Đề và đáp án trắc nghiệm kiểm tra Lịch sử lớp 12 - Sở GD & ĐT Hòa Bình

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án trắc nghiệm kiểm tra Lịch sử lớp 12 - Sở GD & ĐT Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề và đáp án trắc nghiệm kiểm tra Lịch sử lớp 12 - Sở GD & ĐT Hòa Bình
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HB
TRƯỜNG PTDTNTTHPT TỈNH
ĐỀ KIỂM TRA GĐ 1919-1930
Thời gian làm bài: 50 phút: (40 câu trắc nghiệm)
Mã đề Sử.
Họ và tên:.................................................................... Lớp................
Đáp án:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Câu 1: Tác dụng trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 là gì?
A. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
B. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
C. Quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
D. Quá trình chuẩn bị để thực hiện chủ trương "Vô sản hoá" để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Câu 2: Từ năm 1925-1930 tổ chức chính trị nào ở Việt Nam được coi là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.	B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.	D. Đông Dương Cộng sản đảng.
Câu 3: Việt Nam Quốc dân đảng là một Đảng chính trị theo xu hướng nào?
A. Dân chủ vô sản	B. Dân chủ tư sản
C. Dân chủ tiểu tư sản	D. Dân chủ vô sản và tư sản
Câu 4: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm:
A. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai.
B. Phát động nhân dân đòi thực dân Pháp cải cách hành chính.
C. Kêu gọi thanh niên Việt Nam tham gia vào các tổ chức chính trị.
D. Đào tạo những cán bộ xuất sắc cho đi học ở nước ngoài.
Câu 5: Sau năm 1919 Pháp đầu tư trong ngành giao thông vận tải nhằm mục đích gì?
A. Phục vụ cho mục đích quân sự.
B. Phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc địa và mục đích quân sự
C. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.
D. Phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần 2.
Câu 6: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam phương thức kinh tế gì?
A. Quan hệ sản xuất nửa phong kiến, nửa tư sản.
B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
C. Quan hệ sản xuất phong kiến.
D. Quan hệ sản xuất của các nước thuộc địa.
Câu 7: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã dẫn đến sự phân hóa trong xã hội Việt Nam như thế nào?
A. Giai cấp địa chủ, nông dân, công nhân, tầng lớp tư sản dân tộc, tiểu tư sản.
B. Giai cấp địa chu phong kiến̉, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
C. Giai cấp địa chủ, nông dân, công nhân, tầng lớp tư sản mại bản, tư sản dân tộc.
D. Giai cấp địa chủ, nông dân, công nhân, tư sản.
Câu 8: Công hội bí mật đầu tiên tại Sài gòn-Chợ Lớn do ai thành lập ?
A. Ngô Gia Tự.	B. Tôn Đức Thắng.	C. Phan Văn Trường	D. Trần văn Giàu.
Câu 9: Cuộc đấu tranh quan trọng nhất trong những năm 20 của thế kỉ XX của giai cấp công nhân Việt Nam là:
A. Cuộc bãi công của công nhân hãng Aviat (Hà Nội).
B. Cuộc bãi công của công nhân hãng Phú Riềng.
C. Công nhân viên chức các sở công thương của tư nhân ở Bắc Kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
D. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son năm 1925.
Câu 10: Trong nửa đầu những năm 20 của thế kỉ XX Nguyễn Ái Quốc đã viết một tác phẩm nổi tiếng là:
A. Nhật ký trong tù.	B. Người cùng khổ.
C. Đường Kách mệnh.	D. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 11: Đa số hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên từ năm 1925-1927 là:
A. Tiểu thương, tiểu chủ, thanh niên nghèo thành thị.
B. Trung, tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc..
C. Học sinh,sinh viên,trí thức Việt Nam yêu nước.
D. Học sinh,sinh viên, viên chức,trí thức Việt Nam.
Câu 12: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới 1914-1918 đã ảnh hưởng đến Việt Nam là:
A .Sự thành công của cách mạng tháng Mười Nga.
B.Phong trào giải phóng dân tộc kết hợp với phong trào công nhân ở các nước tư bản hỗ trợ cho cách mạng Việt Nam.
C.Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản.
D.Sự cổ vũ của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, phong trào công nhân quốc tế, sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng Sản Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá tư tưởng Mác Lê Nin vào Việt Nam.
Câu 13: Mục tiêu của phong trào đấu tranh yêu nước dân chủ công khai 1919-1926 là:
A .Đòi quyền tự do dân chủ.
B .Bên vực quyền lợi cho giai cấp tư sản.
C.Ra những tờ báo tiến bộ như Chuông Rè, An Nam trẻ, người nhà quê.
D.Chống sưu cao, thuế nặng.
Câu 14: Đa số học viên dự lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ ở Quảng Châu( Trung Quốc) sau khi học xong.
A. Được cử sang học ở trường Đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va.
B. Được cử đi học ở trường Quân sự Hoàng Phố ở Trung Quốc.
C. Tham gia vào các cơ quan chính quyền thuộc địa ở Việt Nam.
D. Bí mật về Việt Nam truyền bá lí luận giải phóng dân tộc.
Câu 15: Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt yêu nước sống ở Pháp gửi tới hội nghị Vecxai (18-6-1919) bản yêu sách có nội dung gì?
A. Chính phủ Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam.
B. Chính phủ Pháp phải thừa nhận quyền con người của dân tộc Việt Nam.
C. Chính phủ Pháp phải thừa nhận độc lập dân tộc toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
D. Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Câu 16: Vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng đó là nội dung: trong tờ báo nào?
A. Các bài báo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc Đăng ở tờ Đời sống công nhân.
B. Các bài báo của Nguyễn Ái Quốc đăng ở tờ Người cùng khổ.
C. Các bài báo đăng ở Tạp chí thư tín quốc tế.
D. Các bài báo đăng ở báo Sự thật.
Câu 17: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa tại đâu?
A.Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ IV
B .Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V(1924)
C.Đại hội Tua của Đảng xã hội Pháp.
D.Hội nghị Quốc tế Nông dân 1923.
Câu 18: Ở Liên Xô từ năm 1923 đến 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho báo nào?
A. Báo nhân dân, báo sự thật.
B. Đời sống công nhân.
C. Tạp chí thư tín Quốc tế, báo Sự thật.
D. Đời sống công nhân, tạp chí thư tín quốc tế.
Câu 19: Hạn chế của sự ra đời 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 là:
A. Phong trào cách mạng Việt Nam chậm phát triển.
B. Ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
C. Gây mất đoàn kết, chia rẽ phong trào cách mạng Việt Nam.
D. Đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam.
Câu 20: Những bài giảng ở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ tại Quảng Châu( Trung Quốc) được Nguyễn Ái Quốc in thành tác phẩm:
A. Yêu sách của nhân dân An Nam.
B. Đường Kách mệnh.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp.
D. Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 21: Chủ trương "Vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thực hiện vào năm nào?
A. Đầu năm 1928	B. Giữa năm 1928	C. Giữa năm 1927	D. Cuối năm 1928
Câu 22: Tác dụng lớn nhất của việc thực hiện chủ trương “ Vô sản hóa” đối với phong trào công nhân là:
A. Làm cho công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo.
B. Công nhân trở thành động lực của phong trào dân tộc Việt Nam.
C. Công nhân trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc Việt Nam.
D. Công nhân trở thành lực lượng quan trọng của phong trào dân tộc Việt Nam.
Câu 23: Yếu tố quyết định thành công của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là:
A.Sự quan tâm của Quốc tế cộng sản.
B Uy tín và năng lực của Nguyễn Ái Quốc
C.Các đại biểu đã nhận thức được yêu cầu cần có Đảng Cộng sản..
D .Đại biểu các tổ chức cộng sản đều thống nhất về quan điểm.
Câu 24: Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?
A. Giai cấp tư sản bị phá sản.	B. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
C. Tầng lớp tiểu tư sản bị chèn ép.	D. Thợ thủ công bị thất nghiệp.
Câu 25: Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập vào năm nào? Địa bàn hoạt động chính ở đâu?
A. 25-12-1925, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì
B. 25-12-1926, địa bàn hoạt dộng chủ yếu ở Trung Kì.
C. 25-12-1927, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.
D. 25-12-1927, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
Câu 26: Vì sao trong nội bộ của Tân Việt cách mạng đảng phân hóa?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên phát triển mạnh, lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin có ảnh hưởng đến số đảng viên trẻ của Tân Việt.
B. Nội bộ Tân Việt không thống nhâ't.
C. Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam.
D. Sự vận động hợp nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 27: Đảng viên của Việt Nam quốc dân đảng bao gồm những thành phần nào?
A. Học sinh, sinh viên, tiểu tư sản, trí thức trẻ.
B. Học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ.
C. Sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả, thân hào địa chủ, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.
D. Học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, địa chủ, phong kiến.
Câu 28: Sự kiện gây tiếng vang lớn của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1929 là:
A. Thành lập Đảng tại Nam Đồng thư xã..	B. Công bố chương trình hành động.
C. Ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh ở Hà Nội.	D. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam là:
A. Thiếu đường lối chính trị đúng đắn và phương pháp khoa học
B. So sánh lực lượng không có lợi cho cách mạng, thời cơ chưa xuất hiện.
C. Ngọn cờ tư tưởng tư sản đã lỗi thời, không tập hợp được lực lượng.
D. Nổ ra trong tình thế bị động, tổ chức thiếu chu đáo, Pháp đang mạnh.
Câu 30: Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?
A. Góp phần cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta	 đối với bè lũ cướp nước và tay sai.
B. Châm dứt vai trò lành đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam.
C. Đánh dấu sự khủng hoảng của huynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
D. Việt Nam quốc dân đảng đáp ứng một phần yêu cầu của nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.
Câu 31: Việc đặt vấn đề thành lập ngay Đảng Cộng sản để thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được đoàn đại biểu Bắc Kì đề ra tại:
A. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên(5/1929)
B. Đại hội thành lập Đông Dương cộng sản Đảng(6/1929)
C. Đai hội An Nam Cộng sản đảng thông qua đường lối chính trị (11/1929)
D. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Hương Cảng ( Trung Quốc) tháng 1/1930.
Câu 32: Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?
A. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.
B. Do phong trào dân tộc và dân chủ, đặc biệt là phong trào công- nông theo con đường cách mạng Việt Nam phát triển mạnh.
C. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam quốc dân đảng tan rã.
D. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.
Câu 33: Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ cần có thái độ như thế nào đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản?
A. Tiêu diệt tận gốc.	B. Lôi kéo tham gia.
C. Lợi dụng hoặc trung lập.	D. Hạn chế mối liên hệ.
Câu 34: Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới là:
A. Trở thành một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế.
B. Phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.
C. Phải liên lạc với cách mạng ở các thuộc địa của Pháp.
D. Phải liên lạc với cách mạng ở các thuộc địa ở Á Đông.
Câu 35: Sự kiện trở thành bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là:
A. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cách mạng vô sản (1920).
B. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929.
C. Sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930.
D. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.
Câu 36: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước Việt Nam.
Câu 37: Cho các sự kiện sau:1. Chủ trương ”Vô sản hóa” của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên; 2. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên sáng lập báo Thanh niên; 3. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập; 4. Đông Dương cộng sản đảng thành lập. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
A. 1,2,3,4.	B. 2,1,3,4.	C. 3,1,2,4.	D. 2,1,4,3.
Câu 38: Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam dộc lập... Đó là một trong những nội dung của văn kiện nào?
A. Luận cương chính trị tháng 10 nám 1930 của Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo.
B. Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (2-1930).
C. Cương lĩnh chính trị của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
D. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
Câu 39: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930?
A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác Lênin lãnh đạo
C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công- nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ vào phe vô sản giai cấp”.
Câu 40: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Là sự kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.
B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.
D. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_THPTQG_mon_Su_19191930.doc