SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN HẢI PHÒNG MÔN THI: SINH HỌC (Thời gian làm bài là 50 phút không kể thời gian phát đề) Câu 1: Trong quá trình nhân đôi AND, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (okazaki). Sau đó, các đoạn okazaki được nối lại với nhau bằng emzim nối là emzim nào sau đây: A. AND polimeraza. B. AND ligaza. C. AND helicaza. D. ARN polimeraza. Câu 2: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có ba bộ ba mã kết thúc là: A. AUG,UAG,UGA. B.AUU,UAA,UAG C.AUG,UAA,UGA. D.UAG,UAA,UGA. Câu 3: Mã di truyền là: A. Tập hợp các gen của tế bào. B. Trình tự các nucleotit cảu gen. C. Trình tự các axit amin cảu protein. D. Quy tắc tương ứng giữa trình tự các nucleotit và các axit amin. Câu 4: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử: A. Protein. B. mARN. C.ADN. D.Cả A và B đúng. Câu 5: Phương pháp độc đáo cảu Menđen trong việc nghiên cứu tính quy luật cảu hiện tượng di truyền là: A. Lai giống. B. Lai phân tích. C. Phân tích các thế hệ lai. D. Sử dụng toán sác xuất thống kê. Câu 6: Trong trường hợp trội không hoàn toàn, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai: P: Aa x Aa lần lượt là: A.1:2:1 và 1:2:1. B. 3:1 và 1:2:1. C. 1:2:1 và 3:1 D. 3:1 và 3:1. Câu 7: Hãy cho biết các quần thể sau quần thể nào cân bằng theo định luật Hacdi- Vanbec: A.0,04AA:0,32Aa:0,64aa. B.0,12AA:0,87Aa:0,01aa. C.0,45AA:0,1Aa:0,45aa. D. 0,5AA:0,12Aa:0,2 aa. Câu 8: Tần số kiểu gen nhóm máu ABO ở một quần thể người như sau: 0,25IAIA :0,2IAIO:0,09IBIB;0,12IBIO:0,3IAIB:0,04IOIO. Tần số tương đối của các alen IA,IB,IO lần lượt là: A. 0,3;0,5;0,2. B. 0,5;0,2;0,3. C. 0,5;0,3;0,2. D. 0,2;0,5;0,3. Câu 9: Một gen sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại guanin. Mạch 1 của gen số nucleotit loại adenin chiếm 30% và số nucleotit loại guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Tính số nucleotit mỗi loại của mạch 1 gen này là: A. A=450;T=G=150;X=750. B. A=450;T=G=X=150. C.A=450;T=X=150;G=750. D. A=X=150;T=450;G=750. Câu 10: Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có T+XA+G = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo 1 chuỗi polinucleotit bổ sung có chiề dài bằng chiều dài của chuỗi polinucleotit đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệc các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này : A. A+G=20%; T+X=80%. B. A+G=80%; T+X=20%. C. A+G=25%; T+X=75%. D. A+G=75%; T+X=25%. Câu 11: Môt phân tử AND có cấu trúc xoắn kép, phân tử AND này có tỉ lệ T+AX+G = 1 4 thì tỉ lệ nucleotit loại guanin trong phân tử AND này là: A. 20%. B. 40%. C. 25%. D.10%. Câu 12: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nucleotit loại timin nhiều gấp 2 lần số nucleotit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành gen a. Gen a có 2798 liên kết hidro. Số lượng từng loại nucleotit của gen a: A. A=T=800; G=X=399. B. A=T=801; G=X=400. C. A=T=799; G=X=401. D. A=T=799; G=X=400. Câu 13: Gen B có 390 loại guanin và có tổng liên kết hidro là 1670. Gen B bị thay thế một cập nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thành gen b. Gen b nhiề hơn gen B một liên kết hidro. Tính số nucleotit mỗi loại trong gen b: A. A=T=250; G=X=390. B. A=T=250; G=X=385. C. A=T=610; G=X=390. D. A=T=249; G=X=391. Câu 14: Đột biến đảo đoạn NST có thể gây ra sự hư hỏng một gen nào đó trong trường hợp: A. Vị trí đứt ở vùng liền kề một gen nào đó. B. Vị trí đứt ở giữa gen. C. Vị trí đứt không thuộc vùng mã hóa một gen nào đó. D. Vị trí đứt ở danh giới giữa hai gen. Câu 15: Cà độc dược có 2n = 24, có một thể đột biến trong đó ở một chiếc của NST số 1 bị mất một đoạn, một chiếc của NST số 5 vị đảo một đoạn, ở NST số 3 được lặp 1 đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì giao tử bị đột biến có tỉ lệ là: A. 12,5%. B.87,5%. C. 75%. D. 25%. Câu 16: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập với nhau. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tụ thụ phấn ,F1 thu được tổng số 240 hạt. tính theo lý thuyết, số hạt dị hợp về 2 cặp gen ở F1 là: A. 30. B. 50. C. 60. D. 76. Câu 17: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội có khả năng thu tinh. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây có đời con tỉ lệ 35 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng: A. Aaaa x Aaaa. B. AAaa x AAaa. C. AAaa x Aaaa. D. AAAa x AAAa. Câu 18: Cho biết mỗi alen qy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến.Theo lý thuyết , phép lai: AaBbDdEe x AabbDdee cho đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ: A.81256 . B. 964 . C. 732 . D. 27128 . Câu 19: Giao phấn giữa cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây hóa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết xác xuất để xuất hiện cây hoa mà trắng có kiểu gen đồng hợp lắn ở F3 là: A. 81256 . B. 181 . C. 1681 . D. 116 . Câu 20: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. The lí thuyết, phép lai AbabDd x aBabdd cho đời con tối đa số loại kiểu hình là: A.4. B. 16. C.6. D. 8. Câu 21: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBbXeDXEd đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết tỉ lệ loại giao tử Xed được tao ra từ cơ thể này là: A. 5%. B.7,5%. C. 2,5%. D. 10%. Câu 22: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò quy định chiều hướng tiến hóa: A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Di- nhập gen. D. Đột biến. Câu 23: Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lý có vai trò : A. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài. B. Hạn chế sự giao phối tụ do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài. C. Làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau. D. Làm phát sinh các alen mới, quá đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể. Câu 24: Bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng là: A. Bằng chứng về đặc điểm tay 5 ngón. B. Bằng chứng về hình thái, giải phẫu sinh lý. C. Mức độ giống nhau về AND và protein. D. Các loài đều cùng mã di truyền. Câu 25: Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sao đây là không đúng? A. Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau. B. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất. C. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiên hóa của sinh giới. D. Tuổi của hóa thạch có thể xác được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch. Câu 26: Hiện nay , một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm ra cách chữa trị các bênh di truyền ở người là: A. Đưa các protein ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh. B. Làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành. C. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã cảu gen bệnh. D. Bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh. Câu 27: Ở người, bệnh,tật hoặc hội chứng di truyền do đột biến nhiễm sắc thể gồm: A. Bệnh bạch tạng và hội chứng đao. B. Bệnh pheninkito niệu và hội chứng Claiphento. C. Bệnh ung thư máu và hội chứng đao. D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu. Câu 28: Phương pháp được sử dụng chủ yếu để tạo giống cây trồng mới: A. Nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn và hạt phấn. B. Lai giữa loài cây trồng với loài hoang dại. C. Phương pháp lai hữu tính kết hợp đột biến thực nghiệm. D. Tạo ưu thế lai. Câu 29: Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu khoa học lớn là tạo ra: A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β-caroten ở trong hạt. B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao. C. Tạo ra chủng vi khuẩn E.coli có khả năng sản xuất insulin của người. D. Tạo ra cừu Đôly. Câu 30: Quần thể ban đầu đang cân bằng di tryền có q(a) = 0,01, các đồng hợp tử lặn chết trong dạ con. Hãy tính tần số alen sau 1 thế hệ: A.p(A)=0,9901;q(a)=0,0099. B. p(A)=0,9001;q(a)=0,0999. C. p(A)=0,9801;q(a)=0,0199. D.p(A)=0,901;q(a)=0,099. Câu 31: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường. Theo lý thuyết, phép lai: P: AaBbDdEe x AaBBDdee, cho số cây có kiểu gen mang 4 alen trội ở đời con chiếm tỉ lệ là: A. 32,13%. B. 22,43%. C. 23,42%. D. 31,25%. Câu 32: Hiện tượng ưu thế lai là: A. Con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao. B. Con lai F1 dùng làm giống tiếp tục tao ra thế hệ sau có đặc điểm tốt hơn. C. Con lai F1 mang các gen đồng hợp tử trội nên có đặc điểm vượt trội bố mẹ. D. Cả A,B và C. Câu 33: Ở một loài động vật giao phối, xét hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai khác nhau giữa các cá thể của loài này (chỉ tính phép lai thuận) đều tạo ra đời con có kiểu gen đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen đang xét? A. 10. B. 16. C. 8. D. 4. Câu 34: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng quy định. Khi trong kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông nâu; khi trong kiểu gen chỉ có một loại alen trội (A hoặc B) hoặc không có alen trội nào cho lông trắng. Alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aaBbDd, cho đời con có số con lông nâu, chân cao chiếm tỉ lệ : A. 3,125%. B. 28,125%. C. 42,1875%. D. 9,375%. Câu 35: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai BDbdXAXa x BDbDXaY cho đời con có tối đa : A. 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 32 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình. C. 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. Câu 36: Trên một cây cổ thụ có nhiều loài chim cùng sinh sống, có loài ăn hạt, có loài hút mật hoa, có loài ăn sâu bọ. Hãy cho biết các phát biểu sau: I. Các loài chim này tiến hóa thích nghi với từng loại thức ăn. II. Các loài chim này có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. III. Số lượng cá thể của các loài chim này luôn bằng nhau. IV. Loài chim hút mật tiến hóa theo hướng mỏ nhỏ, nhọn và dài. có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 37: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng thể tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Cho giao phấn hai cây cà chua tứ bội (P) với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 75% cây quả đỏ : 25% cây quả vàng. Kiểu gen của P là A. AAaa × aaaa. B. AAaa × Aaaa. C. Aaaa × Aaaa. D. AAaa × AAaa. Câu 38:Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này? I. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng. II. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ. III. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. IV. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi. V. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39: Hình 4 mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể mèo rừng Canađa (quần thể sinh vật ăn thịt). Hình 4 Phân tích hình 4, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không theo chu kì còn của quần thể mèo rừng Canađa là biến động theo chu kì. II. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa phụ thuộc vào sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ. III. Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ luôn tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa. IV. Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích thước quần thể mèo rừng Canađa. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40:Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một gen quy định: Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ trên? I. Bệnh M do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. II. Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen giống nhau. III. Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 - II8 là 1/4. IV. Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. ----------------------------- Hết -------------------------------- Đáp án: Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA 1 B 11 B 21 C 31 D 2 D 12 D 22 B 32 A 3 D 13 D 23 A 33 A 4 A 14 B 24 C 34 B 5 C 15 B 25 C 35 C 6 A 16 C 26 D 36 B 7 A 17 B 27 D 37 C 8 C 18 B 28 A 38 C 9 A 19 B 29 D 39 B 10 A 20 D 30 A 40 B Giải đáp án: 1B - Do enzim AND polimeraza chỉ có khả năng tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’ nên mạch gốc có chiều 3’-5’ thì được tổng hợp liên tục còn mạch còn lại thì được tổng hợp gián đoạn tạo thành các đoạn okazaki và nhờ có enzim ligaza để nối các đoạn okazaki với nhau để tạo thành một AND mới hoàn chỉnh. 6A P: Aa x Aa F1: 1AA : 2 Aa : 1 aa Nên tỉ lệ KG: 1:2:1 tỉ lệ KH: 1:2:1 7A Tính tần số alen A: pA= 0,04 + 0,322 = 0,2 Tính tần số alen a: qa = 0,64 + 0,322 = 0,8 Vậy 2pA.qa = 2.0,2.0,8 = 0,32 nên quần thể này cân bằng theo định luận Hecdi Vanbec * Các phương án còn lại cũng làm tương tự rồi xét xem nó cân bằng hay không. 8C Tính tần số tương đối của alen IA = 0,25 + 0,22 + 0,32 = 0,5 Tính tần số tương đối của alen IB = 0,09 + 0,122 + 0,32 = 0,3 Tính tần số tương đối alen IO = 0,04 + 0,22 + 0,122 = 0,2 * tính tần số tương đối của một alen trong 1 quẩn thể bằng tổng của từng alen đó có mặt trong quần thể. 9A CT tính số liên kết Hidro: 2A + 3G = 3900 ( đề bài cho số nu loại G =900) → A = 600 Mà: A1 = 30%. N2 = 450 G1 = 10%.N2 =150 Mà A= A1 + A2 → A2 = 150 =T1 G= G1 + G2 → G2 = 750 = X1 10A Theo bài ta có tỉ lệ T+ X chiếm 1/5 còn A+ G chiếm 4/5 nên tỉ lê T+X = 20% còn A+ G= 80% 30A qa = q0 /(1+q0) = 0,0099 nên pA = 1 – qa = 0,9901. 31D Theo lý thuyết, phép lai: P: AaBbDdEe x AaBBDdee, cho số cây có kiểu gen mang 4 alen trội ở đời con gồm: AABBDDEe và A-B-D-Ee nên tỉ lệ kiểu gen sẽ là: 14 . 1.14.12+34 . 1.34.12 = 0,3125=31,25% 32A Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, khả năng chống chịu tốt hơn , năng suất cao hơn bố mẹ và con lai F1 chỉ dùng làm sản phẩm chứ không dùng là giống vì sẽ hình thành hiện tượng thái hóa giống. 33A Có 4 kiểu gen tạo ra giao tử ab : AaBb , Aabb, aaBb và aabb Ta có 4 phép lai mà kiểu gen của bố mẹ giống nhau ( tự thụ phấn) và C42 cách chọn ra 2 kiểu gen tạo thành 1 phép lai Vậy số phép lai khác nhau tạo ra kiểu gen aabb ở đời con là : 4 + C42 = 10 34B Quy ước : A-B - lông nâu ; A-bb = aaB- = aabb = trắng D chân cao ; d chân thấp Ta có : AaBbDd × aaBbDd = (Aa x aa)(Bb x Bb) (Dd x Dd) = (1/2 Aa : 1/2 aa)(3/4 B- : ¼ bb) ( 3/4 D- : 1/4 dd) Ta có tỉ lệ kiểu hình đời con lông nâu chân cao A-B- D = 1/2 A- x 3/4B- x 3/4 D- = 9/32 = 0,28125= 28,125% 35C Ta có phép lai : BDbdXAXa x BDbDXaY = ( BDbd x BDbD )( XAXa x XaY) Xét BD /bd x BD/bD BD/bd → 4 giao tử BD ; bd ; Bd ; bD BD/bD→ 2 giao tử BD và bD Có hai cặp giao tử trùng nhau nên ta sẽ có số kiểu gen là 4 x 2 - C22 = 7 kiểu gen Số loại kiểu hình là 2 x 1 = 2 Xét XAXa x XaY →4 kiểu gen Số loại kiểu hình là 4 Vậy số kiểu gen tối đa thu được ở đời con là : 4 x 7 = 28 Số kiểu hình thu được tối đa ở đời con là 2 x 4 = 8 36B Các ý đúng là I và IV . II. Sai vì các loài chim này có các loại thức ăn khác nhau nên ổ sinh thái về dinh dưỡng của chúng không trùng nhau . III. Sai – số lượng các cá thể của các loài chim này không thể bằng nhau vì chúng thuộc các loài khác nhau 37C A: quả đỏ ; a: quả vàng Cho 2 cây tứ bội lai với nhau (P) => F1: 3 quả đỏ: 1 quả vàng, có tổ hợp giao tử , => 2 bên bố mẹ , mỗi bên cho 2 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau. Ta thấy cặp bố mẹ C thỏa mãn điều kiện này: Aaaa x Aaaa Sơ đồ lai: P: Aaaa x Aaaa G: Aa : aa Aa : aa F1: 1AAaa : 2 Aaaa: 1 aaaa Tỷ lệ KH: 3 quả đỏ: 1 quả vàng 38C Các phát biểu đúng là I, IV, V Các phát biểu sai: II: Sai vì sinh vật tiêu thụ gồm động vật phù du, cá trích, cá ngừ III: Sai và cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4 39B I sai – biến động số lượng cá thể của quần thể thỏa và mèo rừng Canađa đều là biến động theo chu kì II. Đúng . III. Sai , quần thể mèo rừng tăng số lượng thì quần thể thỏ giảm số lượng và ngược lại →tỉ lệ nghịch IV . Đúng , kích thước của quần thể con mồi luôn lớn hơn kích thước của quần thể vật săn mồi Vậy có 2 đáp án đúng 40B Xét quy luật di truyền bệnh M ở người Bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh →Gen gây bệnh là gen lặn Bố bình thường sinh con gái bị bệnh →Gen bị bệnh nằm trên NST thường →I sai Quy ước A - bình thường ; a – bệnh M Các cặp vợ chồng 1và 2,3và 4 , 10và 11 đều bình thường nhưng sinh ra con bị bệnh nên có chung kiểu gen – Aa 6,9,15 bị bệnh nên có kiểu gen aa 5,7,8,12,13,14 là những người bình thường có kiểu hình A- ; có thể có kiểu gen Aa hoặc AA Vậy có thê có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu hình bình thường có kiểu gen Aa => II đúng III. 7 và 8 có bố mẹ có kiểu gen Aa nên tỉ lệ kiểu gen của 7 và 8 có thể là 1/3 AA và 2/3 Aa Để sinh ra đứa con thứ 3 bị bệnh thì 7 và 8 có kiểu gen Aa Xác suất sinh con thứ 3 bị bệnh M là : 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9 III. sai IV. Tỉ lệ 7 và 8 sinh con bình thường là 1- 1/9 = 8/9 Tỉ lệ kiểu gen của 13 là ½ AA : 1/2 Aa Tỉ lệ kiểu gen của 14 là 1/3 AA : 2/3 Aa Xác suất sinh ra con đàu lòng có kiểu gen dị hợp tử Aa là : 1/2 AA x 2/3 Aa x 1/2 + 1/2 Aa x 1/3 AA x 1/2 + ½ Aa x 2/3 Aa x 1/2 = 1/6 + 1/12 + 1/6 = 5/12 IV đúng Vậy có 2 ý đúng
Tài liệu đính kèm: