SỞ GD& ĐT PHÚ YÊN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2017 ĐỀ THAM KHẢO Bài thi: Khoa học xã hội: Môn: LỊCH SỬ (Đề có 6 trang) Thời gian: 50 phút(không kể thời gian phát đề) Câu 1. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô)? A. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. B. Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc. C. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận. D. Giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm. Câu 2. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hòa bình, trung lập B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ Câu 3. Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ? A. Tháng 10 - 1948 B. Tháng 10 - 1949 C. Tháng 10 - 1950 D. Tháng 10 - 1951. Câu 4. Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay ? A. Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc. B. Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới. C. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị. D. Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Câu 5. Châu Phi là " Lục địa mới trỗi dậy" vì ? A. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ. B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập ? C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, D. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này ? Câu 6. Tháng 4/1961, Cuba tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trong điều kiện: A. Đánh thắng sự can thiệp của Mỹ. B. Hoàn thành cuộc cải cách dân chủ. C. Thành lập Đảng Cộng sản Cuba. D. Câu a và b đúng, Câu 7. Xu thế toàn cầu hóa bắt từ khi nào? A.Những năm 60 của thế kỷ XX. B.Những năm 70 của thế kỷ XX. C.Những năm 80 của thế kỷ XX. D.Những năm 90 của thế kỷ XX. Câu 8. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động B.Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh D. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi Câu 9. Phong trào đấu tranh dầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng là: A.Chống độc quyền cảng Sài Gòn. B. Chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo ở Nam kì. C. Phong trào “ Chấn hưng nội hóa” “ Bài trừ ngoại hóa”. D. Thành lập đảng Láp hiến để tập hợp lực lượng quần chúng. Câu10. Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 - 1926) là: A. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”. B. "Tin tức , “Thời mới", “Tiếng dân”. C. “Chuông rè”, “ Tin tức", “Nhành lúa . D. “Chuông rè” “An Nam trẻ”, “Người nhà quê”. Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A.Nguyễn Ai Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919). B.Nguyyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920). C.Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920). D. Nguyền Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh nièn (6-1925). Câu 12. Con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Áỉ Quốc khác với con đường cứu nước của các bậc tiền bối đi trước là: A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước. B. Đì sang châu Mĩ tìm đường cứu nước. C. Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước. D. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước. Câu 13. Mục tiêu của tồ chức Việt Nam quốc dân đảng là gì ? A.Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ phong kiến. B.Đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập dân tộc. C.Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền D.Đánh đổ giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, lập nên nước Việt Nam độc lập Câu 14. Năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời theo thứ tự ? A.Đông Dương cộng sản liên đoàn, Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng. B.An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn. C.Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản đảng. D.Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.. Câu 15. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộmg sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì? A. Độc lập dân tộc và tự do. B. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội. C. Độc lập dân tộc và dân chủ. D.Độc lập dân tộc và mọi người sống sung sướng tự do. Câu 16. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931? A.Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực B.Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. C.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến... D.Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam. Câu 17. Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì? A.Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng. B.Tư tưởng Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng. C.Tập hợp được đội quân chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn. D.Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.. Câu 18. Hội nghị trung ương Đảng lần 6 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì ? A.Giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân. B.Xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật. C.Đặt vấn đề dân tộc cho toàn cõi Đông Dương. D.Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.. Câu 19. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng vào thời gian nào? Ở đâu ? A.Ngày 25/1/1941 ở Pắc Bó, Cao Bằng. B.Ngày 28/1/1941 ở Tân Trào, Tuyên Quang. C.Ngày 28/1/1941 ở Pắc Bó, Cao Bằng.. D.Ngày 28/2/1941 ở Hà Nội. Câu 20.“Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong A. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946). B. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945). C. Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966). D. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951) Câu 21. Sự chuyển hưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc được bổ sung hoàn chỉnh trong: A.Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939). B.Trong hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) C.Trong thư gửi đồng bào toàn quốc sau hội nghị trung ương lần thứ 8. D.Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Câu 22. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào? A.Khởi nghĩa Bắc Sơn. B.Khởi nghĩa Nam Kì.. C.Binh biến Đô Lương. D. Khởi nghĩa Ba Tơ Câu 23. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 đã quyết định thành lập: A.Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. B. Mặt trận dân chủ Đông Dương C. Mặt trận Việt Minh D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương Câu 24. Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào? A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện. B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường. C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp. D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch. Câu 25. Ai là người chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân? A.Hoàng Sâm . B.Trường Chinh. C.Võ Nguyên Giáp. D. Võ Văn Kiệt. Câu 26. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nạn đói khủng khiếp của hơn hai triệu đồng bào miền Bắc cuối 1944 đầu 1945 là do? A.Thực dân Pháp bắt dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy. B.Phát xít Nhật bắt dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay và thầu dầu.. C.Lương thực từ miền Nam không thể vận chuyển ra miền Bắc. D.Vụ mùa năm 1945 thất thu do thiên tai. Câu 27. Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám là ? A.Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam. B.Đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam. C.Mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam. D.Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam Câu 28. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được tiến hành vào thời gian nào? Ngày 6/1/1946 Ngày 2/3/1946. Ngày 2/9/1945. Ngày 8/9/1945. Câu 29: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen - xơn Man - đê - la ? A.Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi B.Chiến sĩ nỗi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân C.Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An - giê - ri D.Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng - gô - la Câu 30: Các nước Mĩ latinh thuộc khu vực địa lí nào? A. Vùng Trung và Nam Mĩ B. Châu Mĩ C. Vùng Nam Mĩ D. Vùng Bắc Mĩ Câu 31. Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hoà hoàn nhân nhượng Pháp? A.Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. B.Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. C.Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta. D.Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đờ. Câu 32. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ nhằm ? A.Chăm lo công cuộc chống nạn mù chữ B.Chống các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút C.Giáo dục tinh thần yêu nước và ý thức cách mạng cho nhân dân. D.Chăn lo đời sống nhân dân. Câu 33. Đầu năm 1955, khi đã đứng vững ở miền Nam Việt Nam tập đoàn Ngô Đình Diệm đã mở chiến dịch nào? A. ” tố cộng ”, “diệt cộng” B. “ bài phong”, “đả thực”, “ diệt cộng ”. C. “ tiêu diệt cộng sản không thương tiếc “. D. “ thà bắn nhầm hơn bỏ sót “. Câu 34: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “ Đồng khởi “ 1959 - 1960 là gì ? A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “ tố cộng “, “diệt cộng”. B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối CM miền Nam C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng. D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định Giơnevơ, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề Câu 35. Trọng tâm của “ Chiến tranh đặc biệt “ là gì ? A. Dồn dân vào ấp chiến luợc. B. Dùng người Việt đánh người Việt. C. Bình định miền Nam. D. Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Câu 36.Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” có điểm gì khác cơ bản so với “Chiến tranh đặc biệt ”? A.Lực lượng quân đội Ngụy giừ vai trò quan trọng. B.Lực lượng quân đội Mĩ giừ vai trò quan trọng nhất. C.Sử dụng trang thiết bị, vù khí của Mĩ. D.Lực lượng quân Đồng minh giừ vai trò quyết định. Câu 37. Ai khởi xướng đường lối đổi mới ở nước ta? A.Hồ Chí Minh B.Lê Duẩn C.Nguyễn Văn Linh D.Võ Nguyên Giáp Câu 38. Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch nào sau đây ? A. Kế hoạch Stalây Taylo B. Kế hoạch Johnson Mac-namara. C. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi. D. Kế hoạch Stalây Taylo và Johnson Mac-Namara. Câu 39. Sau đại thắng mùa xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước ta là gì ? A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và khôi phục kinh tế. B.Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam C.Thống nhất đất nước về mặt nhà nước D.Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước Câu 40. Vị tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa là: Nguyễn Văn Thiệu Dương Văn Minh Nguyễn Văn Hương Ngô Đình Diệm HẾT ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C B B C C D C A C D C A C D A C D D C A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án B B C C C B D A A A B A A D B B C D A B
Tài liệu đính kèm: