Đề cương ôn tập thi học kì I Lịch sử lớp 9

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì I Lịch sử lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập thi học kì I Lịch sử lớp 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 9.
˜{™
Câu hỏi 1: Vẽ lược đồ Đông Nam Á và điền tên Thủ đô của từng nước trong khu vực này.
Câu hỏi 2: Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, "Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.
+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.
+ Như thế :
* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.
* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất
* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á  hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh
- Năm 1992 Đông Nam Á  trở thành  khu vực mậu dịch tự do ( AFTA).
- Năm 1994 lập diễn đàn khu vực ( ARF)  gồm 23 quốc gia
Câu hỏi 3: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX.
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản ;
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng ;
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
Câu hỏi 4: So sánh ASEAN và EU
ASEAN
EU
Thời gian thành lập
08-08-1967
01-11-1993
Mục tiêu hoạt động
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Mục đích của EU là xây dựng và phát triển một khu vực mà ở đó, hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên ; tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà còn trên cả lĩnh vực an ninh, đối ngoại.
Số thành viên
10
28
Câu hỏi 5: Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN
Thời cơ: Nền kinh tế Việt Nam hội nhập được vào nền kinh tế khu vực, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.
Tiếp thu các thành tựu KH- KT tiên tiến của thế giới, kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước trong khu vực; tạo điều kiện giao lưu, hợp tác về văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật
Thách thức: Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực. Nếu không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế thì sẽ bị tụt hậu.
Trong quá trình hội nhập văn hoá, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộcVì vậy phải đảm bảo nguyên tắc “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”, làm đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Câu hỏi 6: Hãy cho biết mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu. Vì sao các nước Tây Âu lại có xu hướng liên kết khu vực?
- Khởi đầu Là sự ra đời của "Cộng đồng than, thép châu Âu" (4/1951).
- Tháng 3/1957, sáu nước Pháp, Đước, I-ta-li-a, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) nhằm hình thành "một thị trường chung".
- Năm 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu. (viết tắt theo tiếng Anh là EC)
- Tháng 12/1991, các thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Ma-xtrích, nhằm thống nhất châu Âu, quyết định đổi tên thành EU và sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EURO).
- 1/1/1993: Liên minh châu Âu (EU)
- Hiện nay, sau nhiều năm thành lập và hoạt động, liên minh châu Âu đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, tổ chức chặt chẽ nhất và là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới, chiếm ¼ GDP của thế giới. . Năm 1999, số nước thành viên của tổ chức này là 15, đến năm 2004 là 25 nước, năm 2007 là 27 nước.
Các nước có xu hướng liên kết vì:
+ Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt và từ lâu có mối quan hệ mật thiết với nhau.
+ Các nước Tây Âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, nếu đứng riêng lẻ không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết với nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
Câu hỏi 7: Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?
-Nhiệm vụ của nhân dân ta hiện nay: Dốc sức vào sản xuất, làm ra nhiều của cải để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân ( Ý thực tế).
-Tranh thủ thời cơ và vượt qua thử thách để xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh . Hiện nay Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế giới , thu hút vốn đầu tư nước ngoài,mở rộng quan hệ hợp tác các nước trên thế giới giao lưu phát triển văn hóa nghệ thuật, giữ vững an ninh chính trị - xã hội ( Ý bài học).
Câu hỏi 8: Những nhiệm vụ chính của Liên Hợp Quốc là gì ? Kể tên những tổ chức Liên Hợp Quốc đang hoạt động ở Việt Nam mà em biết (ít nhất 4 tổ chức)?
-Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
-Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc.
-Thực hiên hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa và nhân đạo.
 * Những tổ chức Liên Hợp Quốc đang họat động ở Việt Nam : WHO, FAO, UNESCO, UNICEF
™ HẾT˜

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_on_tap_mon_Lich_Su_lop_9.docx