Đề và đáp án trắc nghiệm luyện tập Địa lí lớp 12 - Mã đề 311

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án trắc nghiệm luyện tập Địa lí lớp 12 - Mã đề 311", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án trắc nghiệm luyện tập Địa lí lớp 12 - Mã đề 311
Họ và tên:
Lớp:
ĐỀ LUYỆN 31
Thời gian làm bài : 50 phút
Mã đề 311
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
A
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
B
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
C
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
D
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
A
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
B
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
C
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
D
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
¡
Câu 1: Vấn đề hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ góp phần
A. khai thác tiềm năng của vùng.
B. tạo ra thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
C. tạo nên các trung tâm công nghiệp chế biến của vùng.
D. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa cho vùng.
Câu 2: Thuận lợi chủ yếu của việc nuôi trồng thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá.
B. có nhiều loài cá quý, loài tôm mực.
C. liền kề ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà rịa – Vũng Tàu.
D. hoạt động chế biến hải sản đa dạng.
Câu 3: Về mặt xã hội, vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng là
A. nguồn lao động chất lượng chưa cao.	B. mức sống thấp.
C. việc làm.	D. mật độ dân cư đông.
Câu 4: Biểu hiện của khai thác theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là
A. thay đổi thành phần kinh tế trong nông nghiệp .
B. xây dựng các công trình thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa.
D. sự hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp , cây ăn quả.
Câu 5: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thì vai trò của thành phần kinh tế nào ngày càng quan trọng trong giai đoạn mới của đất nước?
A. Kinh tế tư nhân.	B. Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài.
C. Kinh tế tập thể.	D. Kinh tế nhà nước.
Câu 6: Dựa vào bảng số liệu sau đây về khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo loại hình vận tải.	(Đơn vị : nghìn tấn)
Năm
Loại hình
1990
1995
2000
2005
Đường ô tô
54 640
92 255
141 139
212 263
Đường sắt
2 341
4 515
6 258
8 838
Đường sông
27 071
28 466
43 015
62 984
Đường biển
4 358
7 306
15 552
33 118
	Nhận định nào chưa chính xác ?
A. Đường sông là ngành có tỉ trọng lớn thứ hai .
B. Đường biển là ngành có tốc độ tăng nhanh nhất.
C. Đường ô tô là ngành có tỉ trọng cao nhất và tăng nhanh nhất trong các loại hình.
D. Đường sắt luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất .
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 24, hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất trong năm 2007 là
A. máy móc, thiết bị, phụ tùng.	B. hàng tiêu dùng.
C. nguyên liệu.	D. vật liệu.
Câu 8: Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng là
A. tiếp tục trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
B. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có.
C. đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 9: Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) là do
A. có nền nhiệt quanh năm thấp.	B. sự phân hóa của địa hình và khí hậu.
C. khí hậu có 2 mùa rõ nét.	D. đất đỏ badan thích hợp giàu dinh dưỡng.
Câu 10: Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do
A. môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
B. hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
C. việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.
D. tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
Câu 11: Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của cả nước và ĐB sông Cửu Long. 
 (Đơn vị: triệu tấn)
Năm
Vùng
1995
2000
2002
2005
Cả nước
1,58
2,25
2,64
3,43
Đồng bằng sông Cửu Long
0,82
1,17
1,36
1,84
	Nhận định nào sau đây chưa chính xác về sản xuất thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long ?
A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn cả nước.
B. Sản lượng thuỷ sản của Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục.
C. Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm trên 50% sản lượng thuỷ sản cả nước.
D. Năm 2005, Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng thấp nhất trong các năm.
Câu 12: Trong các loại hình vận tải, giao thông vận tải đường bộ (ô tô) ở nước ta :
A. có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
B. chiếm ưu thế cả về khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển.
C. phát triển không ổn định.
D. có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao nhất.
Câu 13: Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 14: Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay :
A. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.	B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
C. Có thế mạnh lâu dài để phát triển.	D. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác.
Câu 15: Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là :
A. tạo ra nhiều việc làm cho nhân dân.	B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. Thúc đẩy công nghiệp phát triển.	D. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 16: Cho bảng số liệu : Dân số và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1981 – 2015
Năm
1981
1990
1994
1996
1999
2004
2015
Số dân(triệu người)
54,9
66,2
72,5
75,4
76,3
82,0
91,7
Sản lượng lúa (triệu tấn)
12,4
19,2
23,5
26,4
31,4
35,8
45,2
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự gia tăng dân số, gia tăng sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1981 – 2015 là biểu đồ
A. kết hợp cột với đường.	B. tròn.
C. cột.	D. đường.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 9, vào mùa đông (tháng 1) vùng nào sau đây có nhiệt độ trung bình cao nhất?
A. Bắc Trung Bộ.	B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.	D. Nam Bộ và Đông Nam Bộ.
Câu 18: Đồng bằng Duyên hải miền Trung ít bị ngập úng hơn Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vì :
A. lượng mưa lớn nhưng rải ra trong nhiều tháng nên mưa nhỏ hơn.
B. mật độ dân cư thấp hơn, ít có những công trình xây dựng lớn.
C. địa hình dốc ra biển lại không có đê nên dễ thoát nước.
D. lượng mưa ở Duyên hải miền Trung thấp hơn.
Câu 19: Để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải
A. kết hợp chăn nuôi gia cầm với nuôi trồng thủy sản.
B. kết hợp khai thác kinh tế biển, đảo, quần đảo và đất liền.
C. cải tạo đất hoang và lai tạo giống mới, năng suất cao kết hợp với bảo vệ rừng.
D. chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý.
Câu 20: Một trong những hạn chế của hàng xuất khẩu nước ta là .
A. tỉ trọng hàng gia công còn lớn.	B. giá thành sản phẩm còn cao.
C. phụ thuộc nhiều vào thị trường.	D. hàng chế biến chất lượng còn thấp.
Câu 21: Đàn lợn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển là do
A. phế phẩm của chế biến thủy sản.	B. nhu cầu thịt lợn trong vùng ngày càng cao.
C. Nguồn lúa gạo và phụ phẩm nhiều.	D. sự đảm bảo an ninh lương thực cho vùng.
Câu 22: Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, ngành du lịch nước ta thật sự phát triển nhanh là do
A. có nhiều di sản văn hóa được công nhận.	B. tình hình chính trị nước ta ổn định.
C. chính sách đổi mới của nhà nước.	D. nước ta có nhiều tài nguyên du lịch
Câu 23: Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là
A. các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.	B. kinh tế trang trại.
C. các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.	D. kinh tế hộ gia đình.
Câu 24: Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì :
A. có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
B. có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
C. không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
D. có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.
Câu 25: Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:
A. được nâng lên yếu trong vận động Tân Kiến Tạo
B. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
C. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đồng bằng
D. có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.
Câu 26: Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là:
A. thềm lục địa .	B. vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. lãnh hải.	D. vùng đặc quyền kinh tế .
Câu 27: Cho bảng số liệu sau 
 Biểu đồ phù hợp nhất thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979-2006 là
A. Biểu đồ đường.	B. Biểu đồ kết hợp cột và đường.
C. Biểu đồ kết hợp đường và miền.	D. Biểu đồ cột.
Câu 28: Mưa phùn là loại mưa xuất hiện :
A. vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
B. ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vào đầu mùa đông.
C. ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vào nửa sau mùa đông.
D. vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
Câu 29: Ý nào sau đây không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?
A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
B. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
C. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi sinh vật biển.
Câu 30: Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là
A. khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản.
B. phát triển trồng rừng, cây công nghiệp hàng năm.
C. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng.
D. trồng cây công nghiệp lâu năm cho giá trị cao.
Câu 31: Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là :
A. rừng gió mùa nửa rụng lá.	B. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
C. rừng gió mùa thường xanh.	D. rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
Câu 32: Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
B. Cơ cấu sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
C. Sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
D. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010.
Câu 33: Hiện tượng bùng nổ dân số của nước ta xảy ra vào :
A. cuối thế kỉ XIX.	B. đầu thế kỉ XX.
C. đầu thế kỉ XXI	D. thập kỷ 50-70 của thế kỉ XX.
Câu 34: Dựa vào bảng số liệu : Cơ cấu kinh tế hộ nông thôn năm 2003. 
	 (Đơn vị : %)
Nông - lâm - thuỷ sản
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Cơ cấu hộ nông thôn theo 
ngành sản xuất chính
81,1
5,9
13,0
Cơ cấu nguồn thu từ hoạt 
động của hộ nông thôn
76,1
9,8
14,1
	Nhận định đúng nhất là :
A. Khu vực I đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
B. Khu vực II đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
C. Khu vực III đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
D. Nông thôn nước ta được công nghiệp hoá mạnh mẽ.
Câu 35: Đặc điểm của một khu công nghiệp tập trung là.
A. có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
B. thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn.
C. ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn.
D. thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.
Câu 36: Ý nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?
A. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng
B. Đường bờ biển Nam Trung bộ bằng phẳng
C. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền
D. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu.
Câu 37: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 15, năm 2005, lao động nước ta làm việc nhiều nhất ở
A. khu vực I.	B. khu vực II.
C. khu vực nhà nước.	D. khu vực có vốn nước ngoài.
Câu 38: Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.
Câu 39: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ vào :
A. nguồn lao động nông thôn đã đến thành thị làm việc.
B. chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.
C. việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
D. việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.
Câu 40: Vùng có số lượng trang trại ít nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng	B. Tây Nguyên
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.	D. Bắc Trung Bộ
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_SO_CUOI.doc