Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 11 lần 2 - Năm học 2016-2017

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 11 lần 2 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 11 lần 2 - Năm học 2016-2017
TRƯỜNG THPT.	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 NĂM HỌC 2016 – 2017
	TỔ.	MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
	Đề thi gồm: 4 trang
Họ và tên:	Lớp: 11B...
I. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm): Hãy chọn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Quan điểm của Mĩ trước nguy cơ chiến tranh thề giới thứ hai (1939 – 1945) là
A. liên kết với Anh, Pháp chống lại phát xít. 	B. không can thiệp vào sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ.
C. cùng phát xít đánh châu Âu để chia phần.	D. bắt tay với Liên Xô đánh phát xít.
Câu 2. Nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng có thái độ như thế nào trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
A. Tổ chức phong trào tị địa, đấu tranh vũ trang.
B. Phát động khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn.
C. Hưởng ứng với chiến thuật của Nguyễn Tri Phương.
D. Tự tổ chức lực lượng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình chống giặc.
Câu 3. Mục tiêu đấu tranh ở Lào - Cam-pu-chia trong giai đoạn 1936 – 1939 là gì?
A. Chống bọn phản động thuộc địa, phát xít và chiến tranh.
B. Chống chiến tranh đế quốc và thực dân phản động.
C. Chống bọn phản động thuộc địa, chủ nghĩa phát xít. 
D. Chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.
Câu 4. Tính chất bộ máy nhà nước thời Nguyễn là
A. nhà nước quân chủ.	B. nhà nước quân chủ lập hiến.
C. nhà nước phong kiến phân quyền.	D. nhà nước quân chủ chuyên chế, tập trung cao độ. 
Câu 5. Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Đà Nẵng là
A. thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
B. chiếm Đà Nẵng để lập một tô giới riêng của Pháp.
C. biến Đà Nẵng thành bàn đạp tấn công kinh thành Huế.
D. biến Đà Nẵng thành thị trường độc chiếm của Pháp.
Câu 6. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia (1918 – 1939) thất bại?
A. Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.
B. Phong trào mang tính tự phát, phân tán.
C. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
D. Chưa có một tổ chức, lực lượng lãnh đạo chưa đủ khả năng để đưa phong trào đi lên.
Câu 7. Chính sách của Anh, Pháp tại hội nghị Muy-ních (29/09/1938) là
A. dung túng, nhượng bộ phát xít.	B. đầu hàng phát xít.
C. kiên quyết đấu tranh chống phát xít.	D. trung lập.
Câu 8. Tư tưởng bất bạo động của M.Gan-đi được các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng vì
A. nhân dân Ấn Độ sợ bị tổn thất hi sinh. 
B. nó dễ dàng được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
C. nó phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo của Ấn Độ.
D. nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.
Câu 9. Lực lượng đóng vai trò quyết định trong trận tấn công Béc-lin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Hít-le là
A. Anh, Pháp, Mĩ.	B. Anh, Mĩ, Liên Xô.	
C. Pháp, Mĩ, Liên Xô.	D. Anh, Pháp, Liên Xô.
Câu 10. Vị quan chỉ huy quân đội nhà Nguyễn chống Pháp ở hai mặt trận Đà Nẵng và Gia Định là
A. Nguyễn Tri Phương	B. Trần Hoàng	C. Phan Thanh Giản	D. Hoàng Diệu
Câu 11. Chính đảng và giai cấp nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh trong giai đoạn 1918-1922?
A. Tư sản dân tộc – Đảng Quốc đại	B. Tư sản – Đảng Quốc dân
C. Công nhân – Đảng Cộng sản	D. Tiểu tư sản – Đảng Quốc đại
Câu 12. Hội nghị Ianta (02/1945) với sự tham gia của các quốc gia nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ	B. Anh, Mĩ, Liên Xô
C. Liên Xô, Anh, Đức	D. Mĩ, Anh, Đức
Câu 13. Thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo?
A. Cố thủ chờ viện binh.	B. Đánh thẳng kinh thành Huế.
C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.	D. Kéo quân vào đánh Gia Định.
Câu 14. Lực lượng tấn công Đà Nẵng bao gồm liên quân của các nước
A. Pháp – Mĩ	B. Pháp – Anh	C. Pháp – Tây Ban Nha	D. Pháp – Bồ Đào Nha
Câu 15. Mục đích của phong trào Ngũ Tứ năm 1919 là
A. chống lại sự áp bức của tư bản.	
B. chống lại các tập đoàn Quốc dân Đảng.
C. chống lại việc khôi phục chế độ phong kiến.	
D. chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
Câu 16. Nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị trở thành thuộc địa của phương Tây là
A. Việt Nam.	B. Xiêm	C. Thái Lan	D. Lào
Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) lan rộng ra toàn thế giới?
A. Nhật Bản tấn công Mĩ tại Trân Châu cảng ngày 07/12/1941. 
B. Mĩ, Anh tuyên chiến với Nhật Bản ngày 08/12/1941.
C. Mĩ tuyên chiến với Đức và I-tali-a ngày 11/12/1941.
D. Đức, I-ta-li-a tuyên chiến với Mĩ ngày 11/12/1941.
Câu 18. Khối liên minh phát xít thành lập năm 1937 bao gồm những nước
A. Đức, Áo – Hung, Italia.	B. Đức, Italia, Nhật Bản.
C. I-ta-li-a, Thổ Nhĩ Kì, Đức.	D. Nhật Bản, Đức, Nga.
Câu 19. Ba tỉnh miền Tây bị Pháp chiếm nhanh chóng vào 1867 là
A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang.	B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang.
C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ.	D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Câu 20. Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng?
A. Quân đội triều đình Huế trang bị vũ khí quá kém.	B. Triều đình Huế bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.	D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
Câu 21. Nét nổi bật của phong trào đấu tranh chống thực dân Anh trong thời kì 1918-1922 ở Ấn Độ là
A. Đảng Quốc đại lãnh đạo phong trào.	
B. hình thức khởi nghĩa vũ trang đã được sử dụng.
C. Đảng Cộng sản Ấn Độ tham gia lãnh đạo phong trào.	
D. đông đảo tầng lớp nông dân, thị dân, công nhân tham gia đấu tranh.
Câu 22. Tình hình binh lực dưới triều Nguyễn là
A. yếu kém nhất khu vực Đông Nam Á.	
B. đã đóng những chiếc tàu lớn và trang bị vũ khí hiện đại. 
C. trang bị, phương tiện kĩ thuật còn rất lạc hậu kiểu trung cổ.	
D. quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.	 
Câu 23. Ý nghĩa của chiến thắng Xta-lin-grát ngày 2/2/1943 là
A. lực lượng của phe Trục bị loại khỏi khỏi châu Âu.
B. đất nước Liên Xô hoàn toàn được giải phóng khỏi phát xít Đức.
C. buộc Mĩ và Anh phải mở “Mặt trận thứ hai”, đổ bộ lên đất Pháp.
D. tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 24. Vì sao quân đội Đức xâm chiếm Ba Lan một cách nhanh chóng?
A. Anh, Pháp làm ngơ trước sự tấn công Ba Lan của quân Đức.	
B. Chính phủ Ba Lan không có tinh thần chiến đấu. 
C. Ba Lan không có sự chuẩn bị đầy đủ về lực lượng để đối phó.
D. Đức có ưu thế về quân sự, thực hiện chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng”.
Câu 25. “Giữ thành, thành mất, mất theo thành”, đó là hành động nghĩa khí của
A. Nguyễn Tri Phương.	B. Phan Thanh Giản.	C. Hoàng Diệu.	D. Phạm Phú Thứ.
Câu 26. Từ sau chiến thắng Cầu Giấy (1883), triều đình Huế
A. đã phát động nhân dân thừa thắng xông lên đánh Pháp.
B. thương lượng và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác – măng (1883).
C. vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.
D. ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân Bắc Kì.
Câu 27. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 0 1945): 1. Quân Nhật tấn công Trân Châu cảng; 2. Quân Nhật kéo vào Đông Dương; 3. Liên quân Mĩ – Anh mở cuộc tấn công đánh chiếm Miến Điện và quần đảo Phi – lip – pin; 4. Quân đội Mĩ đánh bại Nhật trong trận Gu – an – đa – ca na.
A. 1,2,3,4.	B. 2,1,4,3.	C. 3,2,1,4.	D. 4,1,2,3.
Câu 28. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:
	“Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn về quyền lợi,  lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới  làm cho mâu thuẫn đó thêm sâu sắc, dẫn đến việc vương lên cầm quyền của . ở Italia, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh để..”
	A. thuộc địa và nguyên liệu 1918 - 1923 chủ nghĩa quân phiệt .. giành thuộc địa.
	B. thị trường và nhân công 1924 - 1929...chủ nghĩa đế quốc  giành thị trường.
	C. thị trường và thuộc địa.1929 - 1932 chủ nghĩa phát xít.chia lại thuộc địa thế giới.
	D. thị trường và thuộc địa..........1929 – 1933chủ nghĩa phát xítchia lại thị trường thế giới.
PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Cho bảng niên biểu lịch sử Việt Nam (1858 – 1884) dưới đây
Thời gian
Sự kiện lịch sử 
1 – 9 - 1858 
Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.
17 – 2 – 1859 
Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.
23 – 2 – 1861 
Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.
5 – 6 - 1862
Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.
20 →24/6/1867
Thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam kì.
20 – 11 - 1873
Thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất.
21 – 12 - 1873
Chiến thắng Cầu Giấy lần 1
15 – 3 - 1874
Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất.
25 – 4 - 1882
Quân Pháp tấn công và chiến thành Hà Nội lần thứ hai.
25 – 8 - 1883
Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Hiệp ước Hác – măng (Quý Mùi).
6 – 6 - 1884
Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Pa – tơ – nôt.
Dựa vào bảng niên biểu trả lời câu hỏi sau
Câu 1: Vì sao thực dân Pháp mất gần 30 năm (1858 – 1884) cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam?
Câu 2: Từ bảng niên biểu trên, em hãy rút ra nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884).

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_1_tiet_hoc_ki_2.docx