SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN III NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề Câu 1 (3.0điểm) Phân tích nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 2 (3.5điểm) Nêu nét chính chiến sự ở Đà Nẵng ? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tiến công đầu tiên để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ? Câu 3 (3.5điểm) Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất như thế nào? Trình bày phong trào chiến đấu của nhân dân ta trong những năm 1873 – 1874. -------------HẾT------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh.....................................................;số báo danh.......................................... ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN III NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Lịch sử 11 (Đáp án gồm có 03 trang) Câu Đáp án Điểm 1 Phân tích nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). 3.0 - Sâu xa Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn với nhau về vấn đề thuộc địa. 0.5 Do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại tiếp tục nảy sinh. 0.5 - Trực tiếp Do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 đã dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản nhằm gây chiến tranh để chia lại thế giới. 0.5 Do chính sách thoả hiệp, “dung dưỡng” của các nước phương Tây đã tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh. Các nước đế quốc hình thành hai kh ối đối lập nhau 0.5 Anh, Pháp, Mĩ thi hành chính sách thoả hiệp nhượng bộ nhằm đẩy khối phát xít tấn công Liên Xô, đỉnh cao của chính sách này là Hiệp ước Muy-ních, “bán đứng” Tiệp Khắc cho Đức. Tuy vậy, thấy chưa đủ sức tấn công Liên xô, Hit-le tấn công các nước châu Âu trước 0.5 + Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 0.5 2 Nêu nét chính chiến sự ở Đà Nẵng ? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tiến công đầu tiên để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ? 3.5 Nêu nét chính chiến sự ở Đà Nẵng - Ngày 1-9-1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công ta tại Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta. 0.5 - Quân dân ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. 0.5 - Liên quân Pháp –Tây Ban Nha, bị cầm chân ở bán đảo Sơn Trà. Về sau, quân Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm lược. 0.5 - Sau 5 tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại. 0.5 Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì - Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. 0.5 - Đà Nẵng gần với kinh thành Huế nên có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. 0.5 - Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ... 0.5 3 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất như thế nào? Trình bày phong trào chiến đấu của nhân dân ta trong những năm 1873 – 1874. 3.5 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất - Việc đánh chiếm Bắc Kì và toàn bộ Việt Nam là chủ trương lâu dài của thực dân Pháp, nhưng do thực lực chưa đủ mạnh nên Pháp phải tiến hành từng bước. 0.5 - Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc đánh chiếm Bắc Kì. 0.25 - Pháp dựng nên vụ Giăng Đuypuy ở Hà Nội (cho Đuypuy gây rối trên sông Hồng). Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy, năm 1873 Pháp đem quân ra đánh thànhHà Nội (20/11/1873) và sau đó chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (từ ngày 23/11đến ngày 12/12/1873). 0.5 Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874 - Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng tại ô Quang Chưởng. 0.5 - Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã anh dũng hy sinh. 0.5 - Nhân dân chủ động kháng chiến ở Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. 0.25 - Trong trận Cầu Giấy (21/12/1873), tướng giặc là Gácniê tử trận. Thực dân Pháp hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Huế. 0.5 - Hiệp ước 15/3/1874 (Giáp Tuất) được kí kết, quân Pháp rút khỏi Bắc Kì nhưng triều đình đã dâng toàn bộ sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp. 0.5 -----------------HẾT-----------------
Tài liệu đính kèm: