Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2014 - Mã đề 629 (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2014 - Mã đề 629 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2014 - Mã đề 629 (Có đáp án)
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 03 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2014 Môn: HÓA HỌC – Giáo dục THPT
Thời gian làm bài: 60 phút; 
Mã đề thi 629
Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố : H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al=27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Cs = 133
Câu 1: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
A. CuO	B. MgO	C. Al2O3	D. CaO
Câu 2: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Etyl axetat	B. Propyl axetat	C. Phenyl axetat	D. Vinyl axetat
Câu 3: Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 21,60 gam	B. 29,04 gam.	C. 25,32 gam	D. 24,20 gam
Câu 4: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng?
A. H2.	B. HCl.	C. O2.	D. CO2.
Câu 5: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Fe.	B. Ba.	C. Cr.	D. Al.
Câu 6: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 7: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Ala-Ala-Gly-Gly.	B. Gly-Ala-Gly.	C. Ala-Gly-Gly.	D. Ala-Gly.
Câu 8: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X:
A. C2H5COOC2H5.	B. C2H5COOCH3.	C. C2H3COOC2H5.	D. CH3COOC2H5.
Câu 9: Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?
A. MgO.	B. FeO.	C. Fe2O3.	D. Al2O3.
Câu 10: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Polietilen.	B. Poli (vinyl clorua).
C. Polistiren.	D. Poli(etylen-terephtalat).
Câu 11: Cho dãy các chất tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là
A. 1.	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 12: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 9,0.	B. 4,5.	C. 8,1.	D. 18,0.
Câu 13: Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. NaNO3.	B. KNO3.	C. HNO3.	D. Na2CO3.
Câu 14: Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất clorua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng. Công thức của X là
A. Ca(OH)2.	B. Ba(OH)2.	C. NaOH.	D. KOH.
Câu 15: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
A. Metylamin.	B. Trimetylamin.	C. Phenylamin.	D. Đimetylamin
Câu 16: Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng với dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ), thu được 0,1 mol H2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là
A. 52,68 gam	B. 52,48 gam	C. 42,58 gam	D. 13,28 gam
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trung dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kìm đó là
A. Rb và Cs	B. Na và K	C. Li và Na	D. K và Rb
Câu 18: Kim loại sắt không tan trong dung dịch
A. H2SO4 đặc, nóng	B. HNO3 đặc, nguội	C. H2SO4 loãng	D. HNO3 đặc, nóng
Câu 19: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 20: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. glucozơ và glixerol.	B. xà phòng và glixerol.
C. glucozơ và ancol etylic.	D. xà phòng và ancol etylic.
Câu 21: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?
A. Anilin, amoniac, metylamin.	B. Amoniac, etylamin, anilin.
C. Etylamin, anilin, amoniac.	D. Anilin, metylamin, amoniac.
Câu 22: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua Z, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là
A. CrCl3.	B. FeCl3.	C. FeCl2.	D. MgCl2.
Câu 23: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra.
B. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.
D. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 24: Kim loại nhôm tan được trong dung dịch
A. HNO3 đặc, nguội	B. H2SO4 đặc, nguội	C. NaCl	D. NaOH
Câu 25: Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và
A. 1 mol natri stearat	B. 3 mol axit stearic	C. 3 mol natri stearat	D. 1 mol axit stearic
Câu 26: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại
A. Cu	B. Pb	C. Zn	D. Ag
Câu 27: Cho dãy các oxit : MgO, FeO, CrO3, Cr2O3 . Số oxit lưỡng tính trong dãy là
A. 1	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 28: Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có
A. Al2O3	B. O2	C. Al(OH)3	D. Al
Câu 29: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z = 19) là
A. 3d1	B. 2s1	C. 4s1	D. 3s1
Câu 30: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 29,69	B. 28,89	C. 17,19	D. 31,31
Câu 31: Cho dãy các ion kim loại : K+, Ag+, Fe2+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Cu2+	B. K+	C. Ag+	D. Fe2+
Câu 32: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
A. vàng	B. nâu đỏ	C. xanh tím	D. hồng.
Câu 33: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
A. poliacrilonitrin B. poli(metyl metacrylat) C. poli(vinyl clorua)	D. polietilen
Câu 34: Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành
A. Na2O và O2	B. NaOH và H2	C. Na2O và H2	D. NaOH và O2
Câu 35: Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng
A. giấm ăn	B. phèn chua	C. muối ăn	D. nước vôi
Câu 36: Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, thấy hiện tượng
A. sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu
B. sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu
C. sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam
D. sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch màu xanh lam
Câu 37: Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là A. Fe	B. Al	C. Zn	D. Mg
Câu 38: Cho dãy các chất : Al, Al2O3 , AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là A. 4	B. 3	C. 1	D. 2
Câu 39: Công thức của glyxin là
A. H2NCH2COOH B. CH3NH2	C. C2H5NH2 D. H2NCH(CH3)COOH
Câu 40: Hỗn hợp X gồm 3 chất : CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m làA. 17,92	B. 70,40 C. 35,20	D. 17,60
----------- HẾT ----------
THỐNG KÊ VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1. ESTE – LIPIT [5]
Câu 1: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Etyl axetat	B. Propyl axetat	C. Phenyl axetat	D. Vinyl axetat
Câu 2: Hỗn hợp X gồm 3 chất : CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X, thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là
A. 17,92	B. 70,40	C. 35,20	D. 17,60
Hướng dẫn: 
Câu 3: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X:
A. C2H5COOC2H5.	B. C2H5COOCH3.	C. C2H3COOC2H5.	D. CH3COOC2H5.
Hướng dẫn: 
Câu 4: Thủy phân hoàn toàn một lượng tristearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glixerol và
A. 1 mol natri stearat	B. 3 mol axit stearic	C. 3 mol natri stearat	D. 1 mol axit stearic
Hướng dẫn: 
Câu 5: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. glucozơ và glixerol.	B. xà phòng và glixerol.
C. glucozơ và ancol etylic.	D. xà phòng và ancol etylic.
2. CACBOHIDRAT [3]
Câu 6: Cho dãy các chất tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là
A. 1.	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 7: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
A. vàng	B. nâu đỏ	C. xanh tím	D. hồng.
Câu 8: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 9,0.	B. 4,5.	C. 8,1.	D. 18,0.
Hướng dẫn: 
3.AMIN-AMINOAXIT-PEPTIT-PROTEIN [6]
Câu 9: Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?
A. Metylamin.	B. Trimetylamin.	C. Phenylamin.	D. Đimetylamin
Câu 10: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?
A. Anilin, amoniac, metylamin.	B. Amoniac, etylamin, anilin.
C. Etylamin, anilin, amoniac.	D. Anilin, metylamin, amoniac.
Câu 11: Công thức của glyxin là
A. H2NCH2COOH B. CH3NH2	C. C2H5NH2 D. H2NCH(CH3)COOH
Câu 12: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Ala-Ala-Gly-Gly.	B. Gly-Ala-Gly.	C. Ala-Gly-Gly.	D. Ala-Gly.
Câu 13: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 14: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 29,69	B. 28,89	C. 17,19	D. 31,31
Hướng dẫn: 
4. POLIME-VẬT LIỆU POLIME [2]
Câu 15: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
A. poliacrilonitrin	B. poli(metyl metacrylat)
C. poli(vinyl clorua)	D. polietilen
Câu 16: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Polietilen.	B. Poli (vinyl clorua).
C. Polistiren.	D. Poli(etylen-terephtalat).
5. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI [6]
Câu 17: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z = 19) là
A. 3d1	B. 2s1	C. 4s1	D. 3s1
Câu 18: Cho dãy các ion kim loại : K+, Ag+, Fe2+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Cu2+	B. K+	C. Ag+	D. Fe2+
Câu 19: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại
A. Cu	B. Pb	C. Zn	D. Ag
Câu 20: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra.
B. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.
D. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 21: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
A. CuO	B. MgO	C. Al2O3	D. CaO
Câu 22: Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn phản ứng với dung dịch H2SO4 20% (vừa đủ), thu được 0,1 mol H2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng là
A. 52,68 gam	B. 52,48 gam	C. 42,58 gam	D. 13,28 gam
Hướng dẫn:
6. KIM LOẠI KIỀM-KIỀM THỔ-NHÔM
Câu 23: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 24: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Fe.	B. Ba.	C. Cr.	D. Al.
Câu 25: Ở nhiệt độ thường, kim loại Na phản ứng với nước tạo thành
A. Na2O và O2	B. NaOH và H2	C. Na2O và H2	D. NaOH và O2
Câu 26: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng?
A. H2.	B. HCl.	C. O2.	D. CO2.
Câu 27: Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. NaNO3.	B. KNO3.	C. HNO3.	D. Na2CO3.
Câu 28: Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất clorua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng. Công thức của X là
A. Ca(OH)2.	B. Ba(OH)2.	C. NaOH.	D. KOH.
Câu 29: Kim loại nhôm tan được trong dung dịch
A. HNO3 đặc, nguội	B. H2SO4 đặc, nguội	C. NaCl	D. NaOH
Câu 30: Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có
A. Al2O3	B. O2	C. Al(OH)3	D. Al
Câu 31: Cho dãy các chất : Al, Al2O3 , AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4	B. 3	C. 1	D. 2
Câu 32: Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, thấy hiện tượng
A. sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu
B. sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu
C. sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam
D. sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch màu xanh lam
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 3,80 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp trung dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại kìm đó là
A. Rb và Cs	B. Na và K	C. Li và Na	D. K và Rb
Hướng dẫn: 
Câu 34: Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là
A. Fe	B. Al	C. Zn	D. Mg
Hướng dẫn: 
7. SẮT , ĐỒNG VÀ KIM LOẠI KHÁC [5]
Câu 35: Kim loại sắt không tan trong dung dịch
A. H2SO4 đặc, nóng	B. HNO3 đặc, nguội	C. H2SO4 loãng	D. HNO3 đặc, nóng
Câu 36: Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?
A. MgO.	B. FeO.	C. Fe2O3.	D. Al2O3.
Câu 37: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua Z, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là
A. CrCl3.	B. FeCl3.	C. FeCl2.	D. MgCl2.
Hướng dẫn: 
Câu 38: Cho dãy các oxit : MgO, FeO, CrO3, Cr2O3 . Số oxit lưỡng tính trong dãy là
A. 1	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 39: Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 21,60 gam	B. 29,04 gam.	C. 25,32 gam	D. 24,20 gam
Hướng dẫn: 
8. NHẬN BIẾT-HÓA MÔI TRƯỜNG [1]
Câu 40: Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng
A. giấm ăn	B. phèn chua	C. muối ăn	D. nước vôi

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tot_nghiep_thpt_mon_hoa_hoc_nam_2014_ma_de_629_co_dap.doc