Đề và đáp án thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1112Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016
 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN 8
 Năm học 2015-2016
Câu 1. (8,0 điểm) Đọc câu chuyện sau:
 Vết nứt và con kiến
	“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. 
(Theo Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống)
Bằng một bài văn nghị luận khoảng 2 trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 2.(12 điểm) 
Có ý kiến cho rằng: "Có nhiều tác phẩm văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945 đã phản ánh được nỗi khổ đau của những kiếp lầm than".
Qua những tác phẩm truyện đã học và đọc thêm trong giai đoạn văn học này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
	---------------------------------------------------
	ĐÁP ÁN
Câu 1. (8,0 điểm)
a) Về kĩ năng:
- Viết đúng thể thức một bài văn nghị luận.
- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát, dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
b) Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai. (0,5đ)
* Phân tích, bàn luận vấn đề:
* Ý nghĩa câu chuyện (2đ)
- Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.
- Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá...: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình. 
-> Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.
* Bình luận (3đ)
- Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong cuộc đời.
+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sự kiên trì, sáng tạo để vượt qua.
+ Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
+ Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.(làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, xác đáng như: Anh Nguyễn Ngọc Kí, Những học sinh nghèo vượt khó, những anh thương binh tàn nhưng không phế, nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược...).
- Không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió cuộc đời. Có người nhanh chóng bi quan, chán nản; có người than vãn, buông xuôi; có người ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận.... cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả (Dẫn chứng)
 -> Ta cần phê phán những người có lối sống đó. 
* Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống (1,5đ)
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là quy tất yếu của cuộc sống mà con người phải đối mặt.
- Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời.
* Liên hệ bản thân (1đ)
- Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, lạc quan, hi vọng và có niềm tin vào cuộc sống. Cần nhất là thái độ sống của mình trước mọi thử thách của cuộc đời
Câu 2.(12 diểm)
a) Về kĩ năng:
- Thể loại : Văn chứng minh
- Bố cục 3 phần chặt chẽ, rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
b) Về kiến thức: 
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài.
 Dẫn dắt, trích dẫn ý kiến. (1đ)
2. Thân bài
- Nêu sơ qua vài nét về tình hình xã hội những năm 1930-1945.(1đ)
- Các nhà văn tập chung vào việc tái hiện cuộc sống lầm than của người dân trong xã hội đương thời qua các tác phẩm văn học:
a, Ngô Tất Tố với tác phẩm "Tắt Đèn': Thể hiện thành công sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn Việt Nam qua nhân vật chị Dậu. Đồng thời phản ánh được những mâu thuẫn gay gắt xảy ra trong xã hội ta trước Cách mạng tháng tám 1945. (3đ)
+ Không khí căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông Xá trong mùa sưu thuế đã đẩy gia đình chị Dậu vào mức đường cùng: Chị phải bán chó, bán đứa con đứt ruột đẻ ra- chị đứt từng khúc ruột – mà cùng không trả được món nợ nhà nước.
+Anh Dậu bị chúng đánh trói gần chết nên chị đã liều mạng chống cự lại tên cai lệ. Bị bắt giải lên huyện, chị Dậu vẫn không thoát khỏi những thế lực đen tối của xã hội thực dân phong kiến như tri phủ Tư Ân. Kết thúc truyện là hình ảnh chị Dậu vùng chạy ra ngoài trong khi trời tối đen như mực .
b, Nam Cao với tác phẩm "Lão Hạc": Miêu tả cuộc sống nghèo nàn, khốn khổ của người nông dân những năm 1943 qua nhân vật lão Hạc- một người nông dân bị bần cùng hoá. (3đ)
- Lão Hạc là một lão nông quay quắt trong nghèo đói và cô quạnh, cả cuộc đời lão là một chuỗi mất mát và bất hạnh.
+ Vợ lão mất sớm, lão phải sống trong cảnh gà trống nuôi con.
+ Khi con trưởng thành, do nghèo quá không cưới nổi vợ, uất ức bỏ nhà đi đồn điền cao su.
+ Cô đơn trong tuổi già, lão chỉ biết làm bạn với cậu vàng – kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại.
+ Nhưng rồi mất mùa, đói kém, ốm đau, lão lâm vào đường cùng phải bán cậu vàng đi. Đây là chấn thương lớn trong tâm hồn và cuộc sống của lão.
+ Lão chết vì dằn vặt, đau khổ, tuyệt vọng.
=> Cái chết của lão Hạc phản ánh số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ: Sống mòn, chết thảm, chết thể xác, chết tinh thần.
c, Nhà văn Nguyên Hồng với tác phẩm "Những ngày thơ ấu": Phản ánh chủ yếu nỗi thống khổ của người thiếu phụ và trẻ em qua nhân vật người mẹ bé Hồng và bé Hồng.(3đ)
 - Hồng mồ côi cha từ lúc còn nhỏ, mẹ còn trẻ xinh đẹp luôn khao khát hạnh phúc. Người mẹ ấy có quyền đi bước nữa nhưng xã hội phong kiến với những hủ tục, những thành kiến đã không chấp nhận. Và thế là Hồng phải sống xa mẹ, thiếu đi tình yêu thương của mẹ. Em phải ở với bà cô ruột vô cùng cay nghiệt . Mới hơn 10 tuổi đầu nhưng em thường xuyên bị bà cô tra tấn; hành hạ về tinh thần. Biết được nỗi đau lớn nhất của em là mẹ phải bỏ đi “ tha hương cầu thực” vì đi bước nữa nên bà cô luôn tìm cách xoáy vào nỗi đau ấy của em.
- Nguyên Hồng thấu hiểu đến tận cùng nỗi khổ đau của trẻ thơ trong xã hội cũ để rồi diễn tả vô cùng xúc động điều đó qua nỗi đau của bé Hồng. Hồng đau đớn lắm khi phải dấu lòng mình, khi buộc phải che dấu tình cảm thực của mình dành cho mẹ. Có nỗi đau nào lớn hơn khi yêu mẹ mà không được ở bên mẹ, không giám nói ra lời yêu mẹ. Là chú bé thông minh nên Hồng hiểu bà cô nói với Hồng những lời giả dối trên chỉ là tìm cách làm cho Hồng ghét mẹ và đau đớn mà thôi .
- Nỗi đau khổ và bất hạnh của Hồng mỗi lúc một nhức nhối, mỗi lúc một lớn dần lên theo những lời mỉa mai cay độc của người cô. Nỗi đau khổ bất hạnh của Hồng cũng là của trẻ thơ trước cách mạng tháng tám. Qua nỗi đau khổ của Hồng tác giả gián tiêp tố cáo sự bất công tàn bạo của xã hội phong kiến để đòi sự công bằng cho trẻ thơ .
- Không chỉ cảm thông với nỗi đau khổ của trẻ thơ mà Nguyên Hồng còn xót thương cho người phụ nữ trong xã hội cũ đó là những người không được làm chủ cuộc đời. Mẹ Hồng goá chồng khi còn trẻ và khi bà đi bước nữa đã bị gia đình chông ruồng rẫy, khinh bỉ đến nỗi phải bỏ cả hai anh em Hồng. Không những thế bà còn luôn bị em chồng nói xấu. Nỗi đau của mẹ Hồng cũng là nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Kết bài (1đ)
 Khẳng định lại ý kiến.
	---------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG_CAP_TRUONG.doc