Câu 1. Công cuộc đổi mới của nước ta chính thức định hình vào A. Tháng 12 năm 1986. B. Tháng 2 năm 1987. C. Tháng 2 năm 1985. D. Tháng 11 năm 1998 [] Câu 2. Thách thức to lớn nhất trong chiến lược hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam là gì ? A. Tiến hành công nghiệp hóa chậm hơn so với một số nước trong khu vực. B. Không có nhiều tài nguyên khoáng sản chiến lược có giá trị kinh tế cao. C. Nền kinh tế chịu hậu quả chiến tranh kéo dài. D. Chưa thu hút đầu tư nước ngoài. [] Câu 3. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 1986 – 2005 đạt khoảng A. 17,9% B. 10% C. 16% D. 10% Câu 4. Nhận định nào không phải là xu thế phát triển của công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội nước ta ? A. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. B. Dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội. C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN. D. Tăng cường giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới. [] Câu 5. Quy mô diện tích Việt Nam trên thế giới thuộc loại A. Nhỏ. B. Khá C. lớn. D. Trung bình. [] Câu 6. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Đông ở kinh độ: A. 109024’Đ B. 109020’Đ C. 109026’Đ D. 109028’Đ [] Câu 7. Vùng biển tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định, được gọi là: A. Vùng đặc quyền về kinh tế B. Vùng tiếp giáp lãnh hải C. Lãnh hải D. Nội thủy [] Câu 8. Ý nghĩa văn hóa – xã hội của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam là: A. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước Đông Nam Á B. Tạo điều kiện để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài C. Tạo điều kiện cho giao lưu với các nước xung quanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không D. Tạo điều kiện mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, đông bắc Căm – pu – chia và tây nam Trung Quốc. [] Câu 9. Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt – Trung? A. Cầu Treo B. Lào Cai C. Mộc Bài D. Cha Lo [] Câu 10. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? A. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ. [] Câu 11. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. B. có địa hình cao nhất nước ta. C. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam. D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên. [] Câu 12. Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển A. các loại cây rau đậu. B. cây công nghiệp lâu năm. C. cây công nghiệp hàng năm. D. cây lúa nước. [] Câu 13. Con số 40 000 km2 là diện tích của: A. Đồng bằng sông Cửu Long B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng ven biển miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long , Đồng bằng sông Hồng. [] Câu 14. Địa hình đồi núi nước ta cao nhất là: A.Tây Bắc B. Đông Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam [] Câu 15. Sự khác nhau rõ nét giữa vùng núi Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam là: A. Tính bất đối xứng giữa hai sườn rõ nét hơn B. Địa hình cao hơn C. Hướng núi vòng cung D. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên [] Câu 16. Cơ sở cho phép phát triển nền lâm, nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng ở miền núi nước ta là: A. Câu c và b. B. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật nhiệt đới. C. Đất feralit có diện tích rộng, có nhiều loại khác nhau. D. Nguồn nước dồi dào và cung cấp đủ quanh năm. [] Câu 17. Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa do: A. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong các điều kiện mưa nhiều. C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều xỏi, cát trôi xuống. D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa. [] Câu 18. Đồng bằng Phú Yên mở rộng ở cửa sông: A. Đà Rằng B. Thu Bồn C. Cả D. Mã- Chu [] Câu 19. Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là: A. Địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc. B. Động đất C. Khan hiếm nước D. Thiên tai ( lũ quét, xói mòn, trượt lở đất ) [] Câu 20. Tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Đông được thể hiện qua yếu tố: A. Nhiệt độ + hải lưu B. Dòng biển C. Độ mặn D. Diện tích [] Câu 21. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Viêt Nam là: A. Tất cả đều đúng B. Vùng biển giàu tài nguyên C. Tạo nên cảnh quan độc đáo cho bờ biển D. Mang lại độ ẩm cho khí hậu [] Câu 22. Biển Đông đem lại cho nước ta những thiên tai nào: A. Bão, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy. B. Sạt lở bờ biển C. Bão D. Bão, cát bay cát chảy [] Câu 23. Lượng ẩm cao do biển Đông đem lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta: A. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế. B. Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật. C. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng. D. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm. [] Câu 24. Dựa vào biểu đồ khí hậu atlat địa lí Việt Nam ( nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội) Mùa khô ở Hà Nội vào các tháng: A. từ tháng XI đến tháng IV. B. từ tháng X đến tháng III. C. từ tháng IX đến tháng II. D. từ tháng XII đến tháng V [] Câu 25. Nhiệt độ trung bình năm của Việt Nam là: A. 22-270C B. >250C C. 18-220C D. 200C [] Câu 26. Nguyên nhân nào làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới gió mùa là do: A. Nằm ở trong vùng nội chí tuyến, nằm gần trung tâm gió mùa Châu Á, tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn B. Trong năm mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời và vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa Châu Á C. Trong năm mặt trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta giáp với biển Đông rộng lớn D. Vị trí nước ta nằm ở gần trung tâm gió mùa Châu Á và tiếp giáp với biển Đông rộng lớn [] Câu 27. Nguyên nhân gây mưa phùn cho miền đồng bằng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ là do gió: A. Gió Mậu Dịch nửa bán cầu Nam B. Gió Đông Bắc C. Gió Mậu Dịch nửa bán cầu Bắc D. Gió Tây Nam. [] Câu 28. Nửa sau mùa Đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm vì: A. Gió thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải B. Gió di chuyển về phía Đông C. Gió càng gần phía Nam D. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn [] Câu 29. Tác động của địa hình xâm thực bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta là: A. Bào mòn, rửa trôi đất, làm trơ sỏi đá B. Tạo thành địa hình catxto với hang động ngầm C. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe sâu D. Tích tụ đất đá thành nón phóng vật ở chân núi [] Câu 30. Điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta: A. Ít phụ lưu B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc C. Phần lớn là sông nhỏ D. Nhiều nước, giàu phù sa [] Câu 31. Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở vùng: A. Đồi B. Ven biển C. Đồng bằng D. Vùng núi [] Câu 32. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là: A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh B. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh C. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá D. Rừng thưa nhiệt đới khô [] Câu 33. Các hoạt động của giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của: A. Sự phân mùa khí hậu B. Các hiện tượng: dông, lốc, mưa đá C. Độ ẩm cao của khí hậu D. Tính thất thường của chế độ nhiệt ẩm
Tài liệu đính kèm: