Ngày soạn :8/ 12/2000 Tuần : 18 Ngày kiểm tra: Tiết : 18 KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học 2000 – 2001) MÔN: LỊCH SỬ 9 THỜI GIAN: 45 phút I. Mục tiêu 1. Kiến thức : Tổng hợp các kiến thức cơ bản cảu nội dung lịch sử thế giới trong Chương trình lịch sử lớp 9 2. Kỹ năng : HS có kỹ năng nhận biết, hiểu và vận dụng vào cuộc sống Vận dụng các kỹ năng trình bày để làm bài Xác định được các vấn đề chính để trả lời cho câu hỏi 3. Thái độ Nghiêm túc, khẩn trương HS có thái độ trân trọng các giá trị lịch sử II. Chuẩn bị GV: Đề bài HS: Giấy nháp, bút và các vật dụng cần thiết khác III. Tổ chức thi Theo lịch chung của nhà trường MA TRẬN ĐỀ Nội dung/ chủ đề Các mức độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Chương 1 Câu 1 Câu 2 Chương 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 1 Chương 4 Ý 1 Câu 2 Chương 5 Ý 2: Câu 2 Tỉ lệ: 30% Số câu: 6 Tỉ lệ: 40% VĐ1 của 2 câu Tỉ lệ: 30% Tổng 3 điểm 4 điểm 3 điểm TRƯỜNG HỌ VÀ TÊN: .. LỚP: 9 Thứ ngày tháng năm 2000 KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài: 45phút Điểm Nhận xét của giáo viên ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm( 3 điểm): Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi: Câu 1: Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông năm: A. 1955 B. 1957 C. 1960 D. 1961 Câu 2: Khái niệm các nước Đông Âu để chỉ A. Vị trí địa lí phía Đông châu Âu B. Các nước xã hội chủ nghĩa C. quan hệ giữa các nước tư bản tây âu và các nước xã hội chủ nghĩa D. Cả a và b đúng Câu 3: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức: A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới C. Chế độ phân biệt chủng tộc D. Chế độ thực dân Câu 4: Đất nước có thu nhập GDP lớn nhất Đông Nam Á là A. Singapo B. Thái Lan C. Bru-nây D. ma-lai-xi-a Câu 5: Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc” Mĩ La-tinh”, A. Ác-hen-ti-na B. Braxin C. Cu ba D. Mê-hi-cô Câu 6: Thời gian Việt Nam gia nhập tổ chức Asean. Tháng 1/ 1984 B.Tháng 7/1995 Tháng 9/1997 D. Tháng 4/1999 II. Tự luận( 7điểm) Câu 1( 2 điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức Asean? Câu 2( 5 điểm): Trình bày các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói Hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI BÀI LÀM I. Trắc nghiệm( 3điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D B D A C B II. Tự luận( 7 điểm) Câu 1(2 điểm): Học sinh phải nêu được các sự kiện chính sau: a/ - Hoàn cảnh ra đời , mục tiêu: * Hoàn cảnh ra đời + Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. + Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. + Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan. * Mục tiêu họat động : Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. Trích 2 tuyên bố (Băng cốc và Ba li) SGK LS 9 Câu 2( 5 điểm) a/ Các xu thế: * Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay: Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế: + Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế. + Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. + Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. + Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái. *Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. b/ vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển: - Về thời cơ: + Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. + Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế. +Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ. -Về thách thức: + Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời. + Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế. + Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển. + Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay. + Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
Tài liệu đính kèm: