Đề trắc nghiệm khách quan - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 29

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1200Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm khách quan - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm khách quan - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 29
Phòng giáo dục 
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 29
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Tính chất lí học của chất béo là:: 
	A. Nhẹ hơn nước. 	C. Tan được trong Benzen, dầu hoả. 
	B. Không tan trong nước. 	D. Cả A, B, C đúng .
Câu 2: Chất béo là: 
A. Một loại este.	 
 B. Một loại este của glyxerol và axit béo
C. Hỗn hợp nhiều este của gly xerol và các axit
 D. Cả A, B , C đúng.
Câu 3: Chọn phương pháp làm sạch vết dầu ăn dính vào quần áo: 
A. Tẩy bằng nước.	C. Tẩy bằng mỡ động vật. 
B. Tẩy bằng xăng. 	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 4: Đun nóng chất béo với nước trong môi trường axit là phản ứng:
	A. Este hoá.	C. Thuỷ phân. 
	B. Xà phòng hoá. 	D. Cộng.
Câu 5: Khi bị ô xi hoá, chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể.
	A. Nhiều hơn so với chất đạm và chất bột. 
	B. ít hơn so với chất đạm và nhiều hơn so với chất bột. 
	C. ít hơn so với chất bột.
	D. Cả A, B ,C sai. 
Câu 6: Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo bị thuỷ phân tạo ra:
	A. Muối của các axit béo. B. Glixerol và muối của các axit béo. 
	C. Glixerol. D. Glixerol và axit axetic. 
Câu 7: Công thức chung của chất béo là:
	A. R- COOH.	C. (R - COO)3 C3H5.
	B. (R - COO)2 C3H5.	D. R - COONa. 
Câu 8: Chất nào sau đây là glixerol. 
	A. C3H5 (OH)3.	C. CH3COOH.
	B. C2H5OH. 	D. C15H31COOH. 
Câu 9: Este được tạo ra từ glixerol và axit C17H35COOH trong điều kiện thích hợp là:
	A. CH3COOC2H5.	C. (C17H31 COO)3 C3H5. 
	B. (C17H35COO)3C3H5.	D. (C17H33 COO)3 C3H5. 
Câu 10: Đun nóng 4,45 gam chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Khối lượng Glyxerol thu được là:
	A. 1gam.	C. 0,46 gam.
	B. 2 gam. 	D. 0,86 gam.
_________________________________________________________________________________________________________
 Biết NTK: C = 12; H = 1; O = 16
Phòng giáo dục 
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 30
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Phân tử chất có nhóm (- OH) là:
	A. Rượu etylíc.	C. Chất béo.
	B. axit axetic. 	D. Muối axetat.
H2SO4đ
Câu 2: Chọn các chất thích hợp nào sau đây điền vào các dấu hỏi của sơ đồ phản ứng cho thích hợp:
to
CH3COOH + ? 	 CH3COOC2H5 + ?
	A. C2H5OH và H2O.	C. C2H5OH và CH3COOH. 
	B. C3H5(OH)3 và H2O.	D. CH3COONa và H2O.
Câu 3: Cho các chất axit axetic, chất béo , rượu êtylic phân tử chất nào có nhóm (-COOH).
A. Chất béo.	C. Axit axetic. 
B. Rượu etylic. 	D. Cả A, B , C đúng. 
Câu 4: Chất tác dụng được với CaCO3 là:
	A. C2H5OH.	C. C3H5(OH)3. 
	B. CH3COOH. 	D. R- COONa.
Câu 5: C2H5OH tác dụng với kim loại Na giải phóng chất khí. 
	A. Hiđrô. 	C. Cacbon ôxit. 
	B. Cacbon đi ôxit. 	D. Cả A, B , C đúng. 
Câu 6: Trong đời sống người ta điều chế giấm ăn từ chất nào sau đây bằng phương pháp lên men:?
	A. C2H5OH (đậm đặc) .	C. CH4.
	B. C2H4.	D. C2H5OH loãng. 
Câu 7: Cho axit axetic tác dụng với Na2CO3 tạo chất khí:
	A. Hiđrô.	C. Clo
	B. Oxy.	D. Cacbonđioxit. 
 Câu 8: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất lỏng là: rượu êtylic, axit axetic và dầu ăn tan trong rượu êtylic. Dùng chất nào sau đây để phân biệt?
	A. Oxy.	C. Nước và quỳ tím. 
	B. Cacbonđioxit.	D. Saccarozơ. 
Câu 9: Câu trả lời nào sau đây đúng?
	A. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ 2 - 5%.
	B. Giấm ăn là dung dịch axit axetic đậm đặc. 
	C. Giấm ăn là dung dịch glucozơ. 
	D. Giấm ăn là dung dịch axit Panmilic. 
Câu 10: Cho 45 gam CH3COOH tác dụng với C2H5OH tạo ra etyl axetat (có mặt H2SO4 đặc nóng). Khối lượng etyl axetat thu được là:
	A. 66,5 gam	B. 66 gam 	C. 70 gam. D. 75 gam.
_________________________________________________________________________________________________________
 Biết NTK: C = 12; H = 1; O = 16
Phòng giáo dục 
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 31
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Công thức phân tử glucozơ là:
	A. C12H22O11.	C. C2H6O.
	B. C6H12O6.	D. C2H4O2.
Câu 2: Tính chất lí học của glucozơ là: 
A. Chất kết tinh không màu.	C. Dễ tan trong nước. 
B. Vị ngọt. 	D. Cả A, B , C đúng.
Câu 3: Công thức phân tử của saccarozơ là:
A. C6H12O6..	C. C12H22O11.
B. CH3Cl. 	D. C2H6O. 
Câu 4: Nồng độ Sac carozơ trong nước mía có thể đạt tới:
	A.13%.	C. 20%. 
	B. 26%. 	D.40%.
Câu 5: Các phản ứng hoá học quan trọng của glucozơ là:
	A. Phản ứng cộng.	C. Phản ứng tráng gương và lên men rượu 
	B. Phản ứng thế. 	D. Phản ứng trùng hợp.
Câu 6: Trong thiên nhiên Saccarozơ có nhiều trong:
	A. Mía.	C. Chuối. 
	B. Nho. 	D. Táo. 
Câu 7: Glucôzơ có ứng dụng:
	A. Sản xuất vitamin C. 	C. Tráng gương, tráng ruột phích. 
	B. Pha huyết thanh. 	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 8: Saccazơ bị thuỷ phân khi đun nóng với dung dịch axit tạo ra:	
	A. Cacbon 	C. Oxy. 
	B. Hiđrô 	D. Glucozơ và Fuctozơ. 
Câu 9: Có 2 lọ mất nhãn chứa 2 chất lỏng: rượu etylic và glucozơ. Dùng cách nào sau đây để nhận biết?
	A. Phản ứng tráng gương.	C. Dùng quỳ tím. 
	B. Hoà vào nước. 	D. Dùng Cacbonđioxit. 
Câu 10: Khi lên men glucozơ người ta thấy thoát ra 11,2lít CO2 (ĐKTC). (Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Khối lượng rượu etylic tạo sau khi lên men là:
	A. 46 gam.	C. 60 gam.
	B. 23 gam. 	D. 66 gam.
_________________________________________________________________________________________________________
 Biết NTK: C = 12; H = 1; O = 16
Phòng giáo dục 
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 32
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Tính chất vật lí của tinh bột là:
	A.Chất rắn màu trắng. 	
	B. Không tan trong nước ở nhiệt độ thường. 
	C. Tan trong nước nóng tạo ra dung dịch keo.
	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 2: Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là: 
A. (- C6H10O5 - )n.	C. C2H6O.
B. C6H10O5.	D. C2H4O2.
Câu 3: Xenlulozơ và tinh bột đều có:
	A. Phân tử khối bằng nhau. 
	B . Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột. 
	C. Phân tử khối rất lớn. Nhưng phân tử khối của Xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột. 
	D. Phân tử khối đều nhỏ. 
Câu 4: Tinh bột và Xenlulozơ đều có phản ứng:
	A.Tráng gương. 	C. Cộng. 
	B. Thuỷ phân. 	D. Xà phòng hoá. 
Câu 5: Protein có:
	A. Phân tử khối rất lớn. 	C. Được tạo thành từ nhiều loại amino axit.
	B. Cấu tạo phân tử rất phức tạp. 	D. Cả A, B , C đúng. 
Câu 6: Protein có trong cơ thể:
	A. Người.	C. Thực vật. 
	B. Động vật. 	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 7: Tinh bột và xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch axit tạo ra:
	A. Chất béo.	 	C. Glucozơ.
	B. Saccarozơ.	D. Protein. 
Câu 8: Nhỏ vài giọt dung dịch iốt vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thấy xuất hiện màu:
	A. Xanh. 	C. Tím. 
	B. Đỏ. 	D. Hồng. 
Câu 9: Protein có tính chất:
	A. Phản ứng thuỷ phân. 	C. Bị phân huỷ bởi nhiệt.
	B. Bị đông tụ. 	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 10: Tinh bột được tạo ra trong cây xanh theo phương trình:
6n CO2 + 5n H2O ánh sáng [ - C6H10O5 - ]n + 6n O2.
 	 Clorophin
	Để tạo thành 8,1 tấn tinh bột, cây xanh đã hấp thụ khối lượng CO2 là:
	A. 20,2 tấn. 	C. 30 tấn.
	B. 13,2 tấn. 	D. 40 tấn.
_________________________________________________________________________________________________________
 Biết NTK: C = 12; H = 1; O = 16
Phòng giáo dục 
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 33
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Polyme là những chất có:
	A. Phân tử khối rất nhỏ. 
	B. Do một mắt xích liên kết với nhau. 
	C. Phân tử khối rất lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. 
	D. Cả A, B , C sai. 
Câu 2: Chất nào sau đây là polime?
A. (- CH2- CH2 - )n.	C. P.V. C
B. ( - C6 H10O5 - )n.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 3: Dựa vào nguồn gốc Polyme được chia thành mấy loại chính?
A. Ba loại..	C. Bốn loại.
B. Hai loại. 	D. Năm loại. 
Câu 4: Chất là Polyme thiên nhiên:
	A.Tinh bột.	C. Xenlulozơ. 
	B. Protein. 	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 5: Chất là Polyme tổng hợp:
	A. Tơ tằm.	C. Cao su Buna và Tơnilon. 
	B. Cao su thiên nhiên. 	D. Sợi bông.
Câu 6: Các dạng ứng dụng phổ biến của Polyme là:
	A. Chất dẻo.	C. Cao su. 
	B. Tơ sợi. 	D. Cả A, B ,C đúng. 
Câu 7: Cao su là những polyme có tính:
	A. Đàn hồi. 	C. Chịu mài mòn cách điện. 
	B. Không thấm nước và khí.	 	D. Cả A, B , C đúng. 
Câu 8: Tơ là những Polyme thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch:
	A. Thẳng. 	C. Mạng không gian. 
	B. Vòng. 	D. Nhánh. 
Câu 9: Câu trả lời nào sau đây đúng?
	A. Các polyme đều tan được trong nước. 
	B. Hầu hết các Polyme không tan trong nước. 
	C. Các polyme đều không tan trong axeton. 
	D. Cao xu thô không tan được trong xăng. 
Câu 10: Khi đốt cháy m gam một chất hữu cơ thấy trong sản phẩm tạo ra có khí nitơ, chất đó là:
	A. Tinh bột. 	C. Protein.
	B. Nhựa PE. 	D. Xenlulozơ.
_________________________________________________________________________________________________________
Phòng giáo dục 
Đáp án TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần từ 29 đến 33
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Tuần
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
29
D
C
B
C 
A
B
C
A
B
C
30
A
A
C
B
A
D
D
C
A
B
31
B
D
C
A
C
A
D
D
A
B
32
D
A
C
B
D
D
 C
A
D
B
33
C
D
B
D
C
D
D
A
B
C

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_hoa_tuan_2933_VAN_LANG.doc