Đề thi thử THPT quốc gia năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa học

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1063Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia năm học 2016 - 2017 môn thi: Hóa học
TRƯỜNG THPT LẠNG GIANG SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016 - 2017
Đề thi gồm 04 trang, 40 câu
Môn thi : Hóa học 
Thời gian làm bài : 50 phút
Câu 1:Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất;
 A.Li B. Hg C.W D.Al
Câu 2:Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là
 A. Fe và dung dịch CuCl2.	 B. Fe và dung dịch FeCl3.
 C. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2. 	 D. Cu và dung dịch FeCl3.
Câu 3 :Cho 3,12 g kim loại nhóm IA tác dụng với H2O thu được 0,896 lít H2 (đktc). Tìm tên kim loại
 A.K B.Na C.Li D.Cs
Câu 4: Để làm mềm một loại nước cứng có chứa Ca(HCO3)2 và MgCl2 cần dùng:
K3PO4 B.Ca(OH)2 C.HCl D.NaHCO3
Câu 5: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là 
A. chỉ có kết tủa keo trắng. B. không có kết tủa, có khí bay lên. 
C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
Câu 6: Dung dịch HCl, H2SO4 loãng sẽ oxi hóa crom đến mức oxi hóa nào?
 A. +2	 B. +3	 C. +4 	 D. +6
Câu 7. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3 , Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là: 
A. 8	B. 7	C. 6	D. 5
Câu 8. Trong các tính chất lý học của sắt thì tính chất nào là đặc biệt?
A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.	 B. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
C. Khối lượng riêng rất lớn.	 D. Có khả năng nhiễm từ.
Câu 9: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội ?
	A. Fe	 B. Cu	 C. Zn	 D. Al
Câu 10: Cho các dung dịch: HNO3, K2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, Số dung dịch tác dụng được với dung dịch NaHCO3 là:
A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 11: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. Al2O3 + 2NaOH 2NaAlO2 + H2O	B. Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
C. Fe + Cl2 FeCl2	D. Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O
Câu 12: Cho 0,5g kim loại X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,28 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
 A. Ba	 B. Mg	 C. Ca	 D. Be
Câu 13: Khử hoàn toàn 24 gam hỗn hợp CuO và FexOy bằng H2 dư ở nhiệt độ cao thu được 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại. Khối lượng của H2O tạo thành là:
A. 1,8 gam B. 5,4 gam C. 7,2 gam D. 3,6 gam
Câu 14: Chất khí X tập trung nhiều ở tầng bình lưu của khí quyển, có tác dụng ngăn tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Trong đời sống, chất khí X còn được dùng để sát trùng nước sinh hoạt, chữa sâu răng. Chất X là:
A. O2.	B. N2.	C. Cl2.	D. O3.
Câu 15: Hợp chất X có công thức: CH2=CH-COOCH3. Tên gọi của X là
A. vinyl axetat.	B. metyl axetat.	C. metyl acrylat.	D. etyl acrylat.
Câu 16: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ và glucozơ đều tác dụng Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam
B. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau
C. Fructozơ không tham gia phản ứng tráng bạc 
D. Saccarozơ và Glucozơ là đồng đẳng của nhau
Câu 17. Sản phẩm của phản ứng thủy phân chất nào sau đây không cho phản ứng tráng bạc?
A. CH2=CH-COOCH3	B. CH3COOCH=CH2	
C. HCOOC2H5	D. HCOOCH=CH2
Câu 18. Số amin bậc 1 có công thức phân tử C4H11N là
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 19. Cho ba chất sau: H2N-CH2-COOH, CH3-CH(NH2)-COOH, HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH
Tên gọi của ba chất trên lần lượt là
A. alanin, glyxin, axit glutamic	B. glyxin, alanin, valin	
C. glyxin, alanin, axitglutamic	D. alanin, glyxin, valin
Câu 20. Cho m gam alanin tác dụng hết với 300 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M. giá trị của m là
8,9	B. 13,35	C. 17,8	D. 20,025
Câu 21. Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ chất nào sau đây?
 A. Vinyl axetat	 B. Buta-1,3-dien và stiren	
 C. Metyl metacrylat	 D. Etylen terephtalat
Câu 22. Cho các este: vinyl axetat, vinyl benzoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat . Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là:
A. 5             B. 3              C. 2             D. 4
Câu 23.Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở đktc) và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là
A. glucozơ.                                         B. saccarozơ.      
C. fructozơ.                                        D. mantozơ.
Câu 24.Cho các chất sau: axit axetic, phenol, phenyl amoniclorua, glyxin, xenlulozo. Số chất tác dụng với NaOH ở nhiệt độ phòng là
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 25: Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ a mol/l đến khi dung dịch vẫn còn màu xanh thấy khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam. Cho 1,68 gam Fe vào dung dịch thu được sau điện phân, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,2 gam kim loại. Giá trị a là:
A. 0,2 M B. 0,1 M C. 0,15 M D. 0,25 M
Câu 26: Nhỏ rất từ từ dung dịch H2SO4 vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,6M và NaHCO3 0,7M và khuấy đều thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
	A. 28,56.	B. 29,38.	C. 17,56.	D. 15,59.
Câu 27: Hỗn hợp A gồm Fe và ba oxit sắt. Hòa tan hết m gam A bằng dd HNO3 loãng, dư thấy có 672 ml NO duy nhất thoát ra (đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D, thu được 50,82 gam muối khan. Trị số của m là
	A. 18,90 g	B. 15,12 g	C. 16,08 g	D. 11,76 g
Câu 28: Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Dung dịch X có chứa:
	A. HCl, FeCl2, FeCl3 B. HCl, FeCl3, CuCl2 C. HCl, CuCl2 D. HCl, CuCl2, FeCl2.
Câu 29: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Ca vào dung dịch CuSO4.
(b) Dẫn khí H2 qua Al2O3 đun nóng.
(c) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(d) Cho Zn dư vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm sau phản ứng xảy ra hoàn toàn tạo thành kim loại là:
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 30: Cho dãy biến đổi sau: Cr X Y Z 
Các chất X, Y, Z là
 	A. CrCl2, CrCl3, NaCrO2.	B. CrCl3, CrCl2, Cr(OH)3.
 	C. CrCl2, CrCl3, Na2CrO4.	 	D. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3.
Câu 31: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là :
	A. 14,5.	B. 17,5.	C. 15,5.	D. 16,5.
Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch: Alanin X Y. (X, Y là các chất hữu cơ và HCl dùng dư). Công thức của Y là
A. ClH3N-(CH2)2-COOH.	B. ClH3N-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH(CH3)-COONa.	D. ClH3N-CH(CH3)-COONa.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
	(1) Cho xenlulozo vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
	(2) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp
	(3) tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét
	(4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi)
(5) Trong phản ứng tráng gương, glucozo đóng vai trò chất oxi hóa 
Số phát biểu đúng là :
	A. 2	B. 3	C. 5	D. 4
Câu 34: Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Phản ứng của chất béo với NaOH đun nóng là phản ứng thuận nghịch.	
	B. Saccarozơ không cho phản ứng tráng bạc.	
	C. Xenlulozơ là một loại polime thiên nhiên.	
	D. Dung dịch của glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 35: Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H4O2 và có các tính chất sau: X, Y đều có phản ứng cộng hợp với Br2, cho 1 mol X hoặc 1 mol Z tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được tối đa 4 mol Ag. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. CH2=CH- COOH, HCOOCH=CH2, OHC-CH2- CHO.
B. OHC- CH2- CHO, CH2=CH- COOH, HCOOCH=CH2.
C. HCOOCH=CH2, CH3-CO-CHO, OHC-CH2-CHO.
D. HCOOCH=CH2, CH2=CH- COOH, OHC-CH2-CHO.
Câu 36: Hỗn hợp M gồm H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol M thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 24,3 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là:
	A. 0,06 mol.	B. 0,08 mol.	C. 0,07 mol.	D. 0,05 mol.
Câu 37: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chứa m gam muối ;0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỷ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là:
A.61,375	B.64,05	C.57,975	D.49,775.
Câu 38: Hỗn hợp M gồm axit cacbonxylic X và este Y (đều đơn chức và cùng số nguyên tử cacbon). Cho m gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, sinh ra 18,4 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cũng cho m gam M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đung nóng kết thúc phản ứng thu được 32,4 gam Ag. Công thức của X và giá trị của m lần lượt là:
	A. C2H5COOH và 18,5.	B. CH3COOH và 15,0.	
	C. C2H3COOH và 18,0	D. HCOOH và 11,5.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Al, Mg , FeO, Fe3O4 trong đó oxi chiếm 20,22% khối lượng hỗn hợp. Cho 25,32 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3,584 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 15,875 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Nung muối khan nầy trong không khí đến khối lượng không đổi 30,92 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
	A. 116	B. 104	 C. 108	D. 112
Câu 40: X là một peptit có 16 mắt xích được tạo từ các -amino axit cùng dãy đồng đẳng với glyxin. Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu cho m gam X tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là :
A. 46 gam	B. 41 gam	C. 43 gam	D. 38 gam
------------Hết------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI_THU_THPTQG2017CO_DAP_AN.doc