Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa Học

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1126Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa Học
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn thi: HÓA HỌC (Dành cho thí sinh thi vào chuyên Hóa)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 11 tháng 6 năm 2016
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình phản ứng hóa học trong mỗi trường hợp sau: 
- Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào cốc đựng dung dịch NaOH loãng có pha vài giọt quỳ tím.
- Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong.
- Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
- Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm đã chứa sẵn một lượng đường kính trắng.
	2. Có 6 lọ dung dịch được đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 6. Mỗi dung dịch chứa một chất tan trong số các chất: BaCl2, H2SO4, NaOH, MgCl2, Na2CO3, HCl. Người ta tiến hành các thí nghiệm và thu được kết quả như sau:
	- Thí nghiệm 1: Dung dịch 2 cho kết tủa khi tác dụng với các dung dịch 3 và 4.
	- Thí nghiệm 2: Dung dịch 6 cho kết tủa khi tác dụng với các dung dịch 1 và 4.
	- Thí nghiệm 3: Dung dịch 4 cho khí bay lên khi tác dụng với các dung dịch 3 và 5.
	Hãy xác định số thứ tự của các lọ dung dịch trên và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
	3. Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa M và dung dịch N. Cho Al dư vào dung dịch N thu được khí P và dung dịch Q. Lấy dung dịch Q cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 thu được kết tủa T. Xác định M, N, P, Q, T.
Câu 2: (2,0 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau (mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học)
Metan axetilen etilenancol etylicaxit axetic etyl axetat
2. X, Y và Z là những hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức, đều có 2 nguyên tử cacbon và thuộc các dãy đồng đẳng ankan, anken, ankin, ancol, axit cacboxylic, este. Trong đó: 
- X tác dụng với Na và dung dịch NaOH;
- Y tác dụng với dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3;
- Z tác dụng với Na nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH. 
Hãy chỉ ra công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
3. Hiđrocacbon (A) tham gia phản ứng cộng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 thu được dẫn xuất điclo (B). Đốt cháy hoàn toàn a gam (B) thu được gam CO2, gam H2O và gam HCl. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên A, B.
Câu 3: (2,0 điểm)
1. Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp X gồm SO2 và O2 ở 150oC, 10 atm (có mặt V2O5), tỉ khối của X so với H2 là 28. Nung bình ở nhiệt độ 400oC trong một thời gian, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thì thu được hỗn hợp Y, áp suất trong bình là P (atm). Tính P và tỉ khối của Y so với H2, biết hiệu suất của phản ứng là h.
2. Hòa tan hết a gam hỗn hợp A gồm Na và một kim loại R có hóa trị II vào nước, phản ứng xong thu được dung dịch B và V lít khí H2. Nếu cho dung dịch B tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 0,25 M tạo thành một dung dịch chỉ chứa hai chất tan. Mặt khác, khi hấp thụ vừa hết 1,008 lít khí CO2 vào dung dịch B thu được 1,485 gam một chất kết tủa và dung dịch nước lọc chỉ chứa chất tan NaHCO3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy xác định tên kim loại R.
Câu 4: (2,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 1,0 gam hỗn hợp khí X gồm C2H2, C3H6, C2H6. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được 1,0 gam kết tủa. Mặt khác 3,36 lít hỗn hợp X (đo ở đktc) có thể làm mất màu tối đa 200 ml dung dịch brom 0,5M. Xác định phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X. 
2. Hỗn hợp X gồm fomanđehit, axit axetic và axit fomic có khối lượng 2,33 gam được trung hòa hoàn toàn bởi 18,7 ml dung dịch KOH 8,4% (D = 1,07g/ml). Dung dịch thu được đem phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac, đun nóng, thấy tách ra 9,72 gam kết tủa. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính phần trăm số mol của từng chất trong hỗn hợp X.
Câu 5: (2,0 điểm)
1. Trộn 100 gam dung dịch chứa một chất tan X có nồng độ 13,2% (X là muối của kim loại kiềm có chứa gốc sunfat) với 100 gam dung dịch NaHCO3 4,2%. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch A có khối lượng nhỏ hơn 200 gam. Nếu cho 100 gam dung dịch BaCl2 20,8% vào dung dịch A, đến khi phản ứng hoàn toàn thì dung dịch thu được vẫn còn dư muối sunfat. Khi thêm tiếp vào đó 20 gam dung dịch BaCl2 20,8%, phản ứng xong thu được dung dịch D có chứa BaCl2.
a. Xác định công thức hóa học của X.
b. Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch A và dung dịch D.
2. A và A1 là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC. B là este tạo bởi A1 và ancol đơn chức, mạch hở D. Biết trong phân tử ancol D, tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 1,875 lần khối lượng oxi. Hỗn hợp X gồm A và B. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (vừa đủ) thu được 14,4 gam muối.
Thí nghiệm 2: Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 34,9 gam hỗn hợp muối Y và 11,5 gam ancol D. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được Na2CO3, hơi nước và 16,8 lít khí CO2 (ở đktc).
a. Xác định công thức cấu tạo của A; A1; B; D. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
b. Tính giá trị của a.
Cho H=1; C= 12; N= 14; O = 16; S= 32; Cl= 35,5; Br=80; Na = 23; Mg= 24; Al=27; Ca = 40; 
Ba = 137; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; K= 39; Pb = 207; Sn = 119; Cs = 133; Rb = 85,5
============Hết============
(Thí sinh chỉ được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_chuyen_Hoa_20162017.doc