Câu hỏi trắc nghiệm môn hoá 12 chương 6 : Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - nhôm

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 19014Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn hoá 12 chương 6 : Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - nhôm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm môn hoá 12 chương 6 : Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - nhôm
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ TRUNG
 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ 12
 CHƯƠNG 6 : KIM LOẠI KIỀM-KIM LOẠI KIỀM THỔ-NHÔM 
----------------------------------
1. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do
A. có khối lượng riêng nhỏ B. thể tích nguyên tử lớn và khối lượng nguyên tử nhỏ
C. điện tích của ion nhỏ (+1), mật độ electron thấp, liên kết kim loại kém bền
D. tính khử mạnh hơn các kim loại khác
2. Để bảo quản các kim loại kiềm cần
 A. ngâm chúng vào nước B. giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín
 C. ngâm chúng trong rượu nguyên chất D. ngâm chúng trong dầu hoả 
3. Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là
A. LiCl 	B. NaCl 	C. KCl 	D. RbCl
4. Có dung dịch NaCl trong nước, quá trình nào sau đây biểu diễn sự điều chế kim loại Na từ dung dịch trên?
A. Điện phân dung dịch B. Dùng kim loại K đẩy Na ra khỏi dung dịch
C. Nung nóng dung dịch để NaCl phân huỷ D. Cô cạn dung dịch và điện phân NaCl nóng chảy
5. Có 2 lít dung dịch NaCl 0,5 M. Lượng kim loại và thể tích khí thu được (đktc) từ dung dịch trên là (hiệu suất điều chế bằng 90%)
A. 27,0 gam và 18,00 lít 	C. 10,35 gam và 5,04 lít
B. 20,7 gam và 10,08 lít 	D. 31,05 gam và 15,12 lít
6. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào trong đó ion Na+ bị khử thành nguyên tử Na?
A. 4Na + O2 ® 2Na2O B. 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2.
C. 4NaOH ® 4Na + O2 + 2H2O D. 2Na + H2SO4 ® Na2SO4 + H2.
7. Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử 
A. Điện phân NaCl nóng chảy B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước
C. Điện phân NaOH nóng chảy D. Điện phân Na2O nóng chảy
8. Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử 
A. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl B. Điện phân NaCl nóng chảy
C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3. 
9. Biết thể tích của 1 mol các kim loại kiềm là: 
Li
Na
K
Cs
cm3
13,2
23,71 
45,35 
55,55
 thì tính được khối lượng riêng (g/cm3) của mỗi kim loại trên lần lượt là:
 A. 0,97; 0,53 ; 1,53 và 0,86 B. 0,97; 1,53 ; 0,53 và 0,86
 C. 0,53 ; 0,97 ; 0,86 và1,53 D. 0,53 ; 0,86 ; 0,97 và1,53 
10. Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra:
	A. sự khử ion Na+. 	C. Sự khử phân tử nước
	B. Sự oxi hoá ion Na+. 	D. Sự oxi hoá phân tử nước
 11. Trong quá trình điện phân dung dịch KBr, phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương?
	A. Ion Br- bị oxi hoá 	C. Ion K+ bị oxi hoá 
B. ion Br- bị khử 	D. Ion K+ bị khử
 12. Cho 6,08 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 8,30 gam hỗn hợp muối clorua. Số gam mỗi hidroxit trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 2,4 gam và 3,68 gam 	C. 3,2 gam và 2,88 gam
B. 1,6 gam và 4,48 gam 	D. 0,8 gam và 5,28 gam
 13. Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với axit HCl dư. Khí thoát ra hấp thụ bằng 200 gam dung dịch NaOH 30%. Lượng muối Natri trong dung dịch thu được là
A. 10,6 gam Na2CO3 B. 53 gam Na2CO3 và 42 gam NaHCO3 
C. 16,8 gam NaHCO3 D. 79,5 gam Na2CO3 và 21 gam NaHCO3 
 14. Nung nóng 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khối lượng không thay đổi còn lại 69 gam chất rắn. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là
A. 63% và 37% C. 42% và 58% B. 84% và 16% D. 21% và 79%
 15. Cho 6 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) đi qua dung dịch KOH tạo ra 2,07 gam K2CO3 và 6 gam KHCO3. Thành phần % thể tích của CO2 trong hỗn hợp là
A. 42% C. 28% B. 56% D. 50%
 16. Những đặc điểm nào sau đây là chung cho các kim loại kiềm?
 A. Bán kính nguyên tử B. số lớp electron
 C. số electron ngoài cùng của nguyên tử D. Điện tích hạt nhân của nguyên tử
 17. Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?
 A. số oxihoá của nguyên tố trong hợp chất B. số lớp electron
 C. số electron ngoài cùng của nguyên tử D. cấu tạo đơn chất kim loại
 18. Xếp theo chiều giảm dần bán kính của các ion sau 
 A. S2-; Cl- ; K+ ; Ca2+. B. Ca2+; K+ ; Cl- ; S2-. 
 C. S2-; K+ ; Cl- ; Ca2+. D. Ca2+; S2-; K+ ; Cl- .
 19. Xếp theo chiều tăng dần bán kính của các ion sau 
 A. O2- ; F -; Na+; Mg2+ ; Al3+. B. Na+; O2- ; ; Al3+ ; F -; Mg2+ .
 C. Al3+ ; Mg2+ ; Na+; F -; O2- . D. F -; Na+; O2- ; Mg2+ ; Al3+.
 20. Điện phân dung dịch NaOH với cường độ không đổi là 10A trong thời gian 268 giờ. Dung dịch còn lại sau điện phân có khối lượng 100 gam và nồng độ 24%. Nồng độ % của dung dịch ban đầu là
A. 9,6% 	B. 4,8% C. 2,4% 	D. 1,2%
21. Những câu sau đây, câu nào không đúng đối với nguyên tử kim loại kiềm thổ? Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
 A. bán kính nguyên tử tăng dần B. năng lượng ion hoá giảm dần
 C. khối lượng riêng tăng dần D. Thế điện cực chuẩn tăng dần
 22. Các nguyên tố trong cặp nguyên tố nào sau đây có tính chất hoá học tương tự nhau?
 A. Mg và S 	 C. Ca và Br2 B. Mg và Ca 	D. S và Cl2
 23. ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hoá trị bằng
 A. 1e 	B. 2e C. 3e 	D. 4e
 24. Trong nhóm kim loại kiềm thổ:
 A. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử tăng
 B. Tính khử của kim loại tăng khi bán kính nguyên tử giảm
 C. Tính khử của kim loại giảm khi bán kính nguyên tử tăng
 D. Tính khử của kim loại không đổi khi bán kính nguyên tử giảm
 25. Khi so sánh tính chất của Ca và Mg, câu nào sau đây không đúng?
 A. số electron hoá trị bằng nhau B. đều không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
C. Oxit đều có tính chất oxit bazơ D. đều được điều chế bằng cách điện phân clorua nóng chảy
 26. Điều nào sau đây không đúng với Canxi
A. nguyên tử Ca bị oxi hoá khi Ca tác dụng với H2O B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy
C. Ion Ca2+ không thay đổi khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl D. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2.
 27. Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là
A. Ba 	B. Mg C. Ca 	D. Sr 
 28. Đun nóng 6,96 gam MnO2 với dung dịch HCl đặc, dư. Khí thoát ra tác dụng hết với kim loại kiềm thổ M tạo ra 7,6 gam muối. M là 
A. Be 	B. Mg C. Ca 	D. Ba
 29. Khi nung đến hoàn toàn 20 gam quặng đôlômit thoát ra 5,6 lít khí (ở O0C và 0,8 atm). Hàm lượng CaCO3.MgCO3 trong quặng là
A. 80% 	B. 75% C. 90% 	D. 92%
 30. Cho 10 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO2 và 68,64% CO về thể tích đi qua 100 gam dung dịch Ca(OH)2 7,4% thấy tách ra m gam kết tủa. Trị số của m bằng
A. 10 gam C. 6 gam B. 8 gam D. 12 gam
 31. Nhóm các bazơ nào có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân
 A. NaOH và Ba(OH)2 C. Zn(OH)2 và KOH
 B. Cu(OH)2 và Al(OH)3 	D. Mg(OH)2 và Fe(OH)3
 32. Trong các chất sau: H2O; Na2O ; CaO ; MgO. Chất có liên kết cộng hoá trị là
 A. H2O B. Na2O C. CaO D. MgO
 33. Trong phản ứng: CO+ H2O ⇌ HCO + OH-. Vai trò của COvà H2O là
A. COlà axit và H2O là bazơ B. COlà bazơ và H2O là axit
C. COlà lưỡng tính và H2O là trung tính D. COlà chất oxi hoá và H2O là chất khử
 34. Cho 10 ml dung dịch muối Canxi tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư tách ra một kết tủa, lọc và đem nung kết tuả đến lượng không đổi còn lại 0,28 gam chất rắn. Khối lượng ion Ca2+ trong 1 lít dung dịch đầu là 
A. 10 gam B. 20 gam C. 30 gam D. 40 gam
 35. Hoà tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO3 và MgCO3 trong nước cần 2,016 lít khí CO2 (đktc). Số gam mỗi muối ban đầu là
A. 2,0 gam và 6,2 gam C. 4,0 gam và 4,2 gam B. 6,1 gam và 2,1 gam D. 1,48 gam và 6,72 gam
 36. Có các chất sau: NaCl, NaOH, Na2CO3, HCl. Chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là
A. NaCl 	B. NaOH C. Na2CO3 	D. HCl
 37. Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+ và Mg2+ 	C. Ca2+ và Mg2+ B. Ba2+ và Ca2+ 	D. K+ và Ba2+
 38. Câu nào sau đây về nước cứng là không đúng
 A. Nước có chứa nhiều ion Ca2+; Mg2+.
 B. Nước không chứa hoặc chứa ít ion Ca2+, Mg2+ là nước mềm
 C. Nước cứng có chứa một trong hai ion Cl- và SO hoặc cả hai là nước cứng tạm thời
 D. Nước cứng có chứa đồng thời anion HCOvà SO hoặc Cl- là nước cứng toàn phần
39. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tan hết trong nước tạo ra dung dịch Y và thoát ra 0,12 mol hidro. Thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần trung hoà dung dịch Y là: 
 A. 120 ml 	B. 60 ml C. 1,20 lit 	D. 240 ml 
40. Dung dịch chứa các ion Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dung dịch ban đầu? 
 A. K2CO3 B. NaOH C. Na2SO4 D. AgNO3. 
41. Cho bieát soá thöù töï cuûa Al trong heä thoáng tuaàn hoaøn laø 13. Phaùt bieåu naøo sau ñaây ñuùng? 
	A). Al thuoäc chu kì 3, phaân nhoùm chính nhoùm III 	
	B). Al thuoäc chu kì 3, phaân nhoùm phuï nhoùm III 	
	C). Ion nhoâm coù caáu hình electron lôùp voû ngoaøi cuøng laø 2s2 	
	D). Ion nhoâm coù caáu hình electron lôùp voû ngoaøi cuøng laø 3s2 
42. Cho phản ứng
Al + H2O + NaOH ® NaAlO2 + 3/2H2
Chất tham gia phản ứng đóng chất oxi hóa trong phản ứng này là:
A. Al	B. H2O C. NaOH	D. NaAlO2 
43. Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện D. Mức oxi hóa đặc trưng +3
44. Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác?
A. Màu trắng bạc B. Là kim loại nhẹ
C. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng D. Dẫn điện và nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu
45. Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước.
B. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hóa.
C. Các vật dụng bằng nhôm không bị oxi hóa tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3.
D. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện.
46. Đốt hoàn toàn m gam bột nhôm trong lượng S dư, rồi hòa tan hết sản phẩm thu được vào nước thì thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Tính m.
A. 2,70 gam 	B. 4,05 gam C. 5,40 gam	D. 8,10 gam
47. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Tính m.
A. 11,00 gam	B. 12,28 gam C. 13,70 gam	D. 19,50 gam
48. So sánh (1) thể tích khí H2 thoát ra khi cho Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH và (2) thể tích khí N2 duy nhất thu được khi cho cùng lượng Al trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư.
A. (1) gấp 5 lần (2) B. (2) gấp 5 lần (1) C. 1) bằng (2) D. (1) gấp 2,5 lần (2)
49. Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m.
A. 0,540 gam	B. 0,810 gam C. 1,080 gam	D. 1,755 gam
50. Nhúng một thanh nhôm kim loại vào dung dịch chứa 0,03 mol CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy thanh Al ra khỏi dung dịch. Phát biểu nhận xét sau thí nghiệm nào sau đây không đúng?
A. Thanh Al có màu đỏ. B. Khối lượng thanh Al tăng 1,38 gam
C. Dung dịch thu được không màu D. Khối lượng dung dịch tăng 1,38 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docCHƯƠNG 6-TÂN PHÚ TRUNG.doc