Phòng giáo dục Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 19 Việt Trì Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời: Câu 1: Axit cacbonic là: A. Axit yếu. C. Dễ bị phân huỷ. B. Axit không bền. D. Cả A, B, C đúng. Câu 2: Muối cacbonat sau đây không phải là muối axit? A. Na2CO3. B. Ca(HCO3)2. C. KHCO3. D. NaHCO3. Câu 3: Muối cacbonat tác dụng được với: A. Dung dịch axit mạnh. C. Dễ bị nhiệt phân huỷ (trừ Na2CO3, K2CO3...). B. Dung dịch bazơ và dd muối. D. Cả A, B, C đúng. Câu 4: Silic là phi kim tồn tại trong thiên nhiên ở dạng: A. Hợp chất. C. Đơn chất. B. Hỗn hợp. D. Cả đơn chất và hợp chất. Câu 5: Silic đioxit tác dụng được với: A. Dung dịch axit. C. Nước. B. Oxit axit. D. Dung dịch kiềm và Oxit bazơ Câu 6: Công nghiệp silicat bao gồm các ngành sản xuất: A. Đồ gốm. C. Thủy tinh. B. Xi măng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7*: Dãy chất nào sau đây tác dụng được với Na2CO3? A. MgSO4, CuCl2, K2S, CaSO4, Ca(OH)2. B. MgSO4, CuCl2, CaSO4, Ca(HCO3)2, Ca(OH)2. C. CuCl2, NaHCO3, Ca(HCO3)2, CaSO4, Ca(OH)2. D. Cả A, B, C đúng. Câu 8*: Quá trình nào sau đây không sinh ra khí CO2: A. Đốt cháy khí đốt, khí tự nhiên. B. Sản xuất vôi sống. C. Quang hợp của cây xanh. D. Hô hấp của cây xanh. Câu 9**: Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Hiệu suất của phản ứng là: A. 60%. B. 40%. C. 80%. D. 50%. Câu 10**: Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO2. Trong hợp chất khí với hiđrô, nguyên tố R chiếm 87,5% về khối lượng R là nguyên tố nào sau đây? A. Cacbon. B. Silic. C. Nitơ. D. Clo. __________________________________________________________________________________________________________ Biết NTK: Ca=40, O = 16, Si = 28, C = 12, H = 1 Phòng giáo dục Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 20 Việt Trì Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời: Câu 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là: A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Theo chiều giảm dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. C. Theo chiều giảm dần của nguyên tử khối. D. Theo chiều tăng dần của phân tử khối. Câu 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: A. Ô nguyên tử. C. Nhóm. B. Chu kỳ. D. Cả A, B, C đúng. Câu 3: Trong một chu kỳ, khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì: A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng từ 1 đến 8 electron. B. Tính kim loại các nguyên tố giảm dần. C. Tính phi kim các nguyên tố tăng dần. D. Cả A, B, C đúng. Câu 4: Cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính phi kim tăng dần: A. O, N, C, F. C. N, C, F, O. B. C, N, O, F. D. F, O, N, C. Câu 5: Trong 1 nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì: A. Số lớp electron của nguyên tử tăng dần. B. Tính kim loại các nguyên tố tăng dần. C. Tính phi kim các nguyên tố giảm dần. D. Cả A, B, C đúng. Câu 6: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần? A. Al, Na, Mg. C. Na, Mg, Al. B. Al, Mg, Na. D. Mg, Na, Al. Câu 7*: Cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính phi kim giảm? A. Cl, P, Si, S. C. Cl, Si, S, P. B. Cl, S, P, Si. D. S, Si, P, Cl. Câu 8*: Đốt cháy hoàn toàn cacbon trong khí oxi dư thu được chất khí: A. Không màu nhẹ hơn không khí. C. Có màu xanh, nhẹ hơn không khí. B. Có màu vàng,nặng hơn không khí. D. Không màu, nặng hơn không khí. Câu 9**: Nguyên tố R tạo thành hợp chất khí với hiđrô có công thức chung là RH4. Trong hợp chất có hoá trị cao nhất với oxi, thì oxi chiếm khoảng 72,73% về khối lượng. R là nguyên tố: A. Phốt pho. B. Lưu huỳnh. C. Các bon. D. Silic. Câu 10**: Oxit của nguyên tố có công thức chung là RO3. Trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Nguyên tố R là: A. Lưu huỳnh. B. Các bon. C. Phốt pho. D. Nitơ. __________________________________________________________________________________________________________ Biết NTK: C = 12, H = 1, O = 16, S = 32. Phòng giáo dục Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 21 Việt Trì Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời: Câu 1: Phi kim sau đây được dùng để chế chất tẩy màu: A. Lưu huỳnh. B. Cacbon. C. Clo. D. Silic. Câu 2: Oxit nào sau đây dùng điều chế Clo trong phòng thí nghiệm: A. Al2O3. B. MnO2. C. Na2O. D. MgO. Câu 3: Dạng thù hình của cacbon hoạt động mạnh nhất là: A. Kim cương C. Cacbon vô định hình B. Than chì. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 4: Tính chất hoá học của Clo là: A- Tác dụng với kim loại và Hđiro. C- Tác dụng với nước B- Tác dụng với dd kiềm D- Cả A, B, C đúng Câu 5: ứng dụng của Clo là: A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Tẩy trắng vải sợi, bột giấy. C. Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, cao su, nước giaven. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Tính chất hoá học của CO là: A. Tác dụng với axit. C. Tác dụng với dung dịch kiềm. B. Tác dụng với bazơ. D. Khử được nhiều oxit kim loại. Câu 7*: Nhiệt phân muối NaHCO3 thu được chất khí là: A. Oxi B. Cacbonđioxit. C. CO. D. H2. Câu 8*: Cacbonđioxit tác dụng được với: A. Nước. C. Ôxit bazơ. B. Dung dịch kiềm. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 9**: Có 3 lọ đựng 3 chất rắn riêng biệt ở dạng bột là: NaCl, Na2CO3 và CaCO3. Dùng cách nào sau đây để nhận biết? A. Nước và dung dịch HCl. C. Dung dịch KCl. B. Dung dịch NaOH. D. Nước. Câu 10**: Cho 8 gam SO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng muối thu được là : A. 14 gam B. 14,2 gam . C. 14,5 gam D. 15 gam. __________________________________________________________________________________________________________ Biết NTK: S = 32, Na = 23, O = 16, H = 1 Phòng giáo dục Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 22 Việt Trì Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời: Câu 1: Câu trả lời nào sau đây đúng ? A. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon. B. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của các bon (trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại...). C- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của hiđro. D- Cả A, B, C đều sai. Câu 2: Chất nào sau đây không phải là chất hữu cơ: A. C2H4. B. CH3Cl. C. Ca(HCO3)2. D. C2H4O2. Câu 3: Chất nào sau đây là Hiđro cac bon. A. C2H2. B. CH3Br. C. C2H6O. D. C2H4O2. Câu 4: Chất nào sau đây là dẫn xuất của Hiđrocacbon: A. C2H4. B. CH4. C. C6H6 D. C2H6O. Câu 5: Chọn câu trả lời đúng: A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về hợp chất hữu cơ. B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các chất trong cơ thể sống. C. Hoá học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về hợp chất của cacbon. D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất trong tự nhiên. Câu 6: Trong phân tử của các hợp chất hữu cơ, cac bon luôn có hoá trị: A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Cả A, B, C đúng. Câu 7*: Công thức cấu tạo của chất cho biết: A. Thành phần của nguyên tử. B. Trật tự liên kết giữa các phân tử. C. Thứ tự liên kết giữa các phân tử. D. Thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Câu 8*: Khi đốt cháy một hợp chất X chỉ thu được CO2 và H2O. Vậy hợp chất X có chứa các nguyên tố: A. C và H. C. C, H và có thể có O. B. C, H và O. D. C, H, O và có thể có nguyên tố khác. Câu 9**: Đốt cháy hoàn toàn11,2 lít CH4 ở (đktc). Thể tích khí oxi cần đốt ở (đktc) là: A.22,4 l C. 5,6 l B.11,2 l D. 4,48 l Câu 10**: A xit axtic có công thức C2H4O2. Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong công thức lần lượt là: A. 40%; 17% và 43%. C. 41%; 6,67% và 52,33%. B. 40%; 15% và 45%. D. 40%; 6,67% và 53,33%. __________________________________________________________________________________________________________ Biết NTK: C = 12, H = 1, O = 16. Phòng giáo dục Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 23 Việt Trì Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời: Câu 1: Mê tan có công thức phân tử là: A. C2H2. B. CH4. C. C6H6. D. C2H4. Câu 2: Cấu tạo phân tử mê tan có: A. Bốn liên kết đơn. C. Một liên kết đôi. B. Ba liên kết đơn. D. Một liên kết ba Câu 3: Tính chất hoá học của Mê tan là: A. Phản ứng với nước. C. Phản ứng cộng với Brom B. Phản ứng với kim loại. D. Phản ứng cháy với Oxy và phản ứng thế với Clo Câu 4: Mê tan có ứng dụng trong đời sống và công nghiệp là: A. Làm nhiên liệu. C. Nguyên liệu sản xuất bột than. B. Nguyên liệu điều chế Hiđro. D. Cả A, B, C đúng. Câu 5: Ê tilen không có tính chất nào sau đây ? A. Phản ứng thế với Clo. C. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng cộng với dung dịch nước Brôm. D. Cháy trong oxi. Câu 6: Tính chất vật lý của etilen là: A. Chất khí không màu, không mùi. C. Nhẹ hơn không khí B. ít tan trong nước.. D. Cả A, B, C đúng. Câu 7*: Phản ứng đặc trưng của mê tan là: A. Phản ứng cộng. C. Phản ứng thế. B. Phản ứng cháy. D. Phản ứng trùng hợp. Câu 8*: Có hai bình mất nhãn đựng 2 khí riêng biệt là CH4 và C2H4. Dùng chất thử nào sau đây để phân biệt. A. Nước. C. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Brom. D. Quỳ tím. Câu 9**: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít CH4. Thể tích CO2 thu được là bao nhiêu? (Biết các khí đều đo ở ĐKTC). A. 4,48 lít. C. 5,6 lít. B. 3,36 lít. D. 6,72 lít. Câu 10**: Dẫn 4,48 lít C2H4 (ĐKTC) vào bình chứa 400 ml dung dịch Brom. Nồng độ CM của dung dịch Brom cần dùng cho phản ứng là: A. 0,75 M. C. 0,5 M. B. 1 M. D. 1,25 M. __________________________________________________________________________________________________________ Phòng giáo dục Đáp án TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 19 đến tuần 23 Việt Trì Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng Tuần Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 19 D A D A D D B C C B 20 A D D B D C B D C A 21 C B C D D D B D A B 22 B C A D A C D C A D 23 B A D D A D C B C C
Tài liệu đính kèm: