Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2012 - 2013 môn thi: Hóa học - Trường phổ thông Năng Khiếu

doc 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2012 - 2013 môn thi: Hóa học - Trường phổ thông Năng Khiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2012 - 2013 môn thi: Hóa học - Trường phổ thông Năng Khiếu
 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH	 KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2012 - 2013
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU	 MÔN THI: HÓA HỌC 
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: 
a/ Bằng cách viết các phương trình hóa học, hãy cho biết cách điều chế axit sunfuric từ H2S, không khí và nước.
b/ Nêu cách phân biệt 2 khí SO2 và SO3 bằng phương pháp hóa học.
Câu 2:
 Nung một hỗn hợp chứa MgCO3 và CaCO3 cho đến khi khối lượng không đổi, thấy khối lượng hỗn hợp giảm mất 47,5%. Xác định % khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu và sau phản ứng.
Câu 3:
 Cần phải pha bao nhiêu gam dung dịch Al2(SO4)3 17,1% với 100 g dung dịch K2SO4 17,4% để thu được dung dịch (X) chứa 2 muối Al2(SO4)3 và K2SO4 theo tỉ lệ mol 1:1 ? Sau khi để dung dịch (X) ở 200C trong một thời gian dài, tinh thể muối kép ngậm nước K2SO4 . Al2(SO4)3 . 24H2O sẽ tách ra. Tính khối lượng tinh thể muối ngậm nước thu được. Biết rằng 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 14 gam K2SO4 . Al2(SO4)3.
Câu 4:
 Hai mẫu bột kim loại, một mẫu là magie, một mẫu là nhôm, có khối lượng m bằng nhau. Cho hai mẫu trên vào hai bình khác nhau, với mỗi bình đều chứa 400 ml dung dịch HCl 2M, thấy bột kim loại đều tan hoàn toàn. Chia mỗi dung dịch thu được thành hai phần bằng nhau , lấy một phần từ mỗi dung dịch đem cô cạn cẩn thận thu được hai muối rắn khan có khối lượng khác biệt nhau là 2,76 gam. Tính khối lượng m. Mỗi nửa dung dịch còn lại được thêm 100 ml dung dịch NaOH 4,5M, thấy xuất hiện kết tủa, được lọc, nung tới khối lượng không đổi. Tính khối lượng các chất thu được sau khi nung. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Câu 5:
 Bia được sản xuất bằng cách lên men dung dịch có chứa maltozơ (C12H22O11) . Phản ứng lên men dung dịch maltozơ tạo thành rượu etylic và khí cacbonic có số mol bằng nhau. Cho 50 lít dung dịch maltozơ có tỷ trọng 1,052 g/cm3, chứa 8,4% khối lượng maltozơ.
a/ Viết phương trình hóa học và tính khối lượng rượu etylic tinh chất được tạo thành từ quá trình lên men hoàn toàn 50 lít dung dịch maltozơ trên.
b/ Nếu từ 50 lít dung dịch maltozơ trên thu được 4,4 lít bia có tỷ trọng 1,1 g/cm3 thì % khối lượng rượu etylic trong bia là bao nhiêu?
Câu 6:
 Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ (A) cần dùng 6 mol khí oxi, tạo thành hai hợp chất có tỉ lệ khối lượng là 0,51. Cho biết hợp chất hữu cơ (A) không phản ứng với natri kim loại.
a/ Xác định các công thức cấu tạo có thể có của (A).
b/ Cho biết (A) được tạo thành từ một hợp chất hữu cơ (B) và bằng một phản ứng hóa học duy nhất. Xác định chất (B) và công thức cấu tạo đúng của (A). Viết phương trình hóa học từ (B) tạo thành (A).
Câu 7:
 Natri azua (NaN3) được điều chế từ đinitơ oxit, natri và khí amoniac. Sản phẩm phụ của phản ứng này còn có natri hidroxit và khí nitơ. Viết phương trình hóa học. Nấu cho 31,2 gam natri phản ứng với lượng dư amoniac và đinitơ oxit, thu được 21 gam natri azua. Tính hiệu suất của phản ứng này.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docK9- 2013- Chuyen-DHQG-HCM-1213.doc