Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Phan Đình Phùng

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Phan Đình Phùng
SỞ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN:LỊCH SỬ
Thời gian:50 phút
Câu 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ở đâu vào thời gian nào? 
a. Singapo - 8/1966 c. Philippin - 8/1967
b. Thái Lan - 8/1967 d. Inđônêxia - 8/1969
Câu 2: Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hoà Ấn Độ vào:
a. 26/1/1950 c. 26/1/1951 
b. 21/6/1950 d. 21/6/1950
Câu 3: Nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiệm vụ chính của:
a. Liên minh Châu Âu	c. Hội nghị I-an-ta
b. ASEAN	d.	 Liên	hợp 	quốc
Câu 4: Từ năm 1946 - 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội?
a. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.
b. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất
c. Xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH
d. Thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Câu 5: Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN vào thời gian nào?
a. 28/7/1995 c. 28/7/1997 
b. 27/8/1995 d. 27/8/1997
Câu 6: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu bị “trì trệ”, khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?
a. Do xây dựng mô hình CNXH chưa khoa học và phù hợp
b. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật 
c. Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
d. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 7: Để thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới, trước hết Mĩ lo ngại đến vấn đề gì?
a. Ánh hưởng của Liên Xô cùng những thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu.
b. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời	 của	 nước 	Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
c. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 8: Trong những năm đầu sau khi giành độc lập, các nước sáng lập Asean đã thực hiện chiến lược gì để xây dựng đất nước?
a. Kinh tế nhà nước bao cấp	c. Kinh tế hướng nội
b. Kinh tế hướng ngoại	d. Liên kết khu vực
Câu 9: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
a. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
b. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
c. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
d. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
Câu 10: Nhân tố được xem là vốn quý, là nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển của Nhật Bản là:
a. Vai trò của Nhà nước	 c. Con người Nhật Bản
b. Sự viện trợ của Mĩ	 d. Thành tựu KHKT
Câu 11: Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh” ?
a. Achentina b. Chilê 	 c. Nicanagoa 	 	d. Cuba
Câu 12: Xu thế Toàn cầu hóa xuất hiện trên thế giới vào khoảng thời gian nào? 
a. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX	b. Đầu những năm 80 của thế kỷ XX
c. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX	d. Đầu thế kỷ XXI
Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác? 
a. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm Chợ Lớn (1922)
b. Cuộc tổng bãi công của công nhân ở Bắc kì (1922)
c. Công nhân xưởng đóng tàu Ba Son bãi công, phản đối Pháp đưa lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc (T8/1925)
d. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định
Câu 14: Thời cơ ngàn năm có một trong cách mạng tháng Tám xuất hiện trong khoảng thời gian nào?
a. Từ khi Đức đầu hàng Đồng minh đến chiến tranh thế giới II kết thúc
b. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật.
c. Từ khi Liên Xô tham chiến đến chiến tranh thế giới II kết thúc.
d. Khi Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử đến khi Nhật Bản đầu hàng.
Câu 15: Sự kiện nào cho thấy Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam?
a. Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin 
b.Tháng 6 năm1919, Người gửi tới Hội nghi Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam 
c. Năm 1919 gia nhập Đảng xã hội Pháp
d. Năm 1921, cùng một số người khác sáng lập Hội Liên hiệpcác dân tộc thuộc địa
Câu 16: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của những yếu tố nào sau đây?
a. Lòng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc với Chủ nghĩa Mác – Lê nin 
b. Chủ nghĩa Mác – Lê nin với phong trào công nhân Việt Nam
c. Chủ nghĩa Mac – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam
d. Phong trào công nhân với phong trào nông dân Việt Nam.
Câu 17: Hội VNCMTN đã dùng tài liệu nào để trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng và tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân?
a. Báo Thanh niên	b. Báo Thanh niên và sách Đường Kách Mệnh
c. Báo Người cùng khổ	d. Bản án chế độ thực dân Pháp 
Câu 18: Điều kiện lịch sử dẫn đến phong trào Cách mạng 1930 – 1931 là:
 a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho mâu thuẫn xã hội dâng cao.
 b. Sự đàn áp dã man của thực dân Pháp với những người yêu nước sau khởi nghĩa Yên Bái
 c. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời 1930
 d.Tất cả nội dung trên
Câu 19: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập vào :
a. Ngày 19 – 05 – 1941
b. Ngày 22 – 12 - 1941
c. Ngày 20 – 12 – 1944
d. Ngày 22 – 12 - 1944
Câu 20: Thắng lợi nào của quân và dân ta trong giai đoạn 1945 – 1954, đã buộc Pháp phải chuyển từ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta?
a. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947
b. Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950
c. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
d. Cả a, b và c
Câu 21: Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
a. Phong trào “Đồng khởi” -1/ 1960
b. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)- 1/ 1963
c. Mĩ làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm -11/1963
b. Pháp rút quân khỏi miền Nam - 5/1956 
Câu 22 :Thắng lợi của “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của tổ chức nào sau đây ?
a. Chính phủ Lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam
b. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam 
c. Trung ương Cục miền Nam
b. Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam,
Câu 23: Căn cứ vào những điều kiện lịch sử nào mà Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976 ?
a. Thắng lợi của ta ở Hiệp định Pari 1973 
b. Chiến thắng Phước Long 6/ 01/ 1975.
c. Lực lượng của ta phát triển về mọi mặt.
d. Cả a, b và c
Câu 24: Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng nước ta từ sau năm 1954 là:
a. Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên CNXH
b. Phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
c. Thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
d. Tất cả các nội dung trên.
Câu 25: Thắng lợi nào của quân và dân ta đã mở ra quá trình sụp đổ của chính quyền Sài Gòn?
a. Chiến dịch Tây Nguyên 	b. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh	d. ‘’Điện Biên Phủ trên không’’
Câu 26: Âm mưu cơ bản cuả ‘’chiến tranh đặc biệt’’ mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì ?.
a. Đưa quân đồng minh vào miền Nam Việt Nam
b. Dùng người Việt đánh người Việt
c. Đưa quân Mĩ ồ ạt vào miền Nam
d. Đưa cố vấn và vũ khí Mĩ vào miền Nam Việt Nam
Câu 27: Chỗ dựa của ‘’Chiến tranh đặc biệt’’ của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì ?.
a. Ấp chiến lược	b. Lực lượng ngụy quân ngụy quyền
c. Lực lượng cố vấn Mĩ	d. Ấp chiến lược và ngụy quân ngụy quyền
Câu 28: Mĩ - ngụy xây dựng hệ thống ’’ấp chiến lược’’ nhằm mục đích gì ?
a. Tách cách mạng râ khỏi dân, nhằm cô lập cách mạng
b. Hỗ trợ chương trình ’’bình định’’ miền Nam của Mĩ - ngụy
c. Kìm kẹp, kiểm soát dân, nắm chặt dân.
d. a,b,c đều đúng
Câu 29: Chiền thuật được sử dụng trong ’’chiến tranh đặc biệt’’ là gì ?
a. Lập ’’ấp chiến lược’’	b. ’’Trực thăng vận’’, ’’thiết xa vận’’
c. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng	d. ’’Bình định’’ toàn dân miền Nam
Câu 30: Mục tiêu cơ bản của chiến lược ‘’chiến tranh đặc biệt’’ là gì ?
a.’’Bình định’’ miền Nam trong 8 tháng	
b. ’’Bình định’’ miền Nam trong 18 tháng
c.’’Bình định’’ miền Nam có trọng điểm
d.’’Bình định’’ trên toàn miền Nam 
Câu 31: Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong ’’chiến tranh cục bộ’’ là lực lượng nào ?
a. Lực lượng quân ngụy	b. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ
c. Lực lượng quân chư hầu	d. Tất cả các lực lượng trên
Câu 32: Mốc lịch sử đánh dấu thời kỳ đổi mới của nước ta là ?
a. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước - 1975
b. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước - 1976.
c. Đại hội ĐBTQ lần VI của ĐCS Việt Nam – 12/ 1986
d. Việt Nam trở thành thành viên của Asean – 7/1995
Câu 33: Điểm nào trong các điểm sau đây là điểm khác nhau giữa ’’Chiến tranh cục bộ’’ và ’’Chiến tranh đặc biệt’’
a. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Nam Việt Nam.
b. Sử dụng cố vấn Mĩ, Vũ khí và phương tiện chiến tranh Mĩ
c. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam
d. Tất cả các điểm trên.
Câu 34: Trận đọ sức giữa bộ đội chủ lực của ta và quân viễn chinh Mĩ ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) diễn ra vào thời gian nào ?
a. Ngày 16-5-1965	b. Ngày 18-6-1965 
c.Ngày 16-8-1965	d.Ngày 18-8-1965
Câu 35: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) chứng tỏ điều gì ?.
a. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu đánh bại quân viễn chinh Mĩ
b. Lực lượng vũ trang mạng miền Nam đã trưởng thành nhanhn chóng
c. Quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu
d. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại ’’chiến tranh cục bộ’’ của Mĩ
Câu 36: Cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965-1966) của Mĩ kéo dài trong bao lâu, với bao nhiêu cuộc hành quân lớn nhỏ ?
a. 5 tháng, với 540 cuộc hành quân	b. 6 tháng, với 540 cuộc hành quân
c. 7 tháng, với 550 cuộc hành quân	d. 4 tháng, với 540 cuộc hành quân
Câu 37: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là thắng lợi và là bước nhảy vọt thứ mấy của cách mạng miền Nam ?
a. Thắng lợi thứ ba và bước nhảy vọt thứ hai
b. Thắng lợi thứ ba và bước nhảy vọt thứ nhất
c.Thắng lợi thứ tư và bước nhảy vọt thứ hai
d.Thắng lợi thứ năm và bước nhảy vọt thứ hai
Câu 38: Thực chất của chiến lược ’’Việt Nam hóa chiên tranh’’ là :
a. Mĩ thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh trên toàn lãnh thổ Việt Nam
b. Hạn chế sự đổ máu của quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ
c. Tiếp tục thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt
d. Đánh lừa dư luận thế giới
Câu 39: Lực lượng được sử dụng chủ yếu trong chiến lược ’’Việt Nam hóa chiến tranh’’ của Mĩ là :
a. Quân đội Mĩ	b. Quân đội Sài Gòn
c.Quân đội Mĩ và đồng minh của Mĩ	d.Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn
Câu 40: Chiến lược ’’Việt Nam hóa chiến tranh’’ có gì khác so với các chiến lược chiến tranh trước của Mĩ ?
a. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
b. Gắn ’’Việt Nam hóa’’ với ’’Đông Dương hóa’’ chiến tranh
c. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu có sự phối hợp của quân Mĩ 
d. a,b và c đúng
==hết==
SỞ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
MÔN:LỊCH SỬ
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
1
B
11
D
21
A
31
A
2
A
12
B
22
B
32
C
3
D
13
C
23
D
33
A
4
A
14
B
24
D
34
D
5
A
15
A
25
A
35
A
6
D
16
C
26
B
36
D
7
A
17
B
27
D
37
A
8
C
18
D
28
D
38
C
9
B
19
D
29
B
39
B
10
C
20
A
30
B
40
D

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_PDP.doc