Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 501

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 351Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 501", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm kiểm tra học kì I Địa lí lớp 12 - Mã đề 501
Họ và tên:
Lớp:
ĐỀ LUYỆN 5
Thời gian làm bài : 45 phút
Ngày 15/12
Mã đề 501
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
B
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
C
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
D
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
A
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
B
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
C
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
D
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc-Nam là do
A. nước ta có gió mùa.
B. nước ta giáp biển Đông với đường bờ biển dài.
C. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
D. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và sự thay đổi góc nhập xạ.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 9, ý nào sau đây đúng nhất?
A. Miền Bắc có biên độ nhiệt năm lớn, mưa tập trung vào mùa hạ.
B. Tây Nguyên, Nam Bộ có biên độ nhiệt năm lớn, mưa tập trung vào mùa hạ.
C. Miền Bắc có nền nhiệt cao, mưa tập trung vào mùa hạ.
D. Duyên hải miền Trung có nền nhiệt cao, mưa vào mùa đông.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 10, ý nào sau đây không đúng?
A. Sông Mê công có lưu lượng lớn và điều hòa trong năm.
B. Sông Đà Rằng có lưu lượng kém.
C. Sông Hồng có lưu lượng lớn vào các tháng 6,7, 8, 9, 10.
D. Sông Mê Công có lưu lượng lớn và thay đổi 2 mùa rõ rệt.
Câu 4: Ở Đồng bằng sông Cửu Long, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh, gần 2/3 diện tích đồng bằng bị ngập mặn là do
A. địa hình thấp, bằng phẳng.	B. có nhiều vùng trũng rộng lớn.
C. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.	D. biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.
Câu 5: Cảnh sắc thiên nhiên mùa hạ của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. thời tiết khô, hanh, cây xanh tốt.	B. fơn khô nóng, cây rụng lá.
C. thời tiết nắng nóng , mưa nhiều, cây xanh tốt.	D. thời tiết nóng, ít mưa, cây rụng lá.
Câu 6: Lũ quét thường xảy ra ở khu vực
A. địa hình dốc, chia cắt mạnh, mất lớp phủ thực vật.	B. có nhiều hồ chứa thủy điện.
C. đầu nguồn của các con sông lớn.	D. vùng đồi trung du nhưng độ che phủ rừng thấp.
Câu 7: Biểu đồ miền trang 15 (Atlat Địa lí) cho thấy
A. nguồn lao động nước ta chuyển dịch theo hướng nền kinh tế nhiều thành phần.
B. nguồn lao động nước ta chuyển dịch theo hướng nền kinh tế mở.
C. nguồn lao động nước ta chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH của nền kinh tế.
D. nguồn lao động nước ta chuyển dịch theo hướng đa phương hóa của nền kinh tế.
Câu 8: Đồng bằng hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp; các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẻ nhau, các cồn cát, đầm phá. thiên nhiên khắc nghiệt. Đó là thiên nhiên của
A. đồng bằng ven biển miền Trung.	B. đồng bằng Bắc Trung Bộ.
C. đồng bằng Nam Trung Bộ.	D. đồng bằng cực Nam Trung Bộ.
Câu 9: Sạt lở bờ biển đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển ở
A. bờ biển vịnh Bắc Bộ.	B. bờ biển Nam Bộ.
C. bờ biển Trung Bộ.	D. bờ biển Đông Nam Bộ.
Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 9, ý nào sau đây đúng nhất?
A. Miền Bắc có biên độ nhiệt nhỏ, mưa tập trung vào mùa hạ.
B. Miền Bắc có nền nhiệt cao, mưa tập trung vào mùa hạ.
C. Tây Nguyên, Nam Bộ có biên độ nhiệt năm lớn, mưa tập trung vào mùa hạ.
D. Duyên hải miền Trung có nền nhiệt cao, mưa vào mùa thu- đông.
Câu 11: Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta qua mạng lưới sông ngòi là
A. chế độ nước thất thường.	B. ngắn, dốc.
C. nhiều nước và giàu phù sa.	D. có nhiều sông lớn.
Câu 12: Thiên nhiên đặc trưng cho phần lãnh thổ phía Nam là
A. nhiệt đới gió mùa.	B. nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều.	D. cận xích đạo gió mùa.
Câu 13: Vùng biển thuộc chủ quyền của nhà nước VN mà các nước khác được đặt ống dẫn dầu, cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay được tự do lưu thông .. là
A. vùng nội thủy.	B. lãnh hải.
C. vùng tiếp giáp lãnh hải.	D. vùng đặc quyền về kinh tế.
Câu 14: Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung, đồng bằng mở rộng, có mùa đông lạnh là đặc điểm cơ bản của
A. miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.	B. miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
C. Khu vực đồi núi Đông Bắc.	D. miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 15: Quá trình feralit ở nước ta diễn ra mạnh mẽ ở
A. vùng núi cao mưa nhiều.	B. vùng đồi núi thấp trên đát mẹ axit.
C. trên các cao nguyên đá ba dan.	D. vùng đồi trung du khô hạn.
Câu 16: Để khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển lâu dài, nước ta cần sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai và
A. phòng chống ô nhiễm môi trường biển.	B. đánh bắt xa bờ.
C. chống hiện tượng sạt lở bờ biển.	D. xây dựng nhiều khu du lịch biển.
Câu 17: Mùa khô ở Tây Nguyên vào khoảng
A. từ tháng 5 đến tháng 10.	B. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
C. từ tháng 8 đến tháng 12.	D. từ tháng 1 đến tháng 7.
Câu 18: Sương muối, rét đậm, rét hại thường xảy ra ở
A. miền núi phía Bắc	B. Tây Nguyên
C. Bắc Trung Bộ	D. Nam Trung Bộ
Câu 19: Với bảng số liệu trên, tỷ lệ dân thành thị nước ta năm 1995 và 2006 là
A. 26.1% và 38.0%	B. 20.7% và 27.6%.	C. 26.1% và 27.6%.	D. 20.7% và 38.0%	.
Câu 20: Nước ta giao lưu thuận lợi với các nước khác vì
A. đường biên giới dài.
B. đường bờ biển dài.
C. nước ta nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều luồng sinh vật.
D. nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
Câu 21: Đường bờ biển nước ta dài 3260km, chạy từ.. đến.
A. Quảng Ninh đến Kiên Giang.	B. Móng Cái đến Hà Tiên.
C. Móng Cái đến Kiên Giang.	D. Quảng Ninh đến Hà Tiên.
Câu 22: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ
A. số 7.	B. số 5.	C. số 9.	D. số 11.
Câu 23: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam là
A. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.	B. rừng nhiệt đới gió mùa.
C. rừng cận xích đạo gió mùa, nửa rụng lá .	D. rừng cận xích đạo gió mùa.
Câu 24: Nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều luồng sinh vật nên nước ta
A. giàu tài nguyên rừng.	B. giàu có tài nguyên khoáng sản.
C. đa dạng sinh học.	D. có hệ thực vật quanh năm xanh tốt.
Câu 25: Yếu tố hải văn chứng tỏ biển Đông là biển thuộc vùng gió mùa là
A. độ muối cao hơn 30%0.	B. nhiệt độ nước biển cao hơn 230C.
C. thủy triều ổn định.	D. các hải lưu ven bờ.
Câu 26: Đặc điểm nổi bật của đồng bằng sông Hồng là
A. có nhiều khu ruộng cao bạc màu.	B. bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
C. có nhiều ô trũng ngập nước.	D. có nhiều đê bao.
Câu 27: Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long
A. Đất mặn.	B. Đất xám.	C. Đất phèn.	D. Đất phù sa ngọt.
Câu 28: Giải pháp nào không phải là biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.
B. Phát triển du lịch sinh thái.
C. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
D. Quy định về khai thác gỗ và thuỷ sản.
Câu 29: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là
A. gồm các dãy núi song song, so le theo hướng TB-ĐN, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
B. có địa hình cao nhất nước.
C. có các mạch núi lớn hướng TB-ĐN.
D. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
Câu 30: Vùng nước được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là:
A. vùng đặc quyền về kinh tế.	B. lãnh hải.
C. vùng nội thủy.	D. vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 31: Đặc điểm nổi bật của địa hình Tây Nguyên là
A. khu vực có địa hình cao nhất nước.
B. có các cao nguyên badan tương đối bằng phẳng.
C. địa hình núi có hướng vòng cung lấn sát biển.
D. gồm các dãy núi song song, so le theo hướng TB-ĐN.
Câu 32: Vào đầu mùa hạ, Tây Nguyên vào mùa mưa thì khu vực chịu ảnh hưởng của fơn Tây Nam là
A. Đông Trường Sơn.	B. Nam Bộ.
C. Đông Bắc.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 33: Lũ quét thường xảy ra ở vùng núi phía Bắc vào khoảng thời gian
A. tháng 6 đến tháng 10.	B. tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
C. tháng 10 đến tháng 12.	D. tháng 1 đến tháng 6.
Câu 34: Địa hình nước ta già trẻ lại và có tính phân bận rõ rệt là do ảnh hưởng của
A. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và mưa nhiều.
B. độ nghiêng của địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
C. sự xâm thực mạnh mẽ ở miên núi.
D. vận động Tân kiến tạo.
Câu 35: Cảnh sắc thiên nhiên mùa đông của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. thời tiết lạnh, mưa nhiều .
B. thời tiết lạnh, ít mưa .
C. thời tiết lạnh, mưa nhiều, cây rụng lá .
D. thời tiết nhiều mây lạnh, ít mưa, cây rụng lá.
Câu 36: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 1 số địa điểm
Địa điểm
Lượng mưa(mm)
Lượng bốc hơi(mm)
Cân bằng ẩm(mm)
Hà Nội
1667
989
+ 678
Huế
2868
1000
+ 1868
TP Hồ Chí Minh
1931
1686
+ 245
Nhận xét nào sau đây chưa chính xác về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 1 số địa điểm
A. Lượng mưa các nơi đều lớn.	B. Càng vào phía Nam lượng bốc hơi càng tăng.
C. Cân bằng ẩm luôn dương.	D. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.
Câu 37: Cho bảng số liệu: tình hình dân số Việt Nam 
 (đơn vị: triệu người)
Năm 
1995
1999
2001
2003
2006
Tổng số dân
72,0
76,6
78,7
80,9
84,2
Số dân thành thị
14,9
18,1
19,5
20,9
23,2
Số dân nông thôn
57,1
58,5
59,2
60,0
61,0
Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số thành thị, nông thôn nước ta qua các năm là
A. biểu đồ miền.	B. biểu đồ đường.
C. biểu đồ cột (chồng).	D. biểu đồ cột.
Câu 38: Khu vực có mùa đông lạnh kéo dài rõ nhất là
A. Tây Bắc.	B. Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ.
C. lãnh thổ phía Bắc.	D. Đông Bắc.
Câu 39: Ở ĐBSCL, đất phèn phân bố chủ yếu ở
A. các vùng đất mới được bồi đắp ven biển.	B. ven các cửa sông lớn.
C. vùng trũng ngập nước.	D. ven hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu.
Câu 40: Khi vùng núi Đông Bắc đón gió mùa Đông Bắc, thiên nhiên là cận nhiệt đới gió mùa thì vùng núi thấp phía nam của Tây Bắc là
A. ôn đới gió mùa.	B. nhiệt đới gió mùa.
C. cận xích đạo gió mùa.	D. cận nhiệt đới gió mùa núi cao.
------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HK1.doc