Đề và đáp án kiểm tra bài viết số 5 Ngữ văn lớp 11 - Trường THPT Núi Thành

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án kiểm tra bài viết số 5 Ngữ văn lớp 11 - Trường THPT Núi Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án kiểm tra bài viết số 5 Ngữ văn lớp 11 - Trường THPT Núi Thành
 TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH BÀI VIẾT SỐ 5 (K11)
 TỔ NGỮ VĂN 
I.Đọc hiểu: ( Phần riêng)
 Đề a. Đọc ngữ liệu sau rồi trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
 “ Hắn tự hỏi rồi tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “ đàn bà”. Hắn nhớ đến “bà ba”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa.[..] Và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?
Câu 1: Ngữ liệu trên được trích từ tác phẩm nào? ( Nêu những tên gọi khác của tác phẩm đó) (1 điểm). Câu 2: Xác định câu bị động trong đoạn trích sau và chuyển câu bị động thành câu chủ động có ý nghĩa cơ bản tương đương. “ Hắn tự hỏi rồi tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “ đàn bà”. (1 điểm)
Câu 3: Vì sao “bát cháo hành của thị Nở làm hắn ( Chí Phèo) suy nghĩ nhiều (1đ) 
II.Tự Luận: Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với nhau.
 Đề b. Đọc ngữ liệu sau rồi trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
 “ Hắn tự hỏi rồi tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “ đàn bà”. Hắn nhớ đến “bà ba”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa.[..] Và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?
Câu 1: Câu văn “Và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt.” thuộc loại câu biểu hiện nghĩa sự việc nào? Vì sao?(1 điểm)
Câu 2: Xác định câu bị động trong đoạn trích sau và chuyển câu bị động thành câu chủ động có ý nghĩa cơ bản tương đương “Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?”(1 điểm)
Câu 3: Vì sao “bát cháo hành của thị Nở làm hắn ( Chí Phèo) suy nghĩ nhiều”? (1đ)
II.Tự Luận: Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với nhau.
Đáp án và thang điểm
I.PHẦN ĐỌC HIỂU(3.0 điểm)
Câu
 Yêu cầu chung
Điểm
1
Đề a/ Tác phẩm Chí Phèo ( Cái lò gạch cũ/ Đôi lứa xứng đôi)
Đề b/ Nghĩa sự việc biểu hiện hành động. Vì sử dụng các động từ làm trung tâm vị ngữ ( dùng dằng, mắng)
1.0
2
Đề a/ Câu bị động “Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “ đàn bà”. Chuyển thành câu chủ động “ Chưa bao giờ một bàn tay đàn bà chăm sóc đời hắn”
Đề b/ Câu bị động “hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả”. Chuyển thành câu chủ động “ Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả”
1.0
3
Đề a/ b: Vì bát cháo hành thể hiện tình yêu thương, sự săn sóc của Thị Nở ( tình người) đối với Chí. Chí Phèo nhận thấy mình còn có người yêu thương, nghĩa chí còn có thể hoàn lương.
1.0
II. Phần làm văn: (7.0 điểm) 
A/ Yêu cầu về kỹ năng: (0.5)
Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội
Bài viết phải thể hiện hiểu biết sâu sắc về vấn đề, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể thuyết phục
B/ Yêu cầu về kiến thức (học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải xác định đúng trọng tâm). Dưới đây là một vài gợi ý
Xác định đúng vấn đề (0.5)
Triển khai
+ Giải thích : tình yêu thương là sự chia sẻ, quan tâm, lo lắng, gồm có tình yêu gia đình, bạn bè, thầy cô, tình yêu quê hương, dân tộc, đồng loại.Ý nghĩa vấn đề nhấn mạnh giá trị của tình yêu thương ( 1.0)
+ Bàn luận: (3.5)
+ Bàn: tình yêu thương giúp chúng ta gần nhau hơn, vượt qua khó khăn ( vật chất, tinh thần); tình yêu thương xóa đi hận thù, tránh nỗi cô đơn, đem lại niềm vui cho người nhận lẫn người cho ( dẫn chứng)
+ Luận: cần phân biệt tình thương hại với tình cảm trong sáng chân thành, không nên lợi dụng tình cảm của người khác làm việc không đúng, cần học cách yêu thương và thể hiện tình yêu thương.
Bài học nhận thức: bài học cho bản thân (0.5)
Sáng tạo: (0.5)
Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.5)
 ĐỀ KIỂM TRA BÀI SỐ 5 ( KHỐI 12)
Đọc hiểu: Mã đề 12 a Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
 “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi. Cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. ( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007; theo Ngữ văn 12, tập một NXB Giáo dục, 2008,tr176) 
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? ( 1đ)
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng “bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.” (1đ)
Câu 3: Những đề nghị mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích? (1đ) 
II. Tự luận ( 7 điểm) Đọc truyện ngắn Vợ nhặt ( Kim Lân), nhà giáo Đỗ Kim Hồi nhận xét: “ Cuộc đời éo le và nhân hậu làm sao dưới ngòi bút Kim Lân”.
 Bằng cuộc đời của một nhân vật trong tác phẩm “Vợ Nhặt”, anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên.
Mã đề 12 b Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
 “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi. Cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. ( Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007; theo Ngữ văn 12, tập một NXB Giáo dục, 2008,tr176)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? ( 1đ
Câu 2: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập trong đoạn văn là gì?
Câu 3: Nêu nội dung chính được đề cập đến trong đoạn trích? (1đ)
II. Tự luận ( 7 điểm) Đọc truyện ngắn Vợ nhặt ( Kim Lân), nhà giáo Đỗ Kim Hồi nhận xét: “ Cuộc đời éo le và nhân hậu làm sao dưới ngòi bút Kim Lân”.
 Bằng cuộc đời của một nhân vật trong tác phẩm “Vợ Nhặt”, anh/ chị hãy làm rõ ý kiến trên.
3/ Yêu cầu và hướng dẫn chấm:
Đọc hiểu:
1a/ nghị luận/ 1b: nghị luận . Hs trả lời đúng 1 điểm, trả lời sai, thêm phương thức không cho điểm
 2a: Vì Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi. Cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng ( trả lời đầy đủ 1 điểm)
2b: việc nhỏ là có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Việc lớn: xây dựng ý thức cho mọi người đọc sách trở thành nhu cầu tinh thần,trí tuệ, văn hóa
3a: đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách
3b: về vấn đề đọc sách
Tự luận
Yêu cầu chung: 
Biết cách làm bài văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học, đảm bảo cấu trúc (0.5)
Yêu cầu cụ thể: 
Xác định đúng vấn đề ( 0.5): cuộc đời éo le và nhân hậu ( qua một nhân vật cụ thể)
Triển khai các vấn đề:
+ Giới thiệu chung tác giả, tác phẩm, yêu cầu đề: (0.75)
+ Giải thích ý kiến: éo le: gợi nhắc đến tình huống truyện nhặt vợ trong nạn đói bi thảm; nhân hậu : tấm lòng nhân hậu của chính nhà văn, sự cưu mang đùm bọc lẫn nhau của các nhân vật => giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm (0.5)
+ Phân tích chứng minh:
 *Cuộc đời éo le( 1.5điểm) ( vừa nêu cái chung trong tác phẩm vừa nói cái riêng của nhân vật đã chọn): nạn đói, số phận của nhân vật đó khốn cùng trước nạn đói, rẻ rung , thảm thương, đối với Tràng “ Nhặt vợ” ( đối với thị “ vợ nhặt”, bà cụ Tứ chấp nhận) trong khi người ta chỉ nghĩ đến cái ăn, mạng sống còn Tràng, thị , cụ Tứ lại “đèo bòng”, nhờ nạn đói nhân vật lại có hạnh phúc gia đình 
 Nghệ thuật: xây dựng tình huống độc đáo
* Nhân hậu:(2 điểm)
 - Thái độ đồng cảm, thương xót của nhà văn, trân trọng sự chọn lựa của nhân vật 
 - Cái nhìn trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật ( Tràng nhân hậu: biết cưu mang, đùm bọc, thương người: sẵn lòng cho thị ăn, cho theo về, ý thức xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình; bà cụ Tứ nhân hậu: bao dung, độ lượng, vị tha, yêu con)
Nghệ thuật: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật, ngôn ngữ giản dị, trần thuật sinh động.
+ Khẳng định: Nhận xét thể hiện 2 giá trị của tp ( hiện thực, nhân đạo), giúp ta thêm tin yêu vào văn học, cuộc sống( 0,5)
Sáng tạo 0.25
Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0.5
Lưu ý : chọn nhân vật nào thì phải giới thiệu ở mở bài, phân tích nhân vật đó ở thân bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_viet_so_5_co_dap_an.doc