Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 10

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 8 - Đề số 10
ĐỀ SỐ 10
I. TRẮC NGHIỆM: (3,5) Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Tác giả “Chiếu dời đô” là ai ?
A. Trần quốc Tuấn B. Lí Công Uẩn
C. Nguyên Trãi C. Nguyễn Thiếp
Câu 2: Ba văn bản : “Chiếu dời đô”, “Hich tướng sĩ” và “Nước Đại Việt ta” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Tự sự B. Nghị luận
C. Biểu cảm D. Thuyết minh
Câu 3: Văn bản nào có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập ?
A. Chiếu dời đô B. Hich tướng sĩ
C.Nước Đại Việt ta . D.Bàn luận về phép học
Câu 4. Lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược là nội dung được thể hiện trong văn bản nào ?
A. Nước đại việt ta B. Chiếu dời đô
C. Hịch tướng sĩ D. Thuế máu	
Câu 5: Mục đích của“ việc nhân nghĩa” thể hiện trong “ Bình Ngô đại cáo ” của Nguyễn Trãi là:
 A.Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương. 
 B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
 D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
6. Qua văn bản “Chiếu dời đô” hãy cho biết câu văn nào dưới đây trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí ông Uẩn ?
A. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời ?
B. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
C. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
D. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Câu 7: Câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” là câu phủ định. Đúng hay sai ?
A. Đúng B. Sai
II. TỰ LUẬN
Câu 1(1,5 điểm): Luận điểm là gì? Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí nào? Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau:
Trăng đến với Bác trong nhà tù để “ngắm nhà thơ”. Trăng đến với Báctrong một đêm thanh vắng khiBác vừa “bàn bạc việc quân” xong,đểđược tâm tình. Rồi trăng cũng lại đến với Bác trong cái cảnh “Trăng lồng cổthụ bóng lồng hoa”. Có thể nóitrong thơ Bác ánh trăng luôn tràn đầy.
Câu 2 (1,5 điểm): Kể tên một số kiểu hành động nói thường gặp. Khi kết thúc văn bản “Chiếu dời đô”, tác giả đã viết: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
Em hãy xác định kiểu câu của hai câu văn trên (phân lọai theo mục đích nói) và cho biết cách kết thúc ấy có tác dụng như thế nào?
Câu 3(3,5 điểm): “Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh”. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Nhận biết
Nhận biết
Nhận biết
Thông hiểu
Thông hiểu
Thông hiểu
Thông hiểu
B
B
C
C
 B
C
A
II. TỰ LUẬN:
Câu 1 :(Mức độ tư duy: Nhận biết)
- Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài văn nghị luận.(0,5 điểm)
- Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí
+ Đầu đoạn (Đối với đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch)(0,25 điểm)
+ Cuối đoạn (Đối với đoạn văn trình bày theo cách qui nạp)(0,25 điểm)
- Câu chủ đề trong đoạn văn trên là: “Có thể nóitrong thơ Bác ánh trăng luôn tràn đầy.”(0,5 điểm)
Câu 2: (Mức độ tư duy: Nhận biết- thông hiểu)
- Một số kiểu hành động nói thường gặp là: hành động trình bày,hành động hỏi, hành động bộc lộ cảm xúc, hành động điều khiển, hành động hứa hẹn. 
(0,5 điểm)
-  Kiểu câu: Câu 1: câu trần thuật(0,25 điểm)
Câu 2: câu nghi vấn.(0,25 điểm)
- Cách kết thúc bằng câu nghi vấn có tác dụng mang tính chất đối thoại, tạo ra sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với quần thần.(0,5 điểm)
Câu 3: (Mức độ tư duy: Vận dụng- vận dụng cao)
Yêu cầu:
- Về hình thức: (0,5 điểm)
+ Viết đúng kiểu bài nghị luận (có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm)
 + Hành văn trôi chảy.
+ Bố cục đầy đủ.
 + Hạn chế mắc lỗi diễn đạt.
 - Về nội dung:(3 điểm)
* Mở bài:  Nêu được lợi ích của việc tham quan. (0,5 điểm)
* Thân bài: Nêu các lợi ích cụ thể:
- Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khỏe mạnh.(0,5điểm)
- Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:
(0,75 điểm)
+ Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân mình;
+ Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước
- Về kiến thức: những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:
(0,75 điểm)
+ Hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy tai nghe.
+ Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
* Kết bài: Khẳng định tác dụng của việc tham quan.(0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxngu van 8 - de so 10.docx