Đề trắc nghiệm khách quan - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 11

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1258Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề trắc nghiệm khách quan - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề trắc nghiệm khách quan - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 11
Phòng giáo dục
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 11
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Tính chất vật lý của kim loại là:
	A. Có tính dẻo.	C. Có ánh kim.
	B. Có tính dẫn nhiệt và dẫn điện.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 2: Kim loại không tác dụng được với ôxi là:
	A. Vàng.	B. Đồng.	C. Sắt.	D. Magiê.
Câu 3: Kim loại tác dụng được với lưu huỳnh ở nhiệt độ cao là:
	A. Đồng.	B. Magiê.	C. Sắt.	D. Cả A,B,C đúng.
Câu 4: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
	A. Al, Fe, Cu, Na.	C. Al, Fe, Ag, Au.
	B. Al, Fe, Mg, Zn.	D. Al, Fe, Hg, Zn.
Câu 5: Kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4 là:
	A. Al.	B. Hg.	C. Ag.	D. Au.
Câu 6: Tính chất hoá học chung của kim loại là:
	A. Tác dụng với phi kim.	C. Tác dụng dung dịch muối.
	B. Tác dụng dung dịch axít.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 7*: Kim loại Bạc có lẫn chất đồng. Phương pháp nào sau đây tách được bạc ra khỏi hỗn hợp?
	A. Ngâm hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch AgNO3 dư.
	B. Ngâm hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch Cu(NO3)2 dư.
	C. Ngâm hỗn hợp Ag và Cu trong nước.
	D. Ngâm hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch HCl.	
Câu 8*: Cho các kim loại: Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Kết luận nào sau đây sai?
	A. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe.
	B. Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng: Cu, Ag.
	C. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH: Al.
	D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên.
Câu 9**: Cho một lá đồng có khối lượng là 6,4 gam vào dung dịch AgNO3 dư.Sau Phản ứng khối lượng Ag thu được là :
	A. 16 (gam).	 B. 21,6 (gam).	C. 16,5 (gam).	D. 32,5 (gam).
 Câu 10**: Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại là Cu và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn). Khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp là:
	A. 4,5 gam và 6gam	C. 4 gam và 6,5 gam
	B. 3,5 gam và 7 gam.	D. 5 gam và 5,5 gam
__________________________________________________________________________________________________________
Biết NTK: Cu = 64, Ag = 108, N = 14, O = 16, Zn = 65, H = 1, S = 32
Phòng giáo dục
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 12
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần?
	A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.	C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
	B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.	D. Zn, K, Cu, Al, Fe.
Câu 2: Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
	A. Bạc.	B. Đồng.	C. Nhôm.	D. Thuỷ ngân.
Câu 3: Cho kim loại Nhôm tác dụng với dung dịch HCl giải phóng ra chất khí là:
	A. Hiđrô.	B. Nitơ.	C. Ôxi.	D. Clo.
Câu 4: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch Al2(SO4)3?
	A. Fe.	B. Mg.	C. Cu.	D. Ag.
Câu 5: Kim loại nào sau đây trong điều kiện thường ở thể lỏng:
	A. Sắt.	B. Đồng.	C. Thủy ngân.	D. Vàng.
Câu 6: Tính chất hoá học của kim loại nhôm là:
	A. Tác dụng với phi kim.	
	B. Tác dụng dung dịch muối và dung dịch axit.
	C. Tác dụng dung dịch kiềm.	
	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 7*: Có dung dịch AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
	A. Al.	B. HCl.	C. AgNO3.	D. Ag.
Câu 8*: Cho các kim loại: Cu, Al, Fe, Mg. Kim loại nào vừa tác dụng với dung dịch axít và vừa tác dụng với dung dịch kiềm:
	A. Cu.	B. Al.	C. Fe.	D. Mg.
Câu 9**: Cho 20,5 gam hỗn hợp hai kim loại là Cu và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn). Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng là:
	A. 8 (gam).	B. 8,2 (gam).	C. 14 (gam).	D. 4,2 (gam).
Câu 10**:Cho kim loại Al dư tác dụng với 800 ml dung dịch HCl 2,5 M .Khối lượng Al cần dùng là :
A. 20 gam B. 18 gam C. 17 gam D. 15 gam
__________________________________________________________________________________________________________
Biết NTK: Cu = 64, Zn = 65, H = 1, O = 16, S = 32, Al = 27, Cl=35,5.
Phòng giáo dục
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 13
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Tính chất hoá học của kim loại sắt là:
	A. Tác dụng với phi kim.	C. Tác dụng với dung dịch muối.
	B. Tác dụng với dung dịch axít.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 2: Cho các kim loại: Na, Mg, K, Al, Fe. Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất?
	A. Fe.	B. Na và K.	C. Mg.	D. Al.
Câu 3: Sắt nóng chảy ở nhiệt độ:
	A. 6600C.	B. 15390C.	C. 34100C.	D. 15300C.
Câu 4: Chất nào sau đây là hợp kim của săt?
	A. Đuyara.	B. Silumin.	C. Than chì. D. Gang và thép.
Câu 5: Nguyên liệu dùng để sản xuất gang là:
	A. Quặng Manhetit; than cốc; 	C. Than cốc và không khí.	
	 không khí và đá vôi.	
	B. Đá vôi và không khí.	D. Muối ăn và nước.	 
Câu 6: Nguyên liệu dùng để sản xuất thép là:
	A. Gang.	C. Khí Ô xi.
	B. Sắt phế liệu.	D. Cả A, B, C đúng.
 Câu 7*: Cho các kim loại: Na, Cu, Al, Fe. Kim loại nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?
	A. Na.	B. Cu.	C. Al.	D. Fe.
Câu 8*: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để loại bỏ tạp chất CuSO4?
	A. Hg.	B. Ag.	C. Cu.	D. Zn.
Câu 9**: Cho mẩu kim loại Natri vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng là:
	A. Có khí thoát ra và chất rắn màu xanh lam xuất hiện.	
	B. Chỉ có chất rắn màu xanh lam.	
	C. Chỉ có khí thoát ra.	
	D. Không có hiện tượng gì.
Câu 10**: Hoà tan hoàn toàn 5,6 gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Thể tích khí Hiđrô sinh ra (ở đktc) là:
	A. 22,4 lít.	B. 44,8 lít.	C. 2,24 lít.	D. 4,48 lít.
__________________________________________________________________________________________________________
 Biết NTK: Fe = 56, H = 1, O = 16, S = 32
Phòng giáo dục
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 14
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Ăn mòn kim loại là hiện tượng:
	A. Vật lí.	 C. Vật lý và hoá học.
	B. Hoá học.	 D. Sinh học
Câu 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại là:
	A. Thành phần môi trường 	C. Nhiệt độ.	
	 (nước, ôxi...).
	B. Thành phần kim loại.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 3: Biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn là:
	A. Sơn, mạ.	C. Tạo ra hợp kim ít bị ăn mòn.	B. Phủ dầu mỡ trên bề mặt kim loại.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 4: Dãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl?
	A. Fe, Mg, Al, Zn, Pb.	C. Fe, Al, Mg, Hg, Ag.	
	B. Fe, Mg, Al, Cu, Zn.	 	D. Fe, Pb, Mg, Au, Zn.
Câu 5: Cặp hoá chất nào dưới đây tác dụng được với nhau?
	A. Nhôm và dung dịch MgCl2. 	C. Sắt và dung dịch MgCl2.	
	B. Đồng và dung dịch AgNO3.	D. Kẽm và dung dịch Al2(SO4)3.
Câu 6: Dãy kim loại nào dưới đây xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần?
	A. Mg, Zn, Fe, Cu, Ag.	C. Mg, Zn, K, Pb, Ag.	
	B. Zn, Fe, Na, K, Pb.	 	D. Zn, Al, Mg, Cu, Au. 
Câu 7*: Dãy kim loại nào dưới đây tác dụng với dung dịch CuCl2?
	A. Mg, Al, Pb, Ag.	C. Mg, Al, Zn, Fe.
	B. Mg, Al, Pb, Cu.	D. Mg, Al, Ag, Fe.
Câu 8*: Cho kim loại Al dư tác dụng với 100 ml dung dịch H2SO4 5M thể tích H2 thu được (ở đktc) là:
	A. 2,24 lít.	B. 1,12 lít.	C. 22,4 lít.	D. 11,2 lít.
Câu 9**: Cho 9,2 gam 1 kim loại A (hoá trị I) tác dụng với Clo dư tạo thành 23,4g muối. Kim loại A là:
	A. Na.	B. Mg.	C. Cu.	D. Fe.	
Câu 10**:Cho Kim loại Al dư vào 300 ml dung dịch HCl 1M . Khối lượng muối AlCl3 thu được là :
A. 13, 35 gam B. 14 gam C. 12 gam D. 13,5 gam 
__________________________________________________________________________________________________________
 Biết NTK: Al = 27, H = 1, Cl=35,5, Cu= 64, S= 32, O = 16, Na = 23
Phòng giáo dục
Đề TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 15
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở trạng thái:
	A. Rắn.	C. Khí.
	B. Lỏng.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng?
	A. Phi kim dẫn nhiệt 	C. Phi kim có tính dẻo.	
	 và dẫn điện kém.
	B. Phi kim dẫn nhiệt tốt.	D. Phi kim dẫn điện tốt.
Câu 3: Tính chất hoá học chung của phi kim là:
	A. Tác dụng với kim loại.	C. Tác dụng với oxi.	
	B. Tác dụng với Hiđrô.	D. Cả A, B, C đúng.
Câu 4: Để so sánh độ hoạt động hoá học mạnh yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng với:
	A. Hiđrô và kim loại.	C. Dung dịch kiềm.	
	B. Dung dịch muối.	 	D. Nước.
Câu 5: Cho một ít bột nhôm mịn vào một tờ bìa, rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng xảy ra là:
	A. Có chất khí thoát ra. 	 C. Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng.	B. Có chất lỏng tạo thành.	 D. Không có hiện tượng gì xảy ra.	 
Câu 6: Kim loại sắt tác dụng được với chất nào sau đây?
	A. Cl2.	C. Dung dịch CuSO4.	
	B. O2.	 	D. Cả A, B, C đúng. 
Câu 7*: Có các oxit của sắt: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Oxit nào có hàm lượng sắt là 70%:
	A. FeO.	B. Fe3O4.	C. Fe2O3.	D.Cả A, B, C đúng.
Câu 8*: Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam Fe trong dung dịch HCl dư, thể tích H2 sinh ra (ở đktc) là:
	A. 4,48 lít.	B. 3,36 lít.	C. 6,72 lít.	D. 2,24 lít.
Câu 9**: Nguyên tố M tạo ra oxit có công thức M2O3. Biết phân tử khối của oxit là 160 đ.v.C. M là nguyên tố nào?
	A. Mg.	B. Fe.	C. Zn.	D. Al.	
Câu 10**: Ngâm một thanh sắt vào dung dịch chứa 16 gam muối đồng sunphat. Khối lượng đồng sau phản ứng thu được là :
	A. 5,6 gam	B. 7,2 gam	C. 6,2 gam	D. 6,4 gam.
__________________________________________________________________________________________________________
 Biết NTK: Mg = 24, Fe = 56, Zn = 65, Al = 27.
Phòng giáo dục
Đáp án TNKQ - Môn: Hoá học lớp 9 - Tuần 11 đến tuần 15
Việt Trì
Người ra đề: Nguyễn Thị Thanh - THCS Dệt
Người thẩm định đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
Tuần
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
11
D
A
D
B
A
D
A
B
B
C
12
C
C
A
B
C
D
A
B
C
B
13
D
A
B
D
A
D
A
D
A
C
14
B
D
D
A
B
A
C
D
A
A
15
D
A
D
A
C
D
C
B
B
D

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_hoa_tuan_1115.doc