Đề trắc nghiệm kiểm tra một tiết Địa lí lớp 12

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm kiểm tra một tiết Địa lí lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm kiểm tra một tiết Địa lí lớp 12
Bộ Câu Hỏi Trắc Nghiệm Địa Lí 12 (kiểm tra 1 tiết)
Câu 1: Nước Việt Nam nằm ở
a. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới
b. rìa phí đông bán đảo Đông Dương, khu vực kinh tế sôi động nhất thế giới
c. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động nhất thế giới
d. rìa phí đông châu Á, khu vực ôn đới
Câu 2: Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất toàn và toàn vẹn, bao gồm
a. vùng đất, vùng biển, vùng trời
b. vùng đất, vùng biển, vùng núi
c. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa
d. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi
a. Cấu trúc địa hình khá đa dạng
b. Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ
c. Đại hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
d. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ
Câu 4: Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải đường biển?
a. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông 
b. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp
c. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng và giàu có
d. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp
Câu 5: Căn cứ vào Át lát địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây?
a. Lạng Sơn
b. Tuyên Quang 
c. Cao Bằng
d. Hà Giang
Câu 6: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc, nên
a. khí hậu có bốn mùa rõ rệt
b. có nền nhiệt độ cao
c. chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển
d. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá
Câu 7: Lãnh hải là
a. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển
b. vùng biển rộng 200 hải lí
c. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế
d. vùng có độ sâu khoảng 200m
Câu 8 : Nguyên nhân gây mưa lớn cho nam bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu hạ là do ảnh hưởng của các khối khí
a. Cận chí tuyến bán cầu Bắc
b. Bắc Ấn Độ Dương
c. Cận chí tuyến Nam Bán Cầu
d. Lạnh phương Bắc
Câu 9: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là
a. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
b. Có địa hình cao nhất nước ta
c. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam
d. Gồm các dãy núi nằm liền kề với các cao nguyên
Câu 10 : Các nước có phần biển chung với Việt Nam là:
a. Trung Quốc, Philipin, Lào, Campuchia, Malaysia, Brunây, Indonesia, Thái Lan
b. Trung Quốc, Philipin, Mianma, Campuchia, Malaysia, Brunây, Indonesia, Thái Lan 
c. Trung Quốc, Philipin, Xingapo, Campuchia, Malaysia, Brunây, Indonesia, Thái Lan
d. Trung Quốc, Philipin, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Thái Lan 
Câu 11 :Đi dọc bờ biển từ Bắc vào Nam sẽ gặp các biển tương ứng là: 
a. Trà Cổ, Cửa Lò, Mỹ Khê, Vũng Tàu
b. Trà Cổ, Non Nước, Cửa Lò, Mỹ Khê
c. Trà Cổ, Cửa Lò, Vũng Tàu, Mỹ Khê
d. Trà Cổ, Cửa Lò, Non Nước, Vũng Tàu
Câu 12: Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở vùng:
a. Bắc Bộ
b. Bắc Trung Bộ
c. Nam Trung Bộ
d. Nam Bộ
Câu 13: Khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thirn đỉnh tại các địa phưởng nước ta có đặc điểm:
a. Tăng dần từ miền Bắc vào miền Trung, giảm dần từ miền Trung vào miền Nam
b. Giảm dần từ miền Bắc vào miền Nam
c. Tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam
d. Giảm dần từ miền Bắc vào miền Trung, tăng dần từ miền Trung vào miền Nam
Câu 14: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện qua:
a. Làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh
b. Bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu
c. Tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô
d. Tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
Câu 15: Gió Mậu dịch (Tín phong) ở nước ta có đặc điểm
a. Thổi quanh năm với cường độ như nhau
b. Gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm
c. Gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm
d. Giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa
Câu 16: Trong câu thơ “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” (Nguyễn Du), “Gió đông” ở đây là:
a. Gió mùa mùa Đông lạnh khô
b. Gió mùa mùa đông lạnh ẩm
c. Gió Mậu dịch (Tín phong)
d. Gió Tây ôn đới
Câu 17: Thừoi tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa Đông ở Miền Bắc nước ta là do:
a. Gió mùa mùa đông bị suy yếu
b. Gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta
c. Ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ
d. Khối khí lạnh di chuyển qua Biển
Câu 18: Gió Tây khô nóng (gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất cho khu vực:
a. Đông Bắc
b. Tây Bắc
c. Bắc Trung Bộ
d. Nam Trung Bộ
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với chế độ nhiệt cảu nước ta:
a. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các khu vực núi cao)
b. Nhiệt độ trung bình nămtăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong nam lớn hơn ngoài Bắc
c. Xét về biên độ thì nơi nào chịu tác động của gió mùa đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao
d. Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ
Câu 20: Nhận định đúng nhất về đặc điểm chung của sông ngòi nước ta là:
a. Mạng lưới dày đặc, nhiều nước giàu phù sa, thủy chế theo mùa
b. Nhiều nước giàu phù sa, thủy chế theo mùa
c. Mạng lưới dày đặc, thủy chế theo mùa
d. Mạng lưới dày đặc, nhiều nước giàu phù sa
Câu 21:Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng bởi
a. Rừng rậm thường xanh quanh năm
b. Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa với thành phần đọng thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế
c. Rừng nhiệt đới khô lá rộng
d. Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Câu 22: Nguyên nhân chính hình thành các trung tâm mưa ít, mưa nhiều ở nước ta là:
a. Hướng núi
b. Độ cao địa hình
c. Hoàn lưu gió mùa
d. Sự kết hợn giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa
Câu 23: Đi từ Bắc vào Nam tương ứng là các hệ thống sông lớn như:
a. Sông Hồng, sông Cả, sông Trà Khúc, sông Đồng Nai, sông Đà Rằng
b. Sông Hồng, sông Trà Khúc, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Đà Rằng
c. Sông Hồng, sông Cả, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai
d. Sông Hồng, sông Trà Khúc, sông Cả, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai
Câu 24: Vùng có hệ thống đê điều phát triển nhất ở nước ta là:
a. Đồng bằng Sông Hồng
b. Đồng bằng sông cửu Long
c. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh
d. Đồng bằng Tuy Hòa
Câu 25: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với địa hình nước ta
a. Phân bậc phức tạp với hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu 
b. Có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ
c. Địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm
d. Địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế, xã hội
Câu 26: Địa hình đồi núi nước ta có nhiều độ cao khác nhau là do:
a. Kết quả của nhiều chu kì kiến tạo yếu trong giai đoạn Tân kiến tạo
b. Ngoại lực làm cắt xẻ các bề mặt địa hình trong giai đoạn Tân kiến tạo
c. Vận động tạo núi Anpi yếu
d. Giai đoạn tiền Cambri chỉ hình thành được một bộ phận nhỏ lãnh thổ nước ta
Câu 27: Đi lần lượt từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ nước ta, lần lượt qua các đèo:
a. Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo cả, đèo Cù Mông
b. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân
c. Đèo Ngang, đèo Hải Vân đèo, Cù Mông, đèo Cả
d. Đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả
Câu 28: Các cao nguyên badan dộ cao xếp tầng, có bề mặt bằng phẳng phân bố chủ yếu ở vùng:
a. Đông Nam Bộ
b. Tây Nguyên 
c. Trung du và miền núi phía Bắc
d. Bắc Trung Bộ
Câu 29: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến:
a. Hoạt động công nghiệp
b. Hoạt động dịch vụ
c. Hoạt động giao thông vận tải
d. Hoạt động nông nghiệp
Câu 30: Đi từ Bắc vào Nam của nước ta gặp các cửa khẩu tương ứng là
a. Tân Thanh, Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía
b. Tân Thanh, Cầu Treo, Xà Xía, mộc Bài
c. Cầu Treo, Mộc Bài, Xà Xía, Tân Thanh
d. Cầu Treo, Xà Xía, Mộc Bài, Tân Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_dia_12.doc