Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Võ Thị Sáu

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Võ Thị Sáu
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THCS-THPT VÕ THỊ SÁU
 ĐỀ MINH HỌA
 Môn : Lịch Sử 12
Hãy khoanh Tròn Những Câu Đúng Nhất :
Câu 1. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70 
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước C. Hòa bình và tích cực ủng hộ CMTG 
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn D. Chỉ làm bạn với các nước XHCN
Câu 2. Sau khi đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã
A. Tiến lên chế độ XHCN 
B. Tiến lên chế độ TBCN
C. Một số nước tiến lên XHCN , một số nước tiến lên TBCN
D. Một số nước thực hiện chế độ trung lập 
Câu 3. Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vácsava mang tính chất 
A. Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở Châu Âu
B. Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu
C. Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở Châu Âu
D. Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở Châu Âu
Câu 4. Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV )
A. Thực hiện quan hệ hợp tác , giúp đỡ nhau về kinh tế giữa các thành viên
B. Phối hợp giữa các nước thành viên trong các kế hoạch kinh tế dài hạn
C. Giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất
D. “ Khép kín cửa ”không hòa nhập với nền kinh tế thế giới
Câu 5. Tổ chức hiệp ước Vacsava đối lập với khối quân sự nào của Mĩ và Tây Âu ?
A. Khối Cento C. Khối Ero 
B. Khối Seoto D. Khối Nato
Câu 6. Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á sau CTTG thứ hai là gì ?
A. Các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập 
B. Các nước Đông Nam Á đều gia nhập ASEAN 
C. Các nước Đông Nam Á trở thành nước công nghiệp mới ( NIC )
D. Tất cả đều đúng 
Câu 7. Hội nghi Ianta ( 2-1945 ) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 
A. Đã hoàn toàn kết thúc C. Đang diễn ra vô cùng ác liệt
B. Bước vào giai đoạn kết thúc D. Bùng nổ và ngày càng lan rộng
Câu 8. Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc “ Chiến tranh lạnh ”?
A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ 
B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman
C. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan
D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven
Câu 9. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở MĩLaTinh được mệnh danh là gì?
A. “ Lục địa mới trỗi dậy ” C. “ Lục địa bùng cháy ” 
B. “ Lục địa thức tỉnh ” D. “ Lục địa giải phóng ”
Câu 10. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp 
C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ 
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất 
Câu 11. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất làm cho nền kinh tế của Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Thu lợi nhuận trong chiến tranh thế giới thứ hai
B. Không bị chiến tranh tàn phá 
C. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật 
D. Có tài nguyên phong phú và quân sự nền kinh tế 
Câu 12. Vì sao Nhật Bản có thêm cơ hội để đạt được phát triển thần kỳ ?
A. Mĩ gây chiến tranh xâm lược Việt Nam
B. Mĩ gây chiến tranh xâm lược Triều Tiên
C. Mĩ cho Nhật Bản vay nhiều tiền 
D. Mĩ không đủ sức cạnh tranh với Nhật Bản 
Câu 13. Khối thị trường chung Châu Âu ra đời vào thời gian nào ? Ở đâu ?
A. Ngày 25-3-1957 tại Italia C. Ngày 25-3-1959 tại Pháp
B. Ngày 25-3-1958 tại Đức D. Ngày 25-3-1960 tại Hà Lan 
Câu 14. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay :
A. Thực hiện đường lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc
B. Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô
C. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc việt Nam
D. Mở rộng quan hệ hữu nghị , hợp tác với các nước trên thế giới 
Câu 15. Sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến phong trào CMVN trong những năm 1919 -1925 là
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc 
B. Các nước thắng trận họp hội nghị ở Vécsai – Oasinhtơn để bàn về hòa bình thế giới 
C. CM tháng 10 Nga thành công , nước Nga Xô Viết ra đời 
D. Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Việt Nam
Câu 16. Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để
A. Tuyên truyền vận động giai cấp công nhân 
B. Vận động tầng lớp trí thức và tiểu tư sản yêu nước 
C. Tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc Pháp
D.Tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân
Câu 17. Ngày 17-6-1929 , một trong các tổ chức cộng sản đầu tiên thành lập ở Việt Nam là
A. Đông Dương Cộng sản đảng C. Đảng Cộng sản Đông Dương
B. An Nam Cộng sản dảng D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn 
Câu 18. Nội dung nào không phải là nội dung của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng ( 10 – 1930 )?
A. Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương
B. Bầu cử Ban Chấp hành Trung ương chính thức 
C. Bầu Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng – đồng chí Trần Phú
D. Thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Câu 19. Tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng ( 3 – 1935 ) , người được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng là 
A. Lê Hồng Phong C. Nguyễn Văn Cừ
B. Hà Huy Tập D. Nguyễn Đức Cảnh
Câu 20. Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì ?
A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương 
C. Mặt trận dân chủ Đông Dương
D. Mặt trận Việt Minh
Câu 21. Đại hôi VII Quốc tế Cộng sản ( 7 – 1935 ) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp công nhân thế giới là 
A. Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân C. Chủ nghĩa thực dân
B. Chủ nghĩa đế quốc D. Chủ nghĩa phát xít
Câu 22. Trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa , căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta là
A. Bắc Sơn – Võ Nhai C. Việt Bắc
B. Cao Bằng D. Cao – Bắc – Lạng
Câu 23. Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước , các lực lượng vũ trang cách mạng được thống nhất với tên gọi là 
A. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân C. Việt Nam cứu quốc quân
B. Việt Nam Giải phóng quân D. Quân đội quốc gia Việt Nam
Câu 24. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước ta sau Cách mạng tháng tám năm 1945 là
A. Cùng một lúc phải đối mặt với nhiều kẻ thù
B. Chính quyền cách mạng còn non trẻ 
C. Lực lượng vũ trang mới thành lập , trang bi còn thô sơ
D. Nạn đói đang trực tiếp đe dọa đời sống nhân dân
Câu 25. Để giải quyết căn bản nạn đói , Hồ Chủ tịch và Chính phủ đã kêu goi nhân dân
A. Tăng gia sản xuất C. Tổ chức “ ngày đồng tâm ”
B. Thực hiện tiết kiệm D. Tổ chức quyên góp lương thực 
Câu 26. Để lôi cuốn mọi lực lượng xã hội tham gia thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc Chính phủ kháng chiến đã 
A. Thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp 
B. Thống nhất hai tổ chức : Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Hiệp
C. Phát động phong trào thi đua yêu nước toàn quốc
D. Động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân 
Câu 27. Chiến sĩ nào tham gia chiến dịch Biên giới được Đai hôi anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất ( 1 – 5 – 1952 ) bầu chọn là một trong bảy anh hùng ?
A. Nguyễn Quốc Trị C. Cù Chính Lan 
B. La Văn Cầu D. Ngô Gia Khảm 
Câu 28. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn , làm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta gặp nhiều khó khăn , nhất là ở vùng 
A. Trung du và đồng bằng Bắc Bộ C. Tự do của ta 
B. Hậu phương của ta D. Sau lưng địch 
Câu 29. Trong chiến dịch Thượng Lào xuân – hè 1953 , liên quân Việt – Lào đã giải phóng toàn bộ tỉnh 
A. Xiêng Khoảng C. Sầm Nưa
B. Phong xa lì D. Thà Khẹt
Câu 30. Theo Kế hoạch quân sự Đông – Xuân 1953-1954 , nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng kháng chiến Việt Nam là 
A. Giải phóng đất đai C. Phân tán lực lượng địch
B. Tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược D. Tiêu diệt sinh lực địch 
Câu 31. Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với mục tiêu là tiêu diệt lực lượng địch ở dây là 
A. Giải phóng vùng Tây Bắc 
B. Giành thắng lợi quyết định trong cuộc kháng chiến chống Pháp 
C. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp 
D. Giải phóng vùng đất đai quan trọng của Tổ quốc
Câu 32. Trong quá trình thực hiện chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt ”ở miền Nam Việt Nam của Mĩ – Diệm , cái gọi là “ xương sống ” của chiến lược này là 
A. Lực lượng quân đôi Sài Gòn B. “ Ấp chiến lược ”
C. Chiến thuật “ trực thăng vận ” “ thiết xa vận ” D. Hệ thống “ cố vấn ” Mĩ 
Câu 33. Phong trào “ Đồng khởi ”đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì
A. Cách mạng chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công 
B. Dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
C. Làm thất bại hoàn toàn quốc sách “ tố cộng ” “ diệt cộng ” của Mĩ – Diệm 
D. Cách mạng chuyển từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang 
Câu 34. Cuộc hành quân mang tên “ Ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ diễn ra ở đâu ?
A. Núi Thành B. Vạn Tường
C. Chu Lai D. Ba Gia
Câu 35. Điểm giống nhau cơ bản nhất của hai chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt ” và “ Việt Nam hóa chiến tranh ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. “ Dùng người Việt đánh người Việt ” B. Do cố vấn Mĩ chỉ huy
C. Tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét lớn D. Thực hiện quốc sách “ bình định ”
Câu 36. Ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 vì đây là địa bàn chiến lược quan trọng mà ở đó 
A. Gần hệ thống đường Trường Sơn 
B. Gần hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương 
C. Địch bố phòng có nhiều sơ hở 
D. Nhân dân Tây Nguyên hết lòng ủng hộ cách mạng 
Câu 37. Chủ trương xây dựng vùng kinh tế mới của chính quyền cách mạng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là một trong những biện pháp nhằm 
A. Ổn định đời sống nhân dân và phát triển sản xuất 
B. Giải quyết việc làm cho nhân dân ở các thành phố 
C. Tổ chức cho nhân dân về nông thôn tham gia sản xuất 
D. Khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp 
Câu 38. Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước , điều kiện tiên quyết để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là 
A. Chính quyền cách mạng đã được hình thành trong cả nước 
B. Đất nước ta đã được hoàn toàn độc lập và thống nhất 
C. Miền Bắc đã xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hôi 
D. Đất nước ta đã được hoàn toàn giải phóng 
Câu 39. Về văn hóa giáo dục , 100% tỉnh ,thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học và xóa nạn mù chữ vào năm 
A. 1997 C. 1999
B. 1998 D. 2000
Câu 40. Xuất khẩu nông , lâm , thủy sản năm 2000 dạt 4,3 tỉ USD , với ba mặt hang chủ lực là
A. Gạo , cà phê , thủy sản C. Gạo , cà phê , hồ tiêu 
B. Cà phê , gạo , cao su D. Cà phê , cao su , hạt điều 
HẾT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THCS-THPT VÕ THỊ SÁU
 ĐÁP ÁN ĐỀ MINH HỌA
 Môn : Lịch Sử 12
C Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
 Đáp án
C
A
D
D
D
A
B
B
C
B
C
A
A
D
C
D
A
D
A
B
 Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
 Đáp án
D
A
B
A
A
C
B
D
C
D
A
B
A
B
A
C
A
B
D
A

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_VTS.doc