Đề 017 (Đề thi cú 05 trang) ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Mụn thi: HểA HỌC Thời gian làm bài: 90 phỳt (khụng kể thời gian giao đề) I. PHÂN CHUNG Câu 1: Những kim loại sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân các dung dịch muối A. Na, K, Cu, Ag. B. Ba, Ca, Sr, Ra. C. Na, K, Mg, Ba. D. Cu, Ag, Au. Câu 2: Khi cho Ba vào dung dịch Cu(NO3)2 , thì sản phẩm của phản ứng là A. Ba(NO3)2 và Cu. B. Ba(NO3) và Cu(NO3)2 C. Ba(NO3)2, Cu(OH)2, Cu, H2. D. Ba(NO3)2, Cu(OH)2, H2. Câu 3: Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụngvới 250 ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đến khi dụng dịch mất màu xanh thì khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 trước phản ứng là A. 0,2M B. 0,25M C. 0,1M D. 0,4M. Câu 4: Phản ứng mà ion Na+ bị khử là A. NaOH tác dụng với HCl. B. nhiệt phân NaHCO3 C. điện phân dung dịch NaCl. D. điện phân nóng chảy NaCl. Câu 5: Các đơn chất kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng A. nguyên tử bền vửng. B. lập phương tâm khối. C. lập phương tâm diện. D. lăng trụ lục giác đều. Câu 6: Trong quá trình điện phân dung dịch KBr ở catôt xẩy ra A. sự khử ion K+. B. sự oxi hoá ion Br-. C. sự khử nước. D. sự oxi hoa ion K+. Câu 7: Tất cả các kim loại trong dãy sau đều dể dàng khử nước ở nhiệt độ thường A. Na, K. Ba, Fe. B. Ag, Ca, Mg, Sr. C. Na, K, Ba, Ca. D. Na, K, Ba, Cu. Câu 8: Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa Ba(HCO3)2, thì sản phẩm tạo thành là A. Ba(OH)2 và NaHCO3. B. BaCO3 , NaHCO3 và H2O. C. BaCO3 , Na2CO3 và H2O. D. Cả B và C đều đúng. Câu 9: Cho V(ml) dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch chứa 0,3 mol NaAlO2 thu được 1,56 gam kết tủa, V có giá trị là A. 40ml B. 120ml C. 60ml và 80ml D. Cả A và B. Câu 10: Chất rắn X tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ chỉ thu được một khí duy nhất và dung dịch Ychỉ có một muối.Tất cả các chất trong dãy nào sau đây phù hợp với X? A. Al , Fe3O4 , S , FeCl2 , Cu2O. B. FeO , Cu , Fe(OH)2 , Fe3O4 , Cu2O. C. Zn , FeCO3 , CuCl2 , Fe(NO3)2. D. CuFeS2 , FeO , FeBr2 , Cu2O , Zn. Câu 11: Các chất nào sau đây là chất lưởng tính? A. Al, Al2O3, Al(OH)3. B. Al, NaHCO3, Al(OH)3. C. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3. D. Na2CO3, Al(OH)3, Al2O3. Câu 12: Điện phân nóng chảy hổn hợp NaCl và BaCl2 cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 18,3 gam kim loại và 4.48lít(đkc) khí Cl2. Khối lượng Na và Ba đả dùng là A. 4.6 gam Na và 13,7 gam Ba. B. 2.3 gam Na và 16 gam Ba. C. 6.3 gam Na và 12 gam Ba. D. 4.2 gam Na và 14,1 gam Ba. Câu 13: Phản ứng sau đây không dùng để điều chế HBr A. NaBr(r) + H2SO4(đ, n) NaHSO4 + HBr B. H 2 + Br2 2 HBr C. PBr3 + 3 H2 O 3 HBr + H3PO3 . D. Br2 + H2S HBr + S. Câu 14: Để phân biệt hai bình chứa khí SO2 và CO2 ta có thể dùng A. dung dịch NaOH. B. dung dịch Ca(OH)2 . C. dung dịch nước Br2 . D. cả B, C đều đúng. Câu 15: Khi dẩn khí etilen vào dung dịch kali manganat trong nước ta thu được sản phẩm là A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CO2 và H2O. D. CH2OH-CH2OH. Câu 16: Để oxi hóa 10.6 gam o-xylen bằng dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 thì thể tích dung dịch X đả dùng là( dùng dư 20 %) A. 0,12 lít B. 0,576 lít. D. 0,24 lít. D. 0, 48 lít. Câu 17. Để phân biệt ba chất lỏng n- hexan, glixerin, glucozơ ta có thể dùng một hóa chất duy nhất là A. AgNO3/ NH3. B. Na. C. Cu(OH)2. D. cả A, C đều đúng. Câu 18: Khối lượng gạo nếp phải dùng để khi lên men(hiệu suất lên men là 50%) thu được 460 ml rượu etylic 50o là A. 430 gam. B. 520 gam. C. 760 gam. D. 810 gam. Cho biết tỉ lệ tinh bột trong gạo nếp là 80% và khối lượng riêng của rượu etylic là 0,80 gam/ ml Câu 19: Các loại đường sau đều có tính khử là A. glucozơ, fructozơ, mantozơ. B. mantozơ, saccarozơ, fructozơ. C. glucozơ, saccarozơ, mantozơ. D. tất cả đều đúng. Câu 20: Số lượng đipeptit có thể tạo thành từ hai aminoaxit alanin và glixin là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 21: Sản phẩm cuối cùng của phản ứng thủy phân protit là A. H2N-CH2-COOH. B. H2N-(CH2)2-COOH. C. các -aminoaxit. D. không xác định được. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 8.7 gam aminoaxit(chưá một nhóm chức axit) thu được 0,3 mol CO2, 0,25 mol H2O và 1,12 lít N2(đktc). Từ aminoaxit này có thể trực tiêp tạo thành A. 1 polime. B. 2 polime. C. 3 polime. D. 4 polime. Câu 22: Tiến hành phản ứng trùng hợp 5,2 gam stiren, sau phản ứng ta thêm 400 ml dung dịch nước brom 0,125M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, sau đó lại thêm vào một lượng dư dung dịch KI, toàn bộ lượng I2 sinh ra phản ứng vưà hết với 92 ml dung dịch Na2S2O3 1M thì lượng polime sinh ra là A. 4,784 gam. B. 6,28 gam. C. 10.42 gam. D. 9,6 gam. Câu 23: Số lượng các ancol đồng phân ứng với công thức C3H8Ox là A.2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 24: Chất X có CTPT C4H8O2, khi X tác dụng với dd NaOH sinh ra chất Y có CTPT C2H3O2Na và chất Z có CTPT C2H6O thì X là A. axit; B. este , C. anđehit , D. ancol. Câu 25:Để chứng tỏ phenol có tính axit yếu ta cho phenol phản ứng với A. nước Br2. B. dung dịch NaOH. C. CO2 +H2O. D. Na. Câu 26 : Để trung hoà 150g dd một axit hữu cơ no, đơn chức mạch hở X có nồng độ 20% cần dùng 20 gam NaOH, vậy công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH. Câu 27: Những chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử? A. C2H5OH, CH3CHO. B. CH3CHO, CH3COOH. C. CH3COOH, CH3OH. D. CH3COOCH3, CH3COOH. Câu 28: Chất X không cộng Br2, không cho phản ứng tráng gương, tác dụng với CaO theo tỉ lệ mol 1:1. X là A. C3H4O4. B. C3H4O4và C4H4O6. C. C4H4O8. D. C4H10O4. Câu 29: Có 3 chất lỏng không màu là benzen, toluen và stiren. Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt 3 chất trên? A. Dung dịch Br2 B. Dung dịch H2S04 C. Dung dịch Na0H D. Dung dịch KMn04 Câu 30: Cho 2 mol axit axetic và 3 mol rượu etylic vào bình cầu để cho phản ứng sau xảy ra: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, trong hỗn hợp có 1,2 mol este. ở nhiệt độ đó, hằng số cân bằng của phản ứng có giá trị là A. 2,8 B. 3,2. C. 1,2. D.1,0. Câu 31: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Cho vài giọt CuSO4 và dung dịch NaOH vào dung dịch lòng trắng trứng thì dung dịch chuyển sang màu xanh tím. B. Cho HNO3 đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thì thấy xuất hiện kết tủa trắng, khi đun sôi thì kết tủa chuyển sang màu vàng. C. Axit lactic được gọi là axit béo. D. Lipit là một hợp chất este Câu 32: Cho các phản ứng sau: A. 2Cl2 + 6KOH à KClO3 + 5KCl + 3H2O B. 2 KClO3 à 2 KCl + 3O2 C. CaCO3 + CO2 + H2O à Ca (HCO3)2 D. 2CaOCl2 + CO2 + H2O à CaCO3 + CaCl2 + HClO Số phản ứng oxi hoá khử là: A. 1 phản ứng. B. 2 phản ứng. C. 3 phản ứng D. 4 phản ứng. Câu 33: Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch đó? A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch AgNO3. C. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch quỳ tím. Câu 34: Những kim loại nào sau đây có thể điều chế được từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO? A. Fe, Al, Cu B. Mg, Zn, Fe . C. Fe, Mn, Ni D. Cu, Cr, Ca. Câu 35: Cho khí H2S lội qua dung dịch CuS04 thấy có kết tủa đen xuất hiện, chứng tỏ: A. axit H2S mạnh hơn H2S04. B. axit H2S04 mạnh hơn H2S. C. kết tủa CuS không tan trong axit mạnh. D. phản ứng oxi hoá khử xảy ra. Câu 36: Ngâm 5,6 gam sắt trong lượng dư dung dịch AgNO3 cho đến khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được m gam muối sắt, m có giá trị là bao nhiêu? A. 24.2 gam. B. 18 gam. C.36 gam. D.không xác định được. Câu 37: Cho hỗn hợp A gồm 2 muối NaX và NaY (X, Y là hai halogen kế tiếp nhau). Để kết tủa hoàn toàn 2,2g hỗn hợp A cần 150ml dung dịch AgN03 0,2M. Xác định X, Y biết có phản ứng sau: X2 + KY03 -> Y2 + KX03 A. X là Cl, Y là Br B. X là Br, Y là Cl C. X là Br, Y là I D. X là I, Y là Br. Câu 38 : Số ml dung dịch HCl 0,1M phản ứng vừa đủ với 0,75 g axit aminoetanoic là A. 100. B. 200. B. 150. D. 50. Câu 39: Để phân biệt 2 khí S02 và C2H4 có thể dùng dung dịch nào sau đây: A. Dung dịch KMn04 trong H20 B. Dung dịch Br2 trong H20 C. Dung dịch Br2 trong CCl4 D. Dung dịch Na0H trong H20. Câu 40: Cặp chất nào sau đây không xẩy ra phản ứng? A. CH3COOH + CaCO3 B. C17H5COONa + H2SO4 C. CH3COOH + C6H5OH D. CH3ONa + C6H5OH. Câu 41: Quy tắc maccopnhicop áp dụng cho trường hợp nào sau đây? A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng. B. Phản ứng cộng của Br2 với anken bất đối xứng. C. Phản ứng cộng của HCl với anken đối xứng. D. Phản ứng cộng của HCl với anken bất đối xứng. Câu 42: Cho sơ đồ sau: Xanđehit 2 chức (1:1) t0 t0 X có thể là: A. Propen. B. But-2-en. C. Xiclopropen. D. Xiclopropan. Câu 43: Đun 132,8g hỗn hợp 3 rượu no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 111,2g hỗn hợp các ete (có số mol bằng nhau). Tính số mol mỗi ete? A. 0,1 mol B. 0,2 mol C. 0,3 mol D. 0,4 mol. II. PHÂN RIÊNG 1. Dành cho ban KHTN Câu 44: Cấu hình electron Cu, Cr lần lượt là: A. (Ar)3d104s1 và (Ar) 3d54s1. B. (Ar)3d44s2 và (Ar)3d94s2. C. (Ar)3d54s1 và (Ar) 3d104s1. D. (Ar)3d44s2 và (Ar)3d104s1. Câu 45: Cho các phương trình phản ứng: X +O2 FeO + SO2 + Y(1) Y + O2 à Z + SO2(2) Z + Y à Cu + SO2(3) X, Y, Z lần lượt là: A. CuS2, CuO, CuS. B. CuFeS2, CuO, CuS. C. CuFeS2, Cu2S, Cu2O. D. Cu2FeS2, CuS, Cu2O. Câu 46: Dẫn NH3 cho đến dư vào dung dịch chứa các muối Cr3+, Fe3+, Cu2+ lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đỗi ta được A. CuO, Cr2O3, Fe2O3. B. Cu, Fe2O3, Cr2O3. C. Cr2O3, FeO. D. Cr2O3, Fe2O3. Câu 47: Eo Pb2+/ Pb = -0,13(V); Eo Zn2+/ Zn = -0,76(V) thì suất điện động của pin điện hóa Zn – Pb là A. 1,0V B. – 0,86V. C. 0,63V D. Không xác định được. Câu 48: Cho sơ đồ phản ứng X + HCN à Y Y + H2O à G G à Z + H2O Z + CH3COOH T + H2O. T polime dùng làm thủy tinh hửu cơ. X là có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH2=CH-COOH. B. CH2=C(CH3)COOH. C. CH3CHO. D. CH3COCH3. Câu 49: cho các phương trình Ag + HNO3 à AgNO3 + NO + H2O (1) Ag + H2S + O2 à Ag2S + H2O (2) Fe(NO3)2 + H2S à FeS + HNO3 (3) Ag + O2 à Ag2O (4) phản ứng hóa học không xâỷ ra theo các phương trình A. (1), (2). B. ( 2),(3). C. (3),(4). D. (2),(4). Câu 50: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch axit axetic, vừa thêm dần vào đó một ít Na2CO3 vừa lắc nhẹ cho đến khi hết sủi bọt khí. Cho tiếp vào đó vài giọt dung dịch FeCl3 3%, lúc này trong ống nghiệm sẻ xuất hiện A. Kết tủa trắng Fe2(CO3)3. B. Kết tủa đỏ nâu Fe(OH)3 C. (CH3COO)3Fe D. phức màu đỏ của sắt. 2. Dành cho chương trình hiện hành. Câu 51: Cho biết thứ tự các cặp oxi hoa khử sau: Al3+/Al Fe2+/Fe Ni2+/Ni Cu2+/Cu . Fe3+/Fe . Các kim loại khử được Fe3+ là A. Cu, Ag. B. Fe, Ni, Cu, Al. C. chỉ Ni và Al. D. chỉ Al Câu 52: Có thể dùng biện pháp nào sau đây để phân biệt hai bình khí đựng NH3 và CH3NH2 ? A. ngửi mùi khí. B. quỳ tẩm ướt . C. dung dịch HCl đặc. D. đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua dung. dịch Ca(OH)2. Câu 53: Khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng. A. Chỉ có hợp chất anđehit mới tham gia vào phản ứng tráng gương. B. Anđehit no không làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím. C. Kim loại chỉ có tính khử không có tính oxi hoá. D. Kim loại kiềm thổ không tan được trong nước ở nhiệt độ thường. Câu 54: Cho hỗn hợp X gồm 0,08mol mỗi kim loại Mg , Al , Zn vào dung dịch H2SO4 đặc,nóng, dư thu được 0,07 mol một sản phẩm khử duy nhất là A. SO2. B. S. C. H2S. D. H2. Câu 55: Nung nóng 32 gam một oxit sắt rồi dẩn khí CO đi qua, sau một thời gian được hổn hợp rắn X và V lít hổn hợp khí Y. Dẩn V1 lít hổn hợp khí Y (V1< V) qua dung dịch Ca(OH)2 có dư, được 56 gam kết tủa. Công thức phân tử của oxit sắt là A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. không xác định được. Biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Câu 56: X là hỉđocacbon ở đièu kiện thường là chất khí, khi clo hóa X trong điều kiện thích hợp thu được tối đa ba dẩn xuất monoclo mạch hở. X có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH4. B. CH3CH2CH2CH3. C. CH3CH(CH3)CH3. D. CH2=CHCH3. Câu 57: Dẫn 5,6 lít khí (đktc) hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng liên tiếp đi qua bình đựng dung dịch brôm dư thấy khối lượng bình tăng 11,9gam, vậy công thức phân tử 2 anken là : A. C2H4 và C3H6 . B. C3H6 và C4H8. C. C4H8 và C5H10 D. C5H10 và C6H12.
Tài liệu đính kèm: