Đề trắc nghiệm Sắt, hợp chất của sắt và hợp kim của sắt

doc 13 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm Sắt, hợp chất của sắt và hợp kim của sắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm Sắt, hợp chất của sắt và hợp kim của sắt
D. SẮT, HỢP CHẤT CỦA SẮT VÀ HỢP KIM CỦA SẮT
I. LÝ THUYẾT
Câu 1. Nguyên tử Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion Fe3+ có cấu hình elcetron là
 A. [Ar]3d64s2 B. [Ar]3d6 C. [Ar]3d34s2 D. [Ar]3d5
Câu 2. Fe có thể tan được trong dung dịch nào sau đây?
 A. AlCl3 B. FeCl3 C. FeCl2 D. MgCl2
Câu 3. Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều pư với dung dịch CuCl2
 A. Na, Mg, Ag B. Fe, Na, Mg C. Ba, Mg, Hg D. na, Ba, Ag 
Câu 4. Tính khử của kim loại sắt là
 A. Rất mạnh B. Mạnh C. Trung bình D. Yếu
Câu 5. Fe kim loại pư với dung dịch nào sau đây tạo thành Fe3+
 A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch CuSO4 C. Dung dịch HCl đặc D. Dung dịch HNO3 loãng
Câu 6. Fe tác dụng với H2O ở nhiệt độ > 570oC thu được chất nào sau đây?
 A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe(OH)3
Câu 7. Fe tác dụng với H2O ở nhiệt độ < 570oC thu được chất nào sau đây?
 A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Fe(OH)2
Câu 8. Khi cho Fe tác dụng với chất nào sau đây đều tạo ra Fe3+: (1) Cl2, (2) I2, (3) HNO3, (4) H2SO4 đặc nguội?
 A. (1), (2) B.(1), (2), (3) C. (1), (3) D. (1), (3), (4)
Câu 9. Khi cho 7,28g Fe tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 3M thu được khí NO2 và dung dịch A. Chất có trong dung dịch A là
 A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)3 và HNO3 
 Câu 10. Hoà tan Fe trong dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?
 A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 và AgNO3 D. Fe(NO3)3 và AgNO3
Câu 11. Có hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Cu, Ag ở dạng bột. Cho hỗn hợp A vào dung dịch B chứa một chất tan và khuấy kĩ cho đến khi kết thúc pứ thấy Fe và Cu tan hết và còn lại một lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong A. Dung dịch B chứa chất nào sau đây?
 A. dd AgNO3 B. dd FeSO4 C. dd Fe2(SO4)3 D. dd Cu(NO3)2
Câu 12. Nhúng thanh sắt (đã đánh sạch) vào các dung dịch ở 3 thí nghiệm sau:
 TN 1: nhúng vào dung dịch CuSO4 TN 2: nhúng vào dung dịch NaOH TN 3: nhúng vào dung dịch Fe2(SO4)3
 Giả sử kim loại sinh ra (nếu có) đều bám vào thanh sắt thì nhận xét nào sau đây đúng
 A. Ở TN 1, khối lượng thanh sắt giảm B. Ở TN 2, khối lượng thanh sắt không đổi
 C. Ở TN 3, khối lượng thanh sắt không đổi D. A, B, C đúng
Câu 13. Có 2 lá Fe có khối lượng bằng nhau. Lá 1 cho tác dụng với Cl2 dư, lá 2 ngâm trong dd HCl dư. Sau pứ xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối clorua thu được ở hai trượng hợp trên là
 A.ở lá 1 bằng ở lá 2 B.ở lá 1 lớn hơn lá 2 C.ở lá 1 nhỏ hơn lá 2 D.Tuỳ điều kiện mà ở lá 1 nhiều hoặc tí hơn lá 2 
Câu 14. Một lá vàng có bám một lớp Fe trên bề mặt. ta có thể rửa sạch lớp Fe bằng hoá chất nào sau đây?
 A. dd CuCl2 dư B. dd ZnCl2 dư C. dd FeCl2 dư D. dd FeCl3 dư
Câu 15. Phản ứng nào sau đây không đúng?
 A. Fe + HCl FeCl2 + H2 B. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
 C. Fe + Cl2 FeCl2 D. Fe + H2O FeO + H2 
Câu 16. Cho hỗn hợp Fe – Cu tác dụng với HNO3, phản ứng xong thu được dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan. Chất tan đó là
 A. HNO3 B. Fe(NO3)2 C. Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)
Câu 17. Dung dịch Fe(NO3)3 không tác dụng với kim loại nào sau đây?
 A. Zn B. Fe C. Cu D. Ag 
Câu 18. Dung dịch HI có thể khử được ion nào trong số các ion sau?
 A. Fe2+ B. Fe3+ C. Cu2+ D. Al3+
Câu 19. Hỗn hợp kim loại nào sau đây đều pứ trực tiếp với dung dịch muối Fe3+?
 A. Na, Al, Zn B. Fe, Mg, Cu C. Ba, Mg, Ni D. K, Ca, Al
Câu 20. Có các kim loại: Cu, Ag, Fe và các dd muối Cu(NO3)2 AgNO3, Fe(NO3)3. Kim loại nào tác dụng được với cả 3 dd muối?
 A. Fe B. Fe, Cu C. Ag D. Cu, Ag
Câu 21. Khi cho Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thấy thu được SO2 và dung dịch A không có H2SO4 dư. Vậy dung dịch A là
 A. FeSO4 B. Fe2(SO4)3 C. FeSO4, Fe2(SO4)3 D. A, B, C đều có thể đúng
Câu 22. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng 1 lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp hai khí X, Y. Hai khí X, Y là
 A. H2S và SO2 B. H2S và CO2 C. SO2 và CO D. SO2 và CO2
Câu 23. Trong pứ đốt cháy CuFeS2 tạo thành sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì 1 phân tử CuFeS2 sẽ
 A. Nhận 13electron B. Nhận 12 electron C. Nhường 13 electron d. Nhường 12 electron 
Câu 24. Cho hỗn hợp FeS và FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch A chứa ion nào sau đây?
 A. Fe2+, SO42– , NO3–, H+ B. Fe2+, Fe3+, SO42–, H+ C. Fe3+, SO42–, NO3–, H+ D. Fe2+, SO32–, NO3–, H+ 
Câu 25. Nhỏ vài giọt dung dịch KMnO4 vào cốc đựng dung dịch FeSO4 và H2SO4. Hiện tượng quan sát được là
 A. dd thu được có màu tím B. dd thu được không màu C. Có kết tủa màu tím D. Có kết tủa màu lục nhạt
Câu 26. Cho các chất Al, Fe, Cu, khí Cl2, dd NaOH, dd HNO3 loãng. Chất nào tác dụng với dung dịch chứa ion Fe2+ là
 A. Al, dd NaOH B. Al, dd NaOH, khí Cl2 C. Al, dd HNO3, khí Cl2 D. Al, dd NaOH, dd HNO3, khí Cl2
Câu 27. Để bảo quản dd Fe2+ người ta thường cho vào dung dịch Fe2+ một lượng 
 A. Zn dư B. Al dư C. Fe dư D. Cu dư
Câu 28. Khi cho dd Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thuỷ phân
Dung dịch vẫn có màu nâu đỏ vì không có pứ
Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt
Có kết tủa màu nâu đỏ sau đó tan do tạo khí CO2
Câu 29. Quặng hêmatit đỏ có thành phần chính là
 A. Fe2O3.nH2O B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. FeCO3
Câu 30. Quặng sắt thừơng dùng sản xuất gang là
 A. FeCO3 B. Fe3O4 C. FeS2 D. Fe2O3
Câu 31. Trong các loại quặng sắt: FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2. Cất chứ hàm lượng Fe lớn nhất và bé nhất lần lượt là
 A. FeCO3 và Fe2O3 B. Fe2O3 và Fe3O4 C. Fe3O4 và FeCO3 D. FeS2 và Fe3O4
Câu 32. Dung dịch FeSO4 làm mất màu dung dịch nào sau đây?
 A. dd KMnO4 trong H2SO4 B. dd K2Cr2O7 trong H2SO4 C. dd Br2 D. cả A, B, C
Câu 33. Pư nào sau đây sinh FeSO4?
 A. Fe + Fe2(SO4)3 B. Fe + CuSO4 C. Fe + H2SO4 đặc nóng D. A, B đúng
Câu 34. Pứ nào sau đây tạo ra Fe(NO3)3?
 A. Fe + HNO3 đặc nguội B. Fe + Cu(NO3)2 C. Fe(NO3)2 + AgNO3 D. Fe + Fe(NO3)2
Câu 35. Cặp chất không xảy ra pư hoá học là
 A. Cu + dd FeCl2 B. Fe + dd HCl C. Cu + FeCl3 D. Fe + dd FeCl3
Câu 36. Cho bột Fe vào dd HNO3 loãng, sau khi pư hoàn toàn thu được dd X vừa có khả năng hoà tan bột Cu, vừa có khả năng tạo kết tủa với dd AgNO3. dung dịch X chứa
 A. Fe(NO3)3 và HNO3 dư B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và HNO3 dư 
 C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 D. Fe(NO3)2 và HNO3 dư
Câu 37. Cho hỗn hợp Cu và Fe vào dd HNO3 loãng, nếu đền khi pư hoàn toàn thu được dd X và chất rắn Y. Chất rắn Y cho tác dụng với dd HCl thấy có khí thoát ra. Cho dd NaOH vào dd X thu được kết tủa Z. Kết tủa Z gồm
 A. Fe(OH)2 B. Fe(OH)3 C. Fe(OH)2 và Cu(OH)2 D. không xác định được
Câu 38. Khi cho hỗn hợp dd FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây?
 A. FeO & ZnO B. Fe2O3 & ZnO C. Fe3O4 D. Fe2O3
Câu 39. Khi cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với dd HNO3 đặc nóng. số pứ thuộc loại pứ oxi hoá - khử là
 A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Cho sơ đồ pư: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + N2O + H2O
 Biết tỉ lệ số mol giữa NO : N2O = 1 : 2. Hệ số giữa Fe3O4 và HNO3 trong sơ đồ pứ trên sau khi cân bằng là
 A. 11 và 102 B. 19 và 176 C. 11 và 104 D. 18 và 174
Câu 40. Có 3 kim loại: Ba, Al, Ag. Nếu chỉ dùng dd H2SO4 loãng thì thì có thể nhận biết được những kim loại nào trong số các kim loại sau
 A. Ba B. Ba, Ag C. Ba, Al, Ag D. Al và Ag
Câu 41. Hoà tan hoàn toàn Fe3O4 trong dd H2SO4 loãng (dư) được dd X1. Cho một lượng Fe (dư) vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi pứ xảy ra hoàn toàn, thu được dd X2 có chứa chất tan là
 A. Fe2(SO4)3 và H2SO4 B. FeSO4 C. Fe2(SO4)3 D. FeSO4 và H2SO4
Câu 42. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl3, Al2(SO4)3, K2CO3, (NH4)2SO4, NH4NO3, người ta có thể dùng 1 trong các chất nào sau đây?
 A. dd NaOH B. dd Ba(OH)2 C. Ba D. B và C
Câu 43. Dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch: H2SO4, Na2CO3, Na2SO4, FeSO4?
 A. dd BaCl2 B. dd NaOH C. AgNO3 D. Không xác định được
Câu 44. Có 5 ống nghiệm đựng riêng biệt các dd loãng: FeCl3, NH4Cl, Cu(NO3)2, FeSO4, AlCl3, Hoá chất nào sau đây có thể dùng để phân biệt 5 d trên
 A. Quỳ tím B. dd NaOH C. BaCl2 D. AgNO3
Câu 45. Khi điều chế FeCl2 bằng cách cho Fe tác dụng với dd HCl. Để bảo quản FeCl2 không bị oxi hoá thành Fe3+ người ta có thể:
 A. Cho thêm vào dd một lượng sắt dư B. Cho thêm vào dd một lượng Zn dư
 C. Cho thêm vào dd một lượng HCl dư C. Cho thêm vào dd một lượng HNO3 dư
Câu 46. Có thể điều chế Fe(OH)3 bằng cách:
 A. Cho Fe2O3 tác dụng với H2O B. Cho dd muối Fe3+ tác dụng với dd axit mạnh
 C. Cho Fe2O3 tác dụng với dd NaOH D. Cho dd muối Fe3+ tác dụng với dd kiềm
Câu 47. Tìm câu phát biểu đúng:
Fe chỉ có tính khử, hợp chất Fe3+ chỉ có tính oxi hoá, hợp chất Fe2+ chỉ có tính khử
Fe chỉ có tính oxi hoá, hợp chất Fe3+ chỉ có tính oxi hoá, hợp chất Fe2+ chỉ có tính khử
Fe chỉ có tính khử, hợp chất Fe3+ chỉ có tính oxi hoá, hợp chất Fe2+ chỉ có tính oxi hoá
Fe chỉ có tính khử, hợp chất Fe3+ chỉ có tính oxi hoá, hợp chất Fe2+ có tính khử và tính oxi hoá
Câu 48. Chỉ dùng hoá chất nào sau đây để phân biệt các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Ba(OH)2, HCl, NaCl, NaOH
 A. dd fenolftalein B. quỳ tím C. dd AgNO3 D. không xác định được
Câu 49. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt sau: NaCl, NH4Cl, FeCl3, (NH4)2CO3, AlCl3, người ta có thể dùng kim loại nào sau đây?
 A. Kali B. Bari C. Rubiđi D. Magie
Câu 50. Có 4 dd muối: AlCl3, FeCl3, FeCl2, ZnCl2. Chỉ dùng 1 thuốc thử nào sau đây để nhận biết 4 dd trên?
 A. dd NaOH B. dd NH3 C. dd AgNO3 D. dd H2S
Câu 51. Có 4 chất rắn riêng biệt: FeCO3, FeO, Fe2O3, Al2O3. Dùng chất nào sau đây để phân biệt 4 chất rắn?
 A. dd NaOH B. dd HCl C. dd HNO3 loãng D. dd H2SO4 đặc nóng 
Câu 52. Cho bột sắt vào dung dịch HNO3 loãng, kết thúc pứ thấy có bột sắt dư. Dung dịch thu được sau pứ là
 A. Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)3, HNO3 C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3
Câu 53. Chỉ dùng 1 thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch không màu: AlCl3, ZnCl2, MgCl2, FeSO4, Fe(NO3, NaOH đựng trong các lọ mất nhãn
 A. dd NaOH B. dd Na2CO3 C. dd Ba(OH)2 D. dd NH3
Câu 54. Có thể phân biệt 3 dd: KOH, HCl, H2SO4 loãng bằng 1 thuốc thử là
 A. Quỳ tím B. Zn C. Al D. BaCO3
Câu 54a.. Cho phương trình hoá học: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O
	Nếu tỉ lệ số mol: NO2 : NO là x : y thì hệ số cân bằng của H2O trong phương trình là
	A. x + y 	B. 3x + 2y 	C. 2x + 5y 	D. 4x + 10y
II. BÀI TẬP
 1. Tính khử của kim loại 
Câu 55. Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dd H2SO4 loãng, cô cạn dd sau pứ thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là
 A. Al B. Mg C. Zn D. Fe
Câu 55a. Khi cho kim loại M tác dụng với dd HNO3 đặc, nóng thu được thể tích khí NO2 nhiều hơn cà là kim loại nào sau đây?	A. Ag B. Cu C. Zn D. Fe
Câu 56. Cho m gam hộn hợp bột Zn và Fe vào dd CuSO4 dư. Sau khi kết thúc pư thu được m gam bột rắn. Thành phần % theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là
 A. 90,27% B. 85,30% C. 82,20% D. 12,67%
Câu 57. Khi cho m gam bột sắt vào dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít khí 9đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2, dx/o2 = 1,3125. Khối lượng m là
 A. 5,6g B. 11,2g C. 0,56g D. 1,12g
Câu 58. Hoà tan hoàn toàn 2g Fe và 3g Cu vào dd HNO3 loãng thu được 0,448 lít NO duy nhất (ở đktc) và dd X. Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dd x là
 A. 5,4g B. 6,24g C. 17,46g D. 10,80g
Câu 59. Hoà tan hết 3,04g hỗn hợp bột kim loại Fe và Cu trong dd HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) duy nhất. % khối lượng Fe và Cu trong hỗn hợp là
 A. 63,2% và 36,8% B. 36,8% và 63,2% C. 50% và 50% D. 36,2% và 63,8%
Câu 60. Cho 4,2g hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn tác dụng với dd HCl dư thì được 2,24 lít khí (ở đktc). Khối lượng muối khan thu được là	A. 11,5g B. 11,3g C. 7,85g D. 7,75g 
Câu 61. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 10g trong dung dịch H2SO4. sau pứ thu được 224ml khí H2 (đktc) thì khối lượng kim loại giảm 11,2%. Kim loại đã dùng là
 A. Zn B. Cu C. Fe D. Al
Câu 62. Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50g trong dung dịch HCl. Sau pứ thu được 336 lít khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là
 A. Zn B. Fe C. Al D. Ni
Câu 63. Cho 4,58g hỗn hợp A gồm Zn, Fe, Cu vào cốc đựng dung dịch chứa 0,082mol CuSO4. sau pứ thu được dung dịch B và kết tủa C. Kết tủa C chứa các chất
 A. Cu, Zn B. Cu, Fe C. Cu, Fe, Zn D. Cu
Câu 64. Để 28g bột Fe ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4g. Tính % khối lượng Fe đã bị oxi hoá, giả sử sản phẩm oxi hoá là Fe3O4
Câu 65. Cho Fe tác dụng với dd H2SO4 thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng 55,6g. Giá trị V là
 A. 8,19 lít B. 7,33 lít C. 4,48 lít D. 6,23 lít
Câu 66. Cho hỗn hợp Fe và FeS tác dụng với dd HCl dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 9. Thành phần % theo số mol của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
 A. 35% B. 50% C. 60% D. 40%
Câu 67. Có hỗn hợp X gồm Fe và Cu có khối lượng 6g. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7 : 8. Cho lượng X trên vào một lượng dd HNO3, khấy đều cho pứ xảy ra hoàn toàn thì thu được một lượng chất rắn nặng Y nặng 4,32g, dd Z và khí NO. Khối lượng chất tan trong dd Z là
 A. 5,4g B, 8,1g C. 2,7g D. 10,8g 
Câu 68. Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm: Al, Fe, Zn, Mg bằng dd HCl dư. Sau pứ khối lượng dd axit tăng thêm (m – 2) gam. Khối lượng muối tạo thành trong dd là
 A. (m + 34,5)g B. (m + 35,5g)g C. (m + 69)g D. (m + 17)g 
Câu 69. Đốt cháy x mol Fe bằng oxi thu được 5,04g hỗn hợp A gồm các oxit sắt. Hoà tan hoàn toàn A trong dd HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Tỷ khối hơi của Y đối với H2 là 19. Giá trị của x là
 A. 0,05 B.0,06 C. 0,065 D. 0,07
Câu 70. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Fe trong 300 ml dd HNO3 1M thì thu được dd A và 1,12 lít khí (ở đktc) không màu hoá nâu ngoài không khí (sản phẩm khử duy nhất). Để trung hoà dd A cần bao nhiêu lít dd B chứa hỗn hợp NaOH 0,01M và Ba(OH)2 0,02M?
 A. 2,4 lít B. 4 lít C. 1,8 lít D. 2 lít
Câu 71. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dd X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
 A. 0,04 B. 0,06 C. 0,075 D. 0,12
Câu 72. Hoà tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe và Cu (có tỉ lệ mol 1 : 1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dd Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị V là
 A. 2,24 B. 4,48 C. 5,60 D. 3,36
Câu 73. Cho 6,72g Fe vào dd chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau pứ xảy ra hoàn toàn, thu được 
 A. 0.03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4 B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư
 C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4 D. 0,12 mol Fe
Câu 74. Cho 0,81g Al và 2,8g Fe tác dụng với 200 ml dd X chứa AgNO3 và Cu(NO3)3. Sau khi pứ xảy ra hoàn toàn thu được dd Y và 8,12g hỗn hợp 3 kim loại. Cho 8,12g hỗn hợp 3 kim loại này tác dụng với dd HCl dư, kết thúc pứ thấy thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là
 A. 0,15M và 0,25M B. 0,10M và 0,20M C. 0,25M và 0,15M D. 0,25M và 0,25M 
Câu 75. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
TN 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào v1 lít dd Cu(NO3)2 1M
TN 2: Cho mgam bột Fe (dư) vào V2 lít dd AgNO3 0,1M
 Sau khi các pứ xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm bằng nhau. Giá trị V1 so với V2 là
 A. V1 = V2 B. V1 = 10V2 C. V1 = 5V2 D. V1 = 2V2 
Câu 76. Hoà tan vừa đủ 6g hỗn hợp hai kim loại X, Y có hoá trị tương ứng là I, II vào dd hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4, thu được 2,688 lít hỗn hợp khí B gồm NO2, SO2 (ở đktc) và có tổng khối lượng 5,88g. Cô cạn dd sau pứ thu được m gam muối khan. Giá trị m là
 A. 14,12g B. 23,12g C. 21,11g D. 41,21g
Câu 77. Hoà tan hoàn toàn 12g hỗn hợp hai kim loại X, Y vào dd HNO3 thu được m gam muối và 1,12 lít khí không duy trì sự cháy (ở đktc). Giá trị m là
 A. 51g B. 25g C. 21g D. 43g
Câu 78. Hoà tan hỗn hợp gồm Mg, Fe và kim loại M vào dd HNO3 thu được hỗn hợp gồm 0,03 mol NO2, 0,02mol NO. Số mol HNO3 đã tham gia pứ là
 A. 0,02 mol B. 0,07 mol C. 0,03 mol D. 0,14
Câu 79. Hoà tan hoàn toàn 5,04g hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z vào 100 ml dd HNO3 x M (mol/lit) thu được m gam muối, 0,02 mol NO2, 0,05 mol N2O. Giá trị x và m là 
 A. 0,03M và 21,1g B. 0,9M và 8,72g C. 0,23M và 54,1g D. 0,2M và 81,1g
Câu 80. Hổn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Ba. Chia X thành 3 phần bằng nhau
Phần 1: Tác dụng với H2O dư thu được 0,04 mol H2
Phần 2: Tác dụng với dd NaOH dư thu được 0,07 mol
Phần 3: Tác dụng với dd HCl dư thu được 0,1 mol H2.	 Số mol Ba, Al, Fe trong hỗn hợp lần lượt là:
 A. 0,01; 0,04; 0,03 B. 0,01; 0,02; 0,03 C. 0,02, 0,03; 0,04 D. 0,01; 0,03; 0,03
Câu 81. Trộn 5,6g bột Fe với 2,4g bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với dd HCl dư, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị v là
 A. 4,48 lít B. 3,08 lít C. 3,36 lít D. 2,80 lít 
Câu 82. Cho 20g Fe tác dụng với dd HNO3 vừa đủ, thu được V lít khí duy nhất (ở đktc) và 3,2g chất rắn. Giá trị V là
 A. 0,84 lit B. 1,68 lit C. 11,2 lit D. 22,4 lít
Câu 83. Hoà tan hoàn toàn 11,2g Fe vào dd HNO3 dư, thu được dd A và 6,72 lít khí B gồm NO và một khí X, với tỉ lệ thể tích là 1:1. Khí X là
 A. N2 B. N2O C. NO2 D. N2O4
Câu 84. Để m gam bột sắt A ngoài không khí sau một thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng 12g gồm Fe và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho B tác dụng hoàn toàn với axit HNO3 dư giải phóng ra 2,24 lít khí duy nhất NO. khối lượng m có giá trị 
 A. 5,6g B. 10,08g C. 4,8g D. 5,9g 
Câu 85. Nung m gam Fe trong không khí, sau một thời gian người ta thu được 104,8g hỗn hợp rắn A gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn A trong HNO3 dư, thu được dd B bà 12,096 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với He là 10,167. Giá trị m là
 A. 72g B. 69,54g C. 91,28g D. 78,4g
Câu 86. Cho 1,35g hỗn hợp gồm Mg, Fe, Al tác dụng với HNO3 dư thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 có khối lượng mol trung bình là 42,8. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Tính tổng khối lượng muối nitrat thu được
 A. 9,65g B. 7,28g C. 4,24g D. 5,69g 
Câu 87. Trộn 60g bột Fe và 30 bột S rồi nung nóng (không có không khí) thu được chất rắn A. Hoà tan A trong dd HCl dư được dd B và khí C. Đốt cháy C cần V lít O2 (ở đktc). Biết các pư hoàn toàn. Giá trị V là
 A. 32,928 lít B. 16,454 lít C. 22,4 lít D. 4,48 lít
Câu 88. Cho 3,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (có tỉ lệ mol tương ứng 8:3) vào 100 ml dung dịch chứa HNO3 0,2M, H2SO4 0,9M và NaNO3 0,4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất, cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch thu được sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là:	 	A. 13,38 gam 	B. 32,48 gam.	 C. 24,62gam.	D. 12,13gam
Câu 89. Dun nóng hỗn hợp gồm Fe và S có tỉ lệ mol 1: 2 trong bình kín không chứa không khí thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 60%. Hiệu suất phản ứng giữa Fe và S là
 A. 60% B. 25% C. 80% D. 50%
Câu 90. Cho 8,4g Fe vào 2 lít dd X (HCl 0,15M, HNO3 0,2M) thu được khí NO và dung dịch Y. Cho biết dd Y hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu?
 A. 6,4g B. 7,5g C. 7,2g D. 2,4g 
Câu 91. Cho 5,6g bột Fe vào 300ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch A . Cho A tác dụng với 800ml dung dịch AgNO3 1M đến phản ứng hoàn toàn tạo m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 43,05g	B. 10,8g	C. 21,6g	D. 53,85g
Câu 92. Chia 14,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, kết thúc phản ứng thu được 1,68 lít H2 (đktc). Cho phần 2 vào 350 ml dung dịch AgNO3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam kim loại. Giá trị của m là 
	A. 37,8. 	 B. 27,0. 	C. 35,1. 	D. 21,6. 
Câu 93. Cho 18 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 1M và HCl 2M. Kết thúc phản ứng, nhỏ tiếp V ml dung dịch HCl 1M vào đó thì kim loại vừa tan hết. Biết trong dung dịch thu được không còn ion NO3– và NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V và phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là 
	A. 400 và 46,67%. 	 B

Tài liệu đính kèm:

  • docde_trac_nghiem_sat_hop_chat_cua_sat_va_hop_kim_cua_sat.doc