Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Sinh học THPT chuyên - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh

docx 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 810Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Sinh học THPT chuyên - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Sinh học THPT chuyên - Năm học 2014-2015 - Sở GD & ĐT Bắc Ninh
UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: Sinh học (Dành cho thí sinh thi vào Chuyên Sinh)
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20 tháng 6 năm 2014
Câu I. (2,0 điểm).
	1. Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ. Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các loài sinh vật được giải thích như thế nào trên cơ sở cấu tạo của ADN.
	2. Gen B có 2400 nuclêôtit, trong đó hiệu số giữa nuclêôtit loại G với một loại nuclêôtit khác bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen.
a. Hãy tính số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen B tự nhân đôi liên tiếp 3 lần.
b. Gen B bị đột biến thành gen b có tổng số nuclêôtit không đổi nhưng số liên kết hidrô giảm đi 1 liên kết so với gen B. Hãy tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen b. 
Biết đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit.
Câu II. (1,0 điểm).
	1. Ở một loài động vật, giả sử một cơ thể đực có kiểu gen , khi giảm phân bình thường không có hiện tượng trao đổi đoạn có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Viết kí hiệu của các loại giao tử đó. 
	2. Một người đàn ông mù màu kết hôn với một người phụ nữ bình thường đồng hợp về gen này, họ sinh được một người con mắc bệnh Tơcnơ (XO), đồng thời bị bệnh mù màu. Giải thích hiện tượng trên? 	Biết rằng bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y gây nên.
Câu III. (2,5 điểm).
	1. Một quần thể cây trồng gồm 1000 cây đều có kiểu gen Aa. Nếu để các cây này tự thụ phấn liên tiếp sau 2 thế hệ thì số lượng các cây có kiểu gen đồng hợp tử trội sẽ là bao nhiêu? Biết rằng quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình thường và tỉ lệ sống sót của các cá thể là ngang nhau.
	2. Trong chu kì tế bào, sự biến đổi hình thái nào của nhiễm sắc thể ở mỗi kì là đặc trưng nhất? Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân?
Câu IV. (3,5 điểm).
	1. Cho 2 loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen . Sử dụng các phương pháp lai nào để nhận biết được hai kiểu gen nói trên? Giải thích. Biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen qui định, không xảy ra đột biến và hoán vị gen.
	2. Ở một loài động vật, người ta thực hiện một số phép lai và thu được kết quả như sau:
Phép lai
Tính trạng của các cá thể bố mẹ (P)
Số cá thể đời con thu được
Mắt trắng, cánh mềm
Mắt trắng, cánh cứng
Mắt đỏ, 
cánh mềm
Mắt đỏ, 
cánh cứng
1
Mắt trắng, cánh mềm x mắt trắng, cánh mềm
75
25
0
0
2
Mắt đỏ, cánh mềm x mắt đỏ, cánh cứng
0
31
61
32
3
Mắt đỏ, cánh cứng x mắt trắng, cánh mềm
39
40
41
38
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho từng phép lai trên. Biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen quy định.
Câu V. (1,0 điểm). 
	1. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài đem lại lợi ích gì cho quần thể sinh vật? Giải thích.
	2. Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì? 
-------------Hết-------------
(Đề này gồm có 01 trang)
Họ và tên thí sinh:...Số báo danh..
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HDC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: Sinh học (Dành cho thí sinh thi vào Chuyên Sinh)
Câu I. (2,0 điểm).
	1. Giải thích vì sao hai phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống phân tử ADN mẹ. Nguồn gốc chung của sinh giới và tính đa dạng của các loài sinh vật được giải thích như thế nào trên cơ sở cấu tạo của ADN.
	2. Gen B có 2400 nuclêôtit, trong đó hiệu số giữa nuclêôtit loại G với một loại nuclêôtit khác bằng 20% tổng số nuclêôtit của gen.
a. Hãy tính số nuclêôtit tự do mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen B tự nhân đôi liên tiếp 3 lần.
b. Gen B bị đột biến thành gen b có ttổng số nuclêôtit không đổi nhưng số liên kết hidrô giảm đi 1 liên kết so với gen B. Hãy tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen b. Biết đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit.
Câu 
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
I
1
Do: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạnh của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
0,25
0,25
 - ADN của tất cả các loài đều có cấu tạo thống nhất do 4 loại nuclêôtit tạo nên đây là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất của sinh giới.
 - Tính đa dạng (sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit tạo vô số phân tử ADN) và đặc thù của ADN (Mỗi phân tử ADN phân biệt nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotit) là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài SV.
0,25
0,25
2
a. 
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen B:
 Theo bài ra và theo nguyên tắc bổ sung ta có:
 G + A = 50%	 A= T=15%
 G – A = 20%	 G=X=35%
	A = T = 152400/100 = 360 nuclêôtit
	G = X = 352400/100 = 840 nuclêôtit
0,25
- Số nuclêotit tự do mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho gen B tự nhân đôi liên tiếp 3 lần là:
- Atd =Ttd = 360(23-1) =2520 Nucleotit
- Gtd =Xtd = 840(23-1) =5880 Nucleotit
0,25
b. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b
- Gen B bị đột biến thộc dạng thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen b:
	A = T = 360 + 1 = 361 nucleotit
	G = X = 840 - 1 = 839 nucleotit
0,25
0,25
Câu II. (1,0 điểm).
	1. Ở một loài động vật, giả sử một cơ thể đực có kiểu gen , khi giảm phân bình thường không có hiện tượng trao đổi đoạn có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Viết kí hiệu của các loại giao tử đó. 
	2. Một người đàn ông mù màu kết hôn với một người phụ nữ bình thường đồng hợp về gen này, họ sinh được một người con mắc bệnh Tơcnơ (XO), đồng thời bị bệnh mù màu. Giải thích hiện tượng trên? 	Biết rằng bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y gây nên.
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
II
1
- Khi giảm phân bình thường không có hiện tượng trao đổi đoạn có thể tạo ra: 23 = 8 loại giao tử.
0,25
- Kí hiệu của các loại giao tử:
ABDX, aBDX, AbdX, abdX
ABDY, aBDY, AbdY, abdY
0,25
2
Quy ước: M- không bị bệnh mù màu; m- bị bệnh mù màu
Ta có: P: mẹ XMXM (không bị bệnh) x bố XmY (bị bệnh)
0,25
Đứa con bị tơcnơ mù màu có KG: XmO đã nhận Xm từ bố (Bố GP bình thường); nhận giao tử không mang NST giới tính từ mẹ (Mẹ GP bị rối loạn phân li cặp NST giới tính).
(Học sinh trình bày theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25
Câu III. (2,5 điểm).
	1. Một quần thể cây trồng gồm 1000 cây đều có kiểu gen Aa. Nếu để các cây này tự thụ phấn liên tiếp sau 2 thế hệ thì số lượng các cây có kiểu gen đồng hợp tử trội sẽ là bao nhiêu? Biết rằng quá trình thụ phấn, thụ tinh diễn ra bình thường và tỉ lệ sống sót của các cá thể là ngang nhau.
	2. Trong chu kì tế bào, sự biến đổi hình thái nào của nhiễm sắc thể ở mỗi kì là đặc trưng nhất? Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân?
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
III
1
- Sau mỗi thế hệ tự thụ phấn TLKG dị hợp tử sẽ giảm đi ½ so với thế hệ ban đầu. Do vậy, sau 2 thế hệ tự thụ phấn TLKG dị hợp sẽ là 25%®TLKG đồng hợp tử trội = (100% – 25%)/2 =37,5%
- Vậy số lượng cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội là: 37,5%x1000=375 cây
0.25
0,25
2
*Biến đổi hình thái đặc trưng của nhiễm sắc thể và ý nghĩa: 
- Kỳ trung gian: NST tháo xoắn cực đại và tự nhân đôi thành NST kép.
- Kỳ đầu: Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, ngắn hơn, dày hơn.
0.25
- Kỳ giữa: NST kép đóng xoắn cực đại, ngắn nhất.
- Kỳ sau: Các NST đơn trong mỗi NST kép (vẫn ở trạng thái xoắn) tách nhau ra ở tâm động, phân li về 2 cực.
- Kỳ cuối: Các NST đơn dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh
0,25
0,25
0,25
* Ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân
- Là phương thức sinh sản của tế bào nhân sơ và sinh vật đơn bào nhân thực.
- Làm tăng số lượng tế bào trong cơ thể đa bào, là cơ sở cho sự lớn lên và phát triển của cơ thể.
0.25
- Tạo ra các tế bào mới để thay thế các tế bào già, tế bào chết, giúp cho sự thay thế hoặc sửa chữa các mô bị hỏng của cơ thể.
0,25
- Là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính.
0.25
- Trong một số trường hợp tạo điều kiện cho các đột biến tế bào sinh dưỡng có thể nhân lên qua các thế hệ tế bào, tạo nên thể khảm.
0,25
Câu IV. (3,5 điểm).
	1. Cho 2 loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen . Sử dụng các phương pháp lai nào để nhận biết được hai kiểu gen nói trên? Giải thích. Biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen qui định, không xảy ra đột biến và hoán vị gen.
	2. Ở một loài động vật, người ta thực hiện một số phép lai và thu được kết quả như sau:
Phép lai
Tính trạng của các cá thể bố mẹ (P)
Số cá thể đời con thu được
Mắt trắng, cánh mềm
Mắt trắng, cánh cứng
Mắt đỏ, 
cánh mềm
Mắt đỏ, 
cánh cứng
1
Mắt trắng, cánh mềm x mắt trắng, cánh mềm
75
25
0
0
2
Mắt đỏ, cánh mềm x mắt đỏ, cánh cứng
0
31
61
32
3
Mắt đỏ, cánh cứng x mắt trắng, cánh mềm
39
40
41
38
	Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho từng phép lai trên. Biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen quy đinh.
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
IV
1
- Để nhận biết hai kiểu gen nói trên dùng 2 phương pháp lai sau:
* Cho tự thu phấn ở thực vật (hay giao phối gần ở động vật) đối với từng kiểu gen rồi căn cứ vào kết quả ở đời lai:
+ Nếu kết quả lai tạo 16 tổ hợp giao tử, 9 loại KG, 4 loại KHà KG là AaBb
+ Nếu kết quả lai tạo 4 tổ hợp giao tử, 3 loại KG, 2 loại KHà KG là AB//ab
0,25
0,25
* Cho các cá thể đó lai phân tích:
+ Nếu kết quả lai cho tỉ lệ KH là 1:1:1:1 àKG là AaBb
+ Nếu kết quả lai cho tỉ lệ KH là 1:1 àKG là AB//ab
0,25
0,25
2
* Xác định tính trạng trội lặn:
- Sự di truyền tính trạng độ mềm cánh ở phép lai 1:
 P1: cánh mềm x cánh mềm F1: 3 cánh mềm : 1 cánh cứng. Mà tính trạng này do một gen qui định ® Nghiệm đúng với qui luật phân li của Menden ® Tính trạng cánh mềm là trội hoàn toàn so với tính trạng cánh cứng và P dị hợp tử. 
Qui ước : B- cánh mềm, b- cánh cứng ® P1 : Bb x Bb 
0,25
- Sự di truyền tính trạng màu mắt ở phép lai 2:
 + P2: mắt đỏ x mắt đỏ F1≈ 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng. Mà tính trạng này do một gen qui định ® Nghiệm đúng với qui luật phân li của Menden ®Tính trạng mắt đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng mắt trắng và P dị hợp tử. 
Qui ước : A- mắt đỏ, a- mắt trắngð P2 : Aa x Aa
0,25
* Xác định qui luật di truyền chi phối 2 tính trạng và viết SĐL từ P ®F1 trong mỗi trường hợp:
- Xét phép lai 2:
+ P2: cánh mềm x cánh cứng ®F1≈1 cánh mềm: 1 cánh cứng ® P2: Bb x bb 
+ P2: mắt đỏ x mắt đỏ F1≈ 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng® P2: Aa x Aa
® Thành phần gen P2: (Aa, Bb) x (Aa, bb)
 +Vì F1 có 3 loại KH với tỉ lệ 1 mắt trắng, cánh cứng: 2 mắt đỏ, cánh mềm:1 mắt đỏ, cánh cứng ≠ (3mắt đỏ: 1 mắt trắng)(1 cánh mềm: 1 cánh cứng) = 3:3:1:1®Tính trạng màu mắt và độ mềm của cánh di truyền theo qui luật liên kết gen.
0,25
0,25
+ Đời con có kiểu hình mắt trắng, cánh cứng có kiểu gen ab//ab nhận một giao tử ab từ bố, một giao tử ab từ mẹ P2:AB//ab x Ab//ab
+ SĐL P2: mắt đỏ, cánh mềm x mắt đỏ, cánh cứng
 AB//ab Ab//ab
 GP: 1AB: 1ab 1Ab: 1ab 
 F1: TLPLKG 1 AB//Ab; 1 AB//ab; 1 Ab//ab; 1 ab//ab
 TLPLKH: 2 mắt đỏ, cánh mềm: 1 mắt đỏ, cánh cứng: 1 mắt trắng, cánh cứng 
0,25
0,25
- Xét phép lai 1:
+ P1 Mắt trắng x Mắt trắng®F1: 100% mắt trắng®P1: aa x aa
+ P1 Cánh mềm x Cánh mềm ®F1: 3 Cánh mềm: 1 Cánh cứng®P1: Bb x Bb
®Thành phần gen của P1: (aa, Bb) x (aa, Bb)®KG P1: aB//ab x aB//ab
0,25
+ SĐL P1: mắt trắng, cánh mềm x mắt trắng, cánh mềm
 aB//ab aB//ab
 GP: 1aB: 1ab 1aB: 1ab 
 F1:TLPLKG 1aB//aB : 2aB//ab : 1ab//ab 
 TLPLKH: 3 mắt trắng, cánh mềm: 1 mắt trắng, cánh cứng 
0,25
- Xét phép lai 3:
 + P3: Mắt đỏ x Mắt trắngF1: 1Mắt đỏ: 1Mắt trắng P3 : Aa x aa.
 + P3: Cánh cứng x Cánh mềmF1≈ 1 Cánh cứng: 1 Cánh mềm
P3: bb x Bb®Thành phần gen P3: (Aa, bb) x (aa, Bb) P3: Ab//ab x aB//ab
0,25
+ SĐL P3: Mắt đỏ, cánh cứng x Mắt trắng, cánh mềm
 Ab//ab aB//ab
 GP: 1Ab: 1ab 1aB: 1ab 
 F1: TLPLKG: 1Ab//aB : 1Ab//ab : 1aB//ab: 1ab//ab
 TLPLKH:1 mắt đỏ, cánh mềm: 1 mắt đỏ, cánh cứng: 1 mắt trắng, cánh mềm: 1 mắt trắng, cánh cứng
Lưu ý: Học sinh biện luận theo cách khác chặt chẽ, viết sơ đồ cho kết quả đúng như hướng dẫn chấm vẫn cho điểm tối đa. 
0,25
Câu V. (1,0 điểm). 
	1. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài đem lại lợi ích gì cho quần thể sinh vật? Giải thích.
	2. Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì? 
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
V
1
- Hỗ trợ: Giúp cho các cá thể trong quần thể có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt hơn và có khả năng chống chịu với điều kiện môi trường tốt hơn, làm cho quần thể sinh vật được duy trì và phát triển tốt hơn.
0,25
- Cạnh tranh: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể làm cho số lượng cá thể trong quần thể được duy trì ổn định, cân bằng với môi trường sống, làm cho quần thể được duy trì ổn định và phát triển trong khoảng thời gian dài.
0,25
- Như vậy, quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ giúp cho quần thể dược duy trì ổn định và phát triển trong khoảng thời gian dài.
0,25
2
Quan hệ hỗ trợ
Quan hệ đối địch
- Là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không hại) cho tất cả các sinh vật.
- Là mối quan hệ một bên có lợi, một bên có hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại.
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE SINH CHUYEN BN 2014-2015.docx