PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I: 2015-2016 VĨNH HƯNG MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8 TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH TRUNG Thời gian: 90 phút (không kể chép đề) I/- VĂN BẢN: (2 ĐIỂM) Câu 1: Em hãy nêu đôi nét về tác giả Nam Cao? (1 điểm) Câu 2: Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản "Trong lòng mẹ" và cho biết ai là tác giả của văn bản đó? (1 điểm). II/- TIẾNG VIỆT (3 ĐIỂM) Câu 1: Thế nào là trợ từ? Em hãy đặt câu có trợ từ? (xác định rõ trợ từ trong câu vừa đặt) (2 điểm). Câu 2: Phân tích câu ghép sau, chỉ ra cách nối các vế của câu ghép. (1 điểm) "Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.” (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) III/ TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Em hãy thuyết minh một thứ đồ dùng./. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8- NĂM HỌC: 2015-2016. I/- VĂN BẢN: (2 ĐIỂM) Câu 1. Nam Cao (1915-1951) là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc (0.5 điểm) viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người tri thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ. (0.5 điểm) Câu 2: Ý nghĩa văn bản "Trong lòng mẹ": Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.(0,5 đ) - Tác giả Nguyên Hồng. (0,5 đ) II/- TIẾNG VIỆT: (3 ĐIỂM) Câu 1: Khái niệm: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật sự việc được nói đến ở từ ngữ đó (1 đ). Ví dụ: Chính thầy Hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách ấy. (1 đ). Câu 2: Phân tích câu ghép sau, chỉ ra cách nối các vế của câu ghép. (1 điểm) "Cô tôi/ chưa dứt câu, cổ họng tôi/ đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.” CN VN CN VN Phân tích đúng: 0,5 đ Nối các vế: bằng dấu phẩy.(0,5đ) III/- TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) a. Yêu cầu: - Xác định và viết bài văn đúng thể loại thuyết minh. - Cung cấp tri thức chính xác, khách quan về đối tượng. - Biết dùng các phương pháp thuyết minh phù hợp - Bố cục hợp lý, biết phân chia đoạn văn thích hợp ở phần thân bài. - Bài văn trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. - Chú ý đến lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. b. Bố cục cụ thể: - Mở bài:Giới thiệu đồ dùng mà mình thuyết minh. - Thân bài: Lần lượt trình bày các tri thức về đồ dùng như: + Lịch sử ra đời, nguồn gốc ,ý nghĩa tên gọi;... + Đặc điểm cấu tạo, chủng loại; + Cách sử dụng, cách bảo quản để sử dụng lâu dài; + Công dụng, ích lợi của đồ dùng ấy trong đời sống; + Có thể nói thêm về giá cả, nơi bày bán, nhãn hiệu thường dùng... - Kết bài: Bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình đối với đồ dùng. c.Biểu điểm: - Điểm 4.5 - 5: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên. - Điểm 3.5 - 4: Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn sai vài lỗi diễn đạt và chính tả, thiếu 1 ý . - Điểm 2.5 - 3: Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa mạch lạc, rõ ràng; còn sai một số lỗi về diễn đạt và chính tả nhưng không nhiều; thiếu 2 ý . - Điểm 1.5- 2: Tương đối đảm bảo các yêu cầu trên nhưng tri thức về đối tượng còn hạn chế; thiếu 3 ý ; còn sai một số lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 0-1: Bài viết quá sơ sài, viết chung chung, khó theo dõi hoặc bỏ giấy trắng. -Hết- PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG TRƯỜNG THCS VĨNH TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề). Ngày kiểm tra: I. VĂN BẢN (2 điểm) Câu 1: Nêu nội dung của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” ? (1 điểm) Câu 2: Nêu ý nghĩa của văn bản “ Tức nước vỡ bờ”? (1 điểm) II. TIẾNG VIỆT ( 3 điểm) Câu 1: Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ minh họa? (1,5 điểm) Câu 2: Xác định câu ghép trong đoạn văn sau và chỉ ra cách nối các vế của câu vừa tìm được? (1,5 điểm) “Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa Lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo: Lão làm bộ đấy!” ( Lão Hạc - Nam Cao) III. TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Đề bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng . ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS VĨNH TRỊ NGỮ VĂN 8 HK I NĂM HỌC 2015-2016 I.VĂN BẢN (2 điểm) Câu 1: Học sinh nêu được các ý sau: (1 điểm) - Thuốc lá đe dọa tính mạng và sức khỏe con người. - Thuốc lá không chỉ làm hại tới sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng xấu về đạo đức Câu 2: (1 điểm) Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác. II.TIẾNG VIỆT (3 điểm) Câu 1 - Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc thô tục, thiếu lịch sự. (1 điểm) - Học sinh cho được ví dụ có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh được (0,5 điểm) Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời (Tố Hữu) Câu 2: Xác định đúng câu ghép:( 1 điểm) Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa Lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Xác định được cách nối các vế của câu ghép là dùng từ nối: bởi vì( 0.5 điểm) (Nam Cao- Lão Hạc) III.TẬP LÀM VĂN( 5 điểm) a. Yêu cầu: - Xác định và viết bài văn đúng thể loại thuyết minh. - Cung cấp tri thức chính xác, khách quan về đối tượng. - Biết dùng các phương pháp thuyết minh phù hợp - Bố cục hợp lý, biết phân chia đoạn văn thích hợp ở phần thân bài. - Bài văn trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. - Chú ý đến lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. b. Bố cục cụ thể: - Mở bài:Giới thiệu đồ dùng mà mình thuyết minh. - Thân bài: Lần lượt trình bày các tri thức về đồ dùng như: + Lịch sử ra đời, nguồn gốc ,ý nghĩa tên gọi;... + Đặc điểm cấu tạo, chủng loại; + Cách sử dụng, cách bảo quản để sử dụng lâu dài; + Công dụng, ích lợi của đồ dùng ấy trong đời sống; + Có thể nói thêm về giá cả, nơi bày bán, nhãn hiệu thường dùng... - Kết bài: Bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình đối với đồ dùng. c.Biểu điểm: - Điểm 4.5 - 5: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên. - Điểm 3.5 - 4: Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn sai vài lỗi diễn đạt và chính tả, thiếu 1 ý . - Điểm 2.5 - 3: Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa mạch lạc, rõ ràng; còn sai một số lỗi về diễn đạt và chính tả nhưng không nhiều; thiếu 2 ý . - Điểm 1.5- 2: Tương đối đảm bảo các yêu cầu trên nhưng tri thức về đối tượng còn hạn chế; thiếu 3 ý ; còn sai một số lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 0-1: Bài viết quá sơ sài, viết chung chung, khó theo dõi hoặc bỏ giấy trắng. - Hết - TRƯỜNG THCS HƯNG ĐIỀN A ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I: 2015 – 2016 MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 8 PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT: 5 điểm. Phần Văn: 2 điểm Em hãy nêu đôi nét về tác giả Nam Cao? (1 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa văn bản Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng? (1 điểm) Phần Tiếng Việt: 3 điểm Trợ từ là gì? (1 điểm) Tìm câu ghép và phân tích câu ghép trong đoạn trích dưới đây: (1 điểm) “Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa.” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) Đặt một câu có sử dụng thán từ và xác định thán từ trong câu vừa đặt. (1 điểm) PHẦN TẬP LÀM VĂN: 5 điểm. Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa. ..............Hết............ HƯỚNG DẪN CHẤM – HƯNG ĐIỀN A PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT: 5 điểm. 1.Phần Văn: 2 điểm a. Nam Cao ( 1915-1951) là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc (0.5 điểm) viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người tri thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ. (0.5 điểm) b. Ý nghĩa văn bản “Trong lòng mẹ”. Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm (0.5 điểm) không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. (0.5 điểm) 2. Phần Tiếng Việt: 3 điểm a. Trợ từ - Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu (0.5 điểm) để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. (0.5 điểm) b. (1 điểm) - U/ van Dần, u/ lạy Dần! CN VN CN VN - Xác định đúng câu ghép: 0.5 đ - Phân tích đúng câu ghép: 0,5 đ c . Đặt câu có sử dụng thán từ: 0,5 đ Xác định đúng thán từ trong câu vừa đặt: 0,5 đ PHẦN TẬP LÀM VĂN: 5 điểm. Đề: Thuyết minh về một loài hoa. a. Yêu cầu chung: - Xác định và viết bài văn đúng thể loại thuyết minh. - Cung cấp tri thức chính xác, khách quan về đối tượng thuyết minh. - Biết dùng các phương pháp thuyết minh phù hợp. - Bố cục hợp lý, biết phân chia đoạn văn thích hợp ở phần thân bài. - Bài văn trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. - Chú ý đến lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết... b. Yêu cầu nội dung cụ thể: 1. MB: (0,5điểm) Giới thiệu chung về loài hoa . 2. TB: (4 điểm) - Nguồn gốc, phân loại - Đặc điểm cấu tạo từng bộ phận. - Cách trồng, cách chăm sóc. - Công dụng, ý nghĩa. - Giá trị kinh tế, giá trị tinh thần .... 3. KB: (0,5điểm) Suy nghĩ của em về hoa và tình cảm của em dành cho nó . Cách chấm: - Điểm 4 - 5: Đúng kiểu bài, nội dung đảm bảo, bố cục chăt chẽ, bài viết mạch lạc, văn phong sáng sủa, từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm Chữ viết rõ, đẹp. - Điểm 2,5- 3,5: Đúng kiểu bài, nội dung cơ bản đầy đủ, bố cục rõ ràng. Mắc lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp. - Điểm 0,5- 2.0: Bài viết trung bình yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 0: Không viết bài. HẾT PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC: 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN 8 Ngày kiểm tra: 24/12/2015 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. Văn bản: (2đ) Câu 1. (1,0 điểm) Em hãy nêu đôi nét về tác giả Nam Cao? Câu 2. (1,0 điểm) Nội dung chính của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” là gì? II. Tiếng Việt: (3đ) Câu 1. (2,0 điểm) Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ? Câu 2. (1,0 điểm) Tìm câu ghép và phân tích câu ghép trong đoạn trích dưới đây: “Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để chị đi với u, đừng giữ chị nữa.” (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) III. Tập làm văn: (5đ) Đề bài: Thuyết minh về một thứ đồ dùng. ***Hết**** HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS TUYÊN BÌNH HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC: 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN 8 I. Văn bản: (2đ) Câu 1: (1đ) Nam Cao ( 1915-1951) là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc (0.5 điểm) viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người tri thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ. (0.5 điểm) Câu 2: (1đ) * Nội dung chính của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”: - Thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người (0, 5đ). - Thuốc lá không chỉ làm hại đến sức khoẻ mà còn gây ảnh hưởng xấu về đạo đức (0,5đ). II. Tiếng Việt: (3đ) Câu 1: (2 đ) - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái, kích thước của sự vật, hiện tượng tự nhiên và con người. (0,5đ) - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.(0,5đ) Ví dụ: Mỗi ví dụ đúng (0,5 đ) Câu 2: (1 điểm) - U/ van Dần, u/ lạy Dần! CN VN CN VN - Xác định đúng câu ghép: 0.5 đ - Phân tích đúng câu ghép: 0,5 đ III. Tập làm văn : (5đ) a. Yêu cầu: - Xác định và viết bài văn đúng thể loại thuyết minh. - Cung cấp tri thức chính xác, khách quan về đối tượng. - Biết dùng các phương pháp thuyết minh phù hợp - Bố cục hợp lý, biết phân chia đoạn văn thích hợp ở phần thân bài. - Bài văn trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. - Chú ý đến lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. b. Bố cục cụ thể: - Mở bài:Giới thiệu đồ dùng mà mình thuyết minh. - Thân bài: Lần lượt trình bày các tri thức về đồ dùng như: + Lịch sử ra đời, nguồn gốc ,ý nghĩa tên gọi;... + Đặc điểm cấu tạo, chủng loại; + Cách sử dụng, cách bảo quản để sử dụng lâu dài; + Công dụng, ích lợi của đồ dùng ấy trong đời sống; + Có thể nói thêm về giá cả, nơi bày bán, nhãn hiệu thường dùng... - Kết bài: Bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình đối với đồ dùng. c.Biểu điểm: - Điểm 4.5 - 5: Đảm bảo tất cả các yêu cầu trên. - Điểm 3.5 - 4: Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn sai vài lỗi diễn đạt và chính tả, thiếu 1 ý . - Điểm 2.5 - 3: Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng trình bày chưa mạch lạc, rõ ràng; còn sai một số lỗi về diễn đạt và chính tả nhưng không nhiều; thiếu 2 ý . - Điểm 1.5- 2: Tương đối đảm bảo các yêu cầu trên nhưng tri thức về đối tượng còn hạn chế; thiếu 3 ý ; còn sai một số lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 0-1: Bài viết quá sơ sài, viết chung chung, khó theo dõi hoặc bỏ giấy trắng. -Hết- PHÒNG GD & ĐT VĨNH HƯNG KIỂM TRA HỌC KÌ 1, 2015-2016 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN MÔN: NGỮ VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I - TIẾNG VIỆT (3,0 ĐIỂM) Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. (Lão Hạc – Nam Cao) Câu 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn trên? (1,0 điểm) Câu 2: Xác định và phân tích cấu tạo của câu ghép trong đoạn văn, từ đó em hãy cho biết thế nào là câu ghép? (2,0 điểm) II - VĂN BẢN (2,0 ĐIỂM) Câu 1: Nêu ý nghĩa của văn bản “Lão Hạc”- Nam Cao? (1,0 điểm). Câu 2: Nội dung chính của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” là gì? (1,0 điểm). III- TẬP LÀM VĂN ( 5,0 ĐIỂM) Đề: Thuyết minh về một đồ dùng. ----Hết---- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ 1, 2015-2016 VĨNH HƯNG MÔN: NGỮ VĂN 8 ------------------------ HƯỚNG DẪN CHẤM (HD chấm có 02 trang) Đáp án Điểm I/ Tiếng Việt (3,0 điểm) Câu 1 Câu 2 * Tìm từ tượng hình: móm mém (0,5). * Từ tượng thanh: hu hu (0,5). * Xác định và phân tích cấu tạo của câu ghép - Câu ghép: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.”(0,5 ) - Phân tích cấu tạo: +“Cái đầu lãongoẹo về một bên và cái miệng C1 V1 móm mém của lão mếu như con nít.”(0,5 điểm) C2 V2 * Khái niệm câu ghép: - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành (0,5). Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu (0,5). 1,0 2,0 II/ Văn bản (2,0 điểm) Câu 1 Câu 2: * Nêu ý nghĩa của văn bản “Lão Hạc”- Nam Cao: Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân (0,5) không thể bị hoen ố (0,25) cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.(0,25) * Nội dung chính của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”: - Thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người (0, 5đ). - Thuốc lá không chỉ làm hại đến sức khoẻ mà còn gây ảnh hưởng xấu về đạo đức (0, 5đ). 1,0 1,0 III/ Tập làm văn (5,0 điểm) DÀN Ý CHUNG I/. Më bµi. - Giới thiệu khái quát về đồ dùng cần thuyết minh. II/. Th©n bµi. * Cung cấp tri thức về đồ dùng: 1) Nguồn gốc, xuất xứ. 2) Cấu tạo. 3) Phân loại. 4) Công dụng (giá trị vật chất và tinh thần). 5) Cách bảo quản. III/ Kết bài - Cảm nghĩ về đồ dùng trên. * Biểu điểm: - Điểm 4,5 – 5,0: Bài viết hoàn chỉnh các ý, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, biết sử dụng tốt các phương pháp thuyết minh.. Không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp. - Điểm 3,5 – 4,0: Trình bày đầy đủ các ý nhưng diễn đạt chưa thật mạch lạc. - Điểm 2,5 – 3,0 : trình bày được một số ý, nhưng còn sai ít lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 1,5 – 2,0: Chưa nắm được phương pháp thuyết minh, bài viết còn sơ sài, thiếu ý. - Điểm 0,5 – 1,0: Hiểu sai yêu cầu đề, văn viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Học sinh không làm bài. 5,0 HẾT PHÒNG GD&ĐT VĨNH HƯNG TRƯỜNG TH&THCS VĨNH THUẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn Khối: 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. Tiếng Việt: ( 3 điểm) Câu 1 ( 1 điểm ): Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh ? Câu 2 (2 điểm): Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong ví dụ sau: a. “Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.” (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) b. [...] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. ( Nam Cao, Chí Phèo) II. Phần văn bản ( 2 điểm) Câu 1 (0,5điểm): Em hãy cho biết ý nghĩa văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao? Câu 2 ( 1,5 điểm): Nghệ thuật trong tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen là gì? III. Tập làm văn ( 5 điểm) Đề: Thuyết minh về một loài hoa . HƯỚNG DẨN CHẤM TRƯỜNG TH&THCS VĨNH THUẬN MÔN NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015-2016 I. Tiếng Việt: ( 3 điểm) Câu 1: - Từ tượng hình là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, hiện tượng tự nhiên và con người. ( 0.5 điểm ) - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. ( 0.5 điểm ) Câu 2: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong ví dụ: a. Nói quá: đi lên đến tận trời. ( 0.5 điểm ) Ý nghĩa: vết thương chẳng có nghĩa lí gì, không phải bận tâm . ( 0.5 điểm ) b. Nói quá: thét ra lửa. ( 0.5 điểm ) Ý nghĩa: kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác. ( 0.5 điểm ) Lưu ý: Việc giải thích ý nghĩa tùy cách diễn đạt của học sinh miễn phù hợp là được. II. Phần văn bản ( 2 điểm) Câu 1: Ý nghĩa văn bản “Lão Hạc” của tác giả Nam Cao là: Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng. ( 0,5 điểm ) Câu 2 :Nghệ thuật trong tác phẩm “Cô bé bán diêm” của tác giả An-đéc-xen là: - Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.(0.5điểm) - Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc hoạ tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh (0.5 điểm). - Sáng tạo trong cách kể chuyện. (0.5 điểm) Đề: Thuyết minh về một loài hoa. a. Yêu cầu chung: - Xác định và viết bài văn đúng thể loại thuyết minh. - Cung cấp tri thức chính xác, khách quan về đối tượng thuyết minh. - Biết dùng các phương pháp thuyết minh phù hợp. - Bố cục hợp lý, biết phân chia đoạn văn thích hợp ở phần thân bài. - Bài văn trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. - Chú ý đến lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, chữ viết... b. Yêu cầu nội dung cụ thể: 1. MB: (0,5điểm) Giới thiệu chung về loài hoa . 2. TB: (4 điểm) - Nguồn gốc, phân loại - Đặc điểm cấu tạo từng bộ phận. - Cách trồng, cách chăm sóc. - Công dụng, ý nghĩa. - Giá trị kinh tế, giá trị tinh thần .... 3. KB: (0,5điểm) Suy nghĩ của em về hoa và tình cảm của em dành cho nó . Cách chấm: - Điểm 4 - 5: Đúng kiểu bài, nội dung đảm bảo, bố cục chăt chẽ, bài viết mạch lạc, văn phong sáng sủa, từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm Chữ viết rõ, đẹp. - Điểm 2,5- 3,5: Đúng kiểu bài, nội dung cơ bản đầy đủ, bố cục rõ ràng. Mắc lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp. - Điểm 0,5- 2.0: Bài viết trung bình yếu, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 0: Không viết bài. HẾT
Tài liệu đính kèm: