.
Câu 3:(0,5 điểm – thông hiểu)
	Trong văn bản “Đi bộ ngao du” Ru-xô đã nhắc đến những điều bổ ích của việc đi bộ ngao du là gì?
	A.Sức khỏe được tăng cường.
	B.Tính khí trở nên vui vẻ.
	C.Khoan khoái, hài lòng, hân hoan, thích thú
	D.Tiết kiệm được tiền bạc.
Câu 4:(0,5 điểm – thông hiểu)
	Nguyễn Ái Quốc sử dụng những cụm từ những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền”, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do” trong văn bản “Thuế máu” với giọng điệu như thế nào?
	A.Giọng lạnh lùng cay độc.
	B.Giọng mỉa mai châm biếm.
	C.Giọng đay nghiến cay nghiệt.
	D.Giọng thân tình suồng sã.
Câu 5:(0,5 điểm – thông hiểu)
	Câu văn: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp có nội dung gì?
Phê phán lối học đối phó, cho có bằng cấp địa vị.
Phê phán lối học sách vở, không gắn học với thực tiễn.
Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.
Phê phán lối học thụ động, bắt chước kiểu học vẹt.
Câu 6: (0.5 điểm - nhận biết)
 Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Thuộc kiểu câu gì?
A.Câu nghi vấn.
B.Câu phủ định.
C.Câu cầu khiến.
D.Câu cảm thán.
Câu 7:(0,5 điểm – thông hiểu)
Trong đoạn văn nghị luận, câu chủ đề của đoạn văn là câu nêu luận điểm của đoạn văn ấy, đúng hay sai?
	A.Đúng
	B.Sai
II. Tự luận: 
Câu 1:(1,5 điểm – nhận biết)
	Đọc kĩ phần trích sau: 
	“Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
 	 (Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp)
Cho biết Nguyễn Thiếp bàn luận đến các phép học nào và tác dụng của phép học mà ông nêu lên là gì?
Câu 2: (1,5 điểm - nhận biết và thông hiểu)
	Văn bản “Thuế máu”được trích ra từ tác phẩm nào? Em hãy cho biết “thuế máu” có nghĩa là gì?
Câu 3 (3,5 điểm) Vận dụng(2,5điểm) và vận dụng cao (1 điểm)
	Trong bài tấu “Luận học pháp” (Bàn luận về phép học) gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp(1723-1804) đã viết: “Ngọc không mài, không thành đồ vật;người không học,không biết rõ đạo.Đạo là lẽ đối xử hàng ngàygiữa mọi người.Kẻ đi học là học điều ấy.”(Ngữ văn 8,tập 2)
	Em hiểu gì về lời dạy trên của La Sơn Phu Tử,hãy trình bày suy nghĩ về mục đích học của mình bằng một bài văn.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
D
C
A,B,C
B
C
B
A
II. Tự luận: 
Câu 1:(1,5 điểm – nhận biết)
	(1 điểm)Nguyễn Thiếp bàn luận đến các phép học:
+ (0,5 điểm) Học tiểu học để bồi lấy gốc; tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử ( tức là học từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp )
+ (0,5 điểm) Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm ( tức là phải học rộng rồi nắm những vấn đề cơ bản, phải học đi đôi với hành, học gắn liền với thực tiễn )
(0,5 điểm)Tác dụng của phép học: 
+ (0,25 điểm) Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. 
+ (0,25 điểm) Người tốt nhiều; triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.
Câu 2: (1,5 điểm - nhận biết và thông hiểu)
	- Văn bản “Thuế máu” được trích từ tác phẩm “Bản án chế độ Thực dân Pháp”.
(0,5 điểm - nhận biết)
	-Thuế đóng (nộp,thu) bằng xương máu,tính mạng con người.Nhan đề bằng hình ảnh,gợi đau thương căm thù,tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp.Chúng đã lợi dụng xương máu,tính mạng của hàng triệu,hàng chục triệu nhân dân lao động nghèo khổ ở các nước thuộc địa (bản xứ) Á-Phi trong cuộc chiến tranh thế giới lần I (1914- 1919) 
	(1 điểm - thông hiểu )
Câu 3 (3,5 điểm) Vận dụng(2,5điểm) và vận dụng cao (1 điểm)
1.Mở bài : (0,25 điểm)
Giới thiệu khái quát vấn đề 
Trích dẫn nhận định .
2.Thân bài: 
Suy nghĩ về lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (0,75 điểm)
	-Câu nói :“Ngọc không mài không thành đồ vật;người không học không biết rõ đạo”được tác giả dung phép so sánh ngắn gọn,dễ hiểu
	-Khái niệm “đạo”vốn trừu tượng khó hiểu cũng được tác giả giải thích đơn giản,rõ ràng: “Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người”.
	- Như vậy từ thế kỉ thứ XVIII Nguyễn Thiếp đã xác định rõ mục đích chân chính của việc học là để làm người,một con người có kiến thức và nhân cách.
	b. Suy nghĩ về mục đích học tập của mình (2,25 điểm)
	-Thế nào là mục đích học tập?và thế nào là mục đích học tập đúng đắn?(0,25 điểm)
	-Tầm quan trọng của mục đích học tập đúng đắn.(0,25 điểm)
-Nêu biểu hiện của những học sinh không xác định đúng mục đích học tập.Phân tích nguyên nhân và tác hại.(0,25 điểm)
	-Suy nghĩ về mục đích học tập chân chính của bản thân.(0,5 điểm – vận dụng cao)
	-Đề ra những giải pháp để có thể đạt được mục đích học đúng đắn đó.(0,5 điểm – vận dụng cao)
3.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề(0,25 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxngu van 8 - de so 23.docx