Đề và đáp án kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2014-2015

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2014-2015
ĐỀ THI HKI- KHỐI 10 NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Đề 1. 
Câu 1 (3,0 điểm): Xác định các phép tu từ trong câu thơ sau và nêu tác dụng .
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua bài thơ, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về quan điểm sống của bản thân mình .
	 Một mai, một cuốc, một cần câu,
	Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
	Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
	Người khôn, người đến chốn lao xao.
	Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
	Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
	Rượu, đến cội cây ta sẽ uống,
	Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
 ( Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
	ĐỀ THI HKI- KHỐI 10 NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
 Đề 2.
Câu 1 (3,0 điểm): Xác định các phép tu từ trong câu thơ sau và nêu tác dụng.
Đầu xanh đến tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 2 (7,0 điểm): Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Qua bài thơ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay.
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
	( Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão)
HƯỚNG DẪN CHẤM: 
Đề 1:
CÂU 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
Xác định các phép tu từ trong câu thơ sau và nêu tác dụng .
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
3,0
- Ẩn dụ
1,5
- Thuyền: biểu thị sự di chuyển- chàng trai.
- Bến: vị trí cố định- cô gái.
-> Biểu thị người có tấm lòng chung thủy trong tình yêu
1,5
Câu 2
Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
4,0
MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
0,5
TB: * Vẻ đẹp cuộc sống ( Câu 1, 2, 5, 6 ). 
- Câu 1, 2 : Cuộc sống thuần hậu mang hình ảnh 1 lão nông. Sống nhàn cư, ẩn dậttrạng thái thảnh thơi vô sự , không bon chen danh lợi, sống không vất vả, cực nhọc. 
0,75
-  Câu 5, 6 : Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao. Bình dị, dân dã, sẵn có, không phải cầu cạnh ai.
0,75
* Vẻ đẹp nhân cách (câu 3, 4,). 
- Ta dại - tìm nơi vắng vẻ > < người khôn - chốn lao xao: khẳng định phương châm sống của nhà thơ, thái độ mỉa mai đối với cách sống ham danh vọng , phú quí.
 Hai câu thơ là niềm vui lâng lâng, nhẹ nhàng của nhà thơ khi tìm đến sự thanh cao, thư thái của tâm hồn.
0,75
  * Vẻ đẹp trí tuệ ( 2 câu cuối)
- Là bậc thức giả  với trí tuệ vô cùng tỉnh táo trong sự  chọn lựa, cách nói đùa vui, ngược nghĩa ( khôn hoá dại, thực chất là khôn) xuất phát từ triết lí dân gian“ ở hiền gặp lành,ở ác gặp ác”.
- Là bậc triết gia với trí tuệ uyên thâm.
0,75
KB: Khái quát nội dung và nghệ thuật .
0,5
Quan điểm sống của bản thân:
3,0
Quan điểm sống là: cách sống, lối sống, phương châm sống và cách thể hiện bản thân của mỗi người.
Chọn một vài quan điểm sống tốt đẹp, và phải làm rõ:
+ Giải thích quan điểm sống trên. 
+ Ý nghĩa của quan điểm này đối với bản thân em.
+ Bản thân em phải học tập, vận dụng quan đó như thế nào để đem lại hiệu quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống.
Đề 2 :
CÂU 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
3,0 điểm
Xác định các phép tu từ trong câu thơ sau và nêu tác dụng .
Đầu xanh đến tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)
3,0
- Hoán dụ
1,5
- Đầu xanh: chỉ người trẻ tuổi.
- Má hồng: người con gái đẹp, người đàn bà sống kiếp lầu xanh.
-> Người con gái than thở về số phận bất hạnh của mình
1,5
 CÂU 2
7,0 điểm
 Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
4,0
MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
0,5
TB :
* Hai câu thơ đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần.
* Câu 1: Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần .
0,75
- Hành động: Cắp ngang ngọn giáo (hoành sóc). Cây trường giáo như phải đo bằng chiều ngang của non sông.
 - Tư thế rắn rỏi, tự tin, kiêu hùng, hiên ngang, sẵn sàng trấn giữ đất nước.
=> Hình ảnh con người mang tầm vóc vũ trụ, xông xáo tung hoành, bất chấp nguy hiểm, với một tư thế hiên ngang, kì vĩ, sẵn sàng trấn giữ đất nước. 
* Câu 2: Hình tượng “ba quân” - quân đội thời Trần .
0,75
- Ba quân: +Quân đội nhà  Trần (nghĩa hẹp). +Sức mạnh dân tộc (nghĩa rộng).
- Sức mạnh: Như  hổ báo.
- Khí thế: Nuốt trôi trâu.
=>Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng mang tầm voc vũ trụ, được lồng trong hình tượng dân tộc, đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thời đại nhà Trần. Đây chính là vẻ đẹp và sức mạnh của hào khí Đông A.
Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả. 
* Quan niệm về nợ công danh:
- Theo quan niệm PK làm trai trong xã hội PK phải lập công (sự nghiệp) để được ghi danh (lưu lại tiếng thơm) đến muôn  đời.
- Công danh chính là  món nợ phải trả của kẻ làm trai, trả  xong nợ công danh là hoàn thành nghĩa vụ với dân, với đời với dân với nước.=>  Lập công danh là lí tưởng sống của nam nhi thời PK. Đó là một tư tưởng tích cực.
0,75
* Thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu 
0,75
- Vũ hầu: tức Gia Cát Lượng, người thời Tam quốc, người có công giúp Lưu Bị khôi phục nhà hán.
- Đó là cái thẹn của một người có khát vọng lớn, nhân cách lớn, nỗi thẹn của mọt người có trách nhiệm với dân với nước.
KB: Khái quát nội dung và nghệ thuật .
0,5
Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay.
3,0
- Giải thích lý tưởng sống tốt đẹp: sống có mục đích, sống có ích sao cho xứng đáng là một công dân Việt Nam.
1,0
- Tại sao ta phải sống có lý tưởng cao đẹp: Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “mục đích tầm thường thì không làm được gì vĩ đại”. ( lấy dẫn chứng)
1,0
- Bản thân phải làm gì để trở thành người có mục đích cao cả và có ích cho xã hội: 
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docKT HKI Van 10 (Hue).doc