Đề trắc nghiệm luyện tập Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm luyện tập Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm luyện tập Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017
Tuần 29
Từ 20 – 25/3/2017
ĐỀ LUYỆN TẬP 02
Câu 1: Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là :
A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
B. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
C. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.
D. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.
Câu 2: Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ:
A. Đông xuân. 	B. Đông 	C. Mùa. 	D. Hè thu.
Nhận định nào sau đây không chính xác ?
A. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần.
B. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện.
C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành.
D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995.
Câu 4: Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 	B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế Nhà nước. 	D. Kinh tế tư nhân.
Câu 5: “Lũ lớn nhất vào tháng X, XI; lũ tiểu mãn vào tháng V, VI”, đây là đặc điểm của sông:
A. Cầu. 	B. La Ngà 	C. Mã 	D. Đồng Nai
Câu 6: Cà phê được trồng nhiều nhất ở
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ 	B. Tây Nguyên
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. 	D. Đông Nam Bộ
Câu 7: Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giảm, tuổi thọ trung bình của người dân tăng là do:
A. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tốt. 	B. Đời sống nhân dân phát triển
C. Mạng lưới y tế phát triển. 	D. Có sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại.
 Câu 8: Cho bảng số liệu sau 
 Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005-2010 ?
A. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua các năm đều giảm
B. Sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng
C. Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng
D. Sản lượng nuôi trồng tăng chậm hơn sản lượng khai thác
Câu 9: Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ:
A. Người sản xuất quan tâm nhiều tới sản lượng.
B. Người nông dân quan tâm nhiều hơn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
C. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ.
D. Mỗi cơ cấu sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm.
Câu 10: Chiến lược phát triển dân số hợp lí trong điều kiện nước ta hiện nay là:
A. Hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.
B. Đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế.
C. Hạn chế việc đưa dân lên trung du, miền núi.
D. Giảm mức tăng dân số và đẩy mạnh phát triển kinh tế
Câu 11: Biểu hiện để chứng tỏ nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn là:
A. lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.
B. sông ngòi nhiều nước giàu phù sa.
C. trong năm có một mùa mưa và một mùa khô.
D. lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000mm, độ ẩm không khí trung bình trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.
Câu 12: Hiện nay nước ta đang được coi là giai đoạn có kết cấu “dân số vàng” điều này có nghĩa là:
A. số người từ 15 – 59 tuổi chiếm 2/3 dân số. 	B. số người từ 0 – 14 tuổi chiếm 2/3 dân số.
C. số người già cao chiếm tới ½ dân số. 	D. số trẻ sơ sinh chiếm 2/3 dân số. 
Câu 13: Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta:
A. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có quy mô lớn và phân bố tập trung.
B. Quá trình đô thị hóa ở nước ta không xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa.
C. Trình độ đô thị hóa diễn ra chậm và không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ.
D. Trình độ đô thị hóa cao
Câu 14: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ ba sau:
A. Inđônêxia và Philíppin. 	B. Malaixia và Inđônêxia.
C. Malaixia và Thái Lan. 	D. Mianma và Lào.
Câu 15: Đất feralit ở nước ta thường bị chua là do:
A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3.
B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3.
C. Quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.
D. Mưa nhiều rửa trôi hết các chất ba dơ dễ tan.
Câu 16: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (cực Nam Trung Bộ) chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện:
A. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
C. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
D. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19: giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 của nước ta là 
A. 63.875,6 	tỉ đồng	B. 651.868,0 tỉ đồng
C. 85. 389,0 tỉ đồng	D. 65.186,8 tỉ đồng
Câu 18: Cho bảng số liệu sau 
 Biểu đồ phù hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979-2006 là
A. Biểu đồ cột. 	B. Biểu đồ miền đặc biệt. 	C. Biểu đồ đường. 	D. Biểu đồ tròn.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ (từ 16°B trở vào)
A. Quanh năm nóng 	B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C.
C. Về mùa khô có mưa phùn. 	D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt
Câu 20: Căn cứ vào bản đồ lượng mưa, trang 9, Atlat Địa lí Việt Nam: khu vực có khí hậu khô hạn nhất nước ta là:
A. Bắc Trung Bộ. 	B. Tây Bắc.
C. Ven biển Bắc Bộ . 	D. Ven biển cực Nam Trung Bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_luyen_tap.doc