Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Hồng Ngự 2 (Có đáp án)

doc 11 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Hồng Ngự 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Hồng Ngự 2 (Có đáp án)
TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 2
TỔ: HÓA – SINH – CN-TD
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN HÓA HỌC
Câu 1: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M, để ngoài không khí ẩm. Vậy M là
	A. Cu	B. Mg	C. Al	D. Zn
Câu 2: Canxi kim loại được điều chế bằng cách nào sau đây:
	A. Dùng H2 khử CaO ở t0 cao	B. Dùng K đẩy Ca2+ ra khỏi dd CaCl2
	C. Điện phân nóng chảy hợp chất CaCl2	D. Điện phân dung dịch CaCl2
Câu 3: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
	A. 3	B. 2	C. 1	D. 0
Câu 4: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào cốc đựng dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
	A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.	B. kết tủa trắng xuất hiện.
	C. bọt khí bay ra.	D. bọt khí và kết tủa trắng
Câu 5: Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại?
	A. Cu2+, Mg2+, Pb2+	B. Cu2+, Ag+, Na+	C. Sn2+, Pb2+, Cu2+ 	D. Pb2+, Ag+, Al3+
Câu 6: Cho 0,3 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,5 mol Cu(NO3)2 và 0,3 mol AgNO3. Sau phản ứng thu được rắn A. Thành phần số mol trong rắn A là:
	A. Ag (0,3 mol)	B. Cu (0,2 mol)
	C. Ag (0,3 mol), Cu (0,3 mol)	D. Ag (0,3 mol), Cu (0,5mol).
Câu 7: Biết cấu hình e của Fe: 1s22 s22p63s23p63d64s2. Xác định vị trí của Fe trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
	A. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB	B. Số thứ tự 25, chu kỳ 3, nhóm IIB
	C. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm IIA  	D. Số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm VIIIA
Câu 8: Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?
	A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt
	B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ
	C. Crom có những tính chất hóa học giống nhôm
	D. Crom có những hợp chất giống hợp chất của S
Câu 9: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điểu chế các muối Fe(II)?
	A. FeO + HCl	B. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng
	C. FeCO3 + HNO3 loãng	D. Fe + Fe(NO3)3
Câu 10: Cation R 2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6 .Nguyên tử R là
	A. K	B. Ca	C. Na	D. Mg
Câu 11: Để phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, KCl, FeCl2 bằng phương pháp hóa học, có thể dùng
	A. dung dịch NaOH.	B. dung dịch NH3.	C. dung dịch Na2CO3.	D. quỳ tím.
Câu 12: Hoà tan m gam Nhôm kim loại vào dung dịch HCl có dư thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Giá trị m là:
	A. 7,2gam	B. 2,7gam	C. 4,05 gam	D. 3,6gam
Câu 13: Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử vì:
	A. Nguyên tử kim loại thường có 5,6,7 electron lớp ngoài cùng
	B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ
	C. Kim loại có xu hướng nhận thêm electron để đạt đến cấu trúc bền
	D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.
Câu 14: Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là
	A. phát triển chăn nuôi.
	B. đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
	C. giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn.
	D. giảm giá thành sản xuất dầu, khí.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây không đúng về tinh bột?
	A. Là chất rắn màu trắng, vô định hình.
	B. Có phản ứng tráng bạc.
	C. Là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin.
	D. Thủy phân hoàn toàn cho glucozơ.
Câu 16: Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là
	A. (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n.	B. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n.
	C. [C6H7O2(OH)3]n,(C6H10O5)n.	D. (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.
Câu 17: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất:
	A. CH3COOC2H5	B. CH3COOC3H7	C. C3H7COOCH3	D. C2H5COOCH3
Câu 18: Khái niệm đúng về polime là
	A. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử lớn 
	B. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử có phân tử khối nhỏ hơn
	C. Polime là sản phẩm duy nhất của phản trùng hợp hoặc trùng ngưng
	D. Polime là hợp chất cao phân tử gồm n mắt xích tạo thành 
Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Dung dịch alanin không làm giấy quỳ tím đổi màu.
	B. Các amino axit đều tan được trong nước.
	C. Tất cả các aminoaxit trong phân tử chỉ gồm một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH
	D. Hợp chất amino axit có tính lưỡng tính.
Câu 20: Các chất sau được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần:
	A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3
	B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3, C2H5NH2
	C. NH3, C6H5NH2, CH3NH2, CH3NHCH3
	D. NH3, C2H5NH2, CH3NHC2H5, CH3NHCH3
Câu 21: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
	A. 100 ml	B. 150 ml	C. 200 ml	D. 250 ml
Câu 22: Cho các phát biểu sau:
 (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic
 (b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
 (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
 (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết a-1,4-glicozit
 (e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
 (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
 Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 5
Câu 23: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy bao nhiêu đipeptit?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 24: Hiđro hoá hoàn toàn m(gam) triolein (glixerol trioleat) thì thu được 89gam tristearin (glixerol tristearat). Giá trị m là
	A. 84,8gam	B. 88,4gam	C. 48,8gam	D. 88,9gam
BỘ ĐỀ THI THỬ, TÀI LIỆU THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MỚI NHẤT
Bên mình đang có bộ đề thi thử THPTQG năm 2017 mới nhất từ các trường , các nguồn biên soạn uy tín nhất.
200 – 250 đề thi thử cập nhật liên tục mới nhất đặc sắc nhất năm 2017.
Theo cấu trúc mới nhất của Bộ giáo dục và đào tạo (40 câu trắc nghiệm).
100% file Word gõ mathtype (.doc) có thể chỉnh sửa.
100% có lời giải chi tiết từng câu.
Nhiều tài liệu hay khác : Đề theo chuyên đề, sách tham khảo, tài liệu file word tham khảo hay khác.
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ
Soạn tin nhắn: “Tôi muốn đặt mua bộ đề thi, tài liệu HÓA 2017”
rồi gửi đến số 01693.517.175 (Mr Thư )
Sau khi nhận được tin nhắn chúng tôi sẽ liên hệ với bạn để hướng dẫn các xem thử và cách đăng ký trọn bộ. Uy tín và chất lượng hàng đầu chắc chắn bạn sẽ hài lòng.
Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 2,17 gam hỗn hợp 3 kim loại A, B, C trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là
	A. 9,27.	B. 5,72.	C. 6,85.	D. 6,48. 
Câu 26: Hòa tan một mẫu hợp kim Ba-Na (tỉ lệ 1:1) vào nước được dd X và 6,72 lít khí (đktc). Trung hòa 1/10 dd X thì thể tích HCl 0.1M cần dùng là
	A. 0,6 lit.	B. 0,3 lit.	C. 0,06 lit.	D. 0,8 lit.
Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(g) Đốt FeS2 trong không khí
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 28: Cho 4,68g một kim loại M vào nước dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là:
	A. K	B. Ba	C. Ca	D. Na
Câu 29: Nhận xét về tính chất hóa học của các hợp chất Fe(III) nào dưới đây là đúng nhất
	A. Hợp chất Fe2O3 là oxit axit, chỉ có tính oxi hóa
	B. Hợp chất Fe(OH)3 chỉ có tính khử
	C. Hợp chất FeCl3 chỉ có tính oxi hóa
	D. Hợp chất Fe2(SO4)3 chỉ có tính oxi hóa
Câu 30: Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau :
Phát biểu sau đây đúng là
	A. X là dung dịch NaOH; Y là dung dịch gồm HCl và AlCl3; Z là Al(OH)3.
	B. X là dung dịch NaOH; Y là dung dịch AlCl3; Z là Al(OH)3.
	C. X là khí CO2; Y là dung dịch Ca(OH)2; Z là CaCO3.
	D. X là khí CO2; Y là dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2; Z là CaCO3.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn, Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là
	A. 29,24	B. 30,05	C. 28,70	D. 34,10
Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa 3 cation kim loại. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thu được 1,97 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 1,6 gam chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Giá trị của m là
	A. 8,64	B. 3,24	C. 6,48	D. 9,72
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 3,6 gam H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:
	A. 2,24 lít	B. 3,36 lít	C. 1,12 lít	D. 4,48 lít
Câu 34: Hai chất hữu cơ X và Y,thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX < MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 39,66%.	B. 60,34%. 	C. 21,84%.	D. 78,16%.
Câu 35: Cho các chất sau: CH3COOCH3 (1), HCOOC2H5 (2), CH3CHO (3), CH3COOH (4). Chất nào khi cho tác dụng với dung dịch NaOH cho cùng một sản phẩm là CH3COONa?
	A. 1, 3, 4	B. 3, 4	C. 1, 4	D. 4
Câu 36: Cho 11,5g hỗn hợp gồm metyl amin, anilin, glyxin tác dụng vừa đủ với 0,2 mol dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 18,6	B. 18,8	C. 7,3	D. 16,8
Câu 37: Chất X có công thức phân tử C6H8O4 . Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Chất T không có đồng phân hình học.
	B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
	C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
	D. Chất Z làm mất màu nước brom. 
Câu 38: Thủy phân hoàn toàn m1 gam este X mạch hở bằng dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam ancol Y (không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 15 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m2 gam Y bằng oxi dư, thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị của m1 là
	A. 11,6.	B. 16,2.	C. 10,6.	D. 14,6
Câu 39: Hợp chất X có thành phần gồm C, H, O chứa vòng benzen. Cho 6,9 gam X vào 360 ml dung dịch NaOH 0,5 M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc), thu được 15,4 gam CO2. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là
	A. 13,2	B. 12,3	C. 11,1	D. 11,4
Câu 40: Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
	A. 77,6	B. 83,2	C. 87,4	D. 73,4
Đáp án
1-A
2-C
3-B
4-B
5-C
6-C
7-A
8-B
9-C
10-B
11-A
12-B
13-B
14-B
15-B
16-B
17-D
18-D
19-C
20-A
21-A
22-B
23-D
24-B
25-A
26-A
27-A
28-A
29-D
30-D
31-B
32-A
33-D
34-C
35-C
36-B
37-A
38-D
39-B
40-B
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Fe bị oxi hóa khi ghép với kim loại có tính khử yếu hơn => tạo thành pin điện với Fe là Anot(-) => Cu
Câu 2: Đáp án C
Câu 3: Đáp án B
Xuất hiện ăn mòn điện hóa khi đồng thời có 3 điều kiện :
+) Có 2 điện cực khác nhau về bản chất.
+) 2 điện cực cùng nhúng vào 1 dung dịch chất điện ly
+) 2 điện cực nối trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
Các thí nghiệm thỏa mãn : 2 ; 4.
Câu 4: Đáp án B
Phản ứng : Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O
Câu 5: Đáp án C
Dựa vào dãy điện hóa kim loại, Kim loại đứng sau Zn thì muối của nó đều bị Zn khử thành kim loại.
Câu 6: Đáp án C
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
0,1 ← 0,3  →                          0,3
2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu
0,2 →   0,3        →                           0,3
Câu 7: Đáp án A
Câu 8: Đáp án B
B Sai. Vì Cr tạo Cr(OH)3 là oxit lưỡng tính.
Câu 9: Đáp án C
Câu 10: Đáp án B
R2+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3d6
=> R có cấu hình e lớp ngoài là 4s2
Vậy cấu hình e hoàn chỉnh của R là : 1s22s22p63s23p64s2 => Ca.
Câu 11: Đáp án A
Nếu dùng dung dịch NaOH :
+) MgCl2 : Kết tủa trắng không đổi màu theo thồi gian để ngoài không khí
            MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
+) AlCl3 : Kết tủa keo trắng rồi tan.
            AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
            Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
+) KCl : không có hiện tượng gì.
            FeCl2 : kết tủa trắng hóa nâu đỏ trong không khí
            FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
            Fe(OH)2 + ½ H2O + ¼ O2 → Fe(OH)3
Câu 12: Đáp án B
Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2
0,1  ←                            0,15 mol
=> m = 2,7g
x + y = 0,02 ; 90x + 107y = 1,97g (Do kết tủa gồm Fe(OH)2 và Fe(OH)3 )
=> x = y = 0,01 mol
Bảo toàn e : 3nAl + 2Fe2+ + 3nFe3+ = nAg = 0,08 mol
=> mAg = 8,64g
Câu 33: Đáp án D
Este no đơn chức mạch hở có CTTQ là CnH2nO2 khi đốt cháy tạo nCO2 = nH2O
=> nCO2 = 0,2 mol => VCO2 = 4,48 lit.
Câu 34: Đáp án C
X và Y đốt cháy thu được nCO2 = nH2O
=> X và Y có dạng : CnH2nOt (X và Y cùng số C)
Có : nAg = 0,26 mol > 2nhh
=> n = 1 và 2 chất là HCHO và HCOOH
HCHO → 4Ag
HCOOH → 2Ag
=> nHCHO + nHCOOH = 0,1 và nAg = 4nHCHO + 2nHCOOH = 0,26 mol
=> nHCHO = 0,03 ; nHCOOH = 0,07 mol.
%mHCHO = 21,84%
Câu 35: Đáp án C
Câu 36: Đáp án B
Các chất trong hỗn hợp đều có dạng : A-NH2 + HCl → A-NH3Cl
Bảo toàn khối lượng : mhh + mHCl = m = 18,8g
Câu 37: Đáp án A
X → Y + 2Z
Z → dimetyl ete
=> Z là CH3OH
=> X là este 2 chức : C2H2(COOCH3)2
Y : C2H2(COONa)2
Vì T + HBr tạo 2 sản phầm là đồng phân cấu tạo của nhau
=> T phải là : CH2=C(COOH)2
=> T không có đồng phân hình học.
Câu 38: Đáp án D
Đốt cháy Y thu được CO2 và H2O
=> nC : nH = 0,3 : 0,8 = 3 : 8
Mặt khác X mạch hở + NaOH → Y + 2 muối hữu cơ
=> Y là ancol 2 chức. Và Y không phản ứng với Cu(OH)2
=> Y không có 2 nhóm OH kề nhau
Y : HO-CH2-CH2-CH2-OH.
=> nY = nCO2 : 3 = 0,1 mol => nNaOH = 2nY = 0,2 mol
Bảo toàn khối lượng : mX + mNaOH = mY + mmuối
=> mX = 14,6g
Câu 39: Đáp án B
Khi đốt cháy X : nO2 = 0,35 mol ; nCO2 = 0,35 mol
Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O
=> nH2O = 0,15
Bảo toàn O : nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,15 mol
=> nC : nH : nO = 0,35 : 0,3 : 0,15 = 7 : 6 : 3
X có CTPT trùng với CTĐGN là C7H6O3.
Có : nX = 0,05 mol ; nNaOH bđ = 0,18 mol => nNaOH pứ = 0,15 mol = 3nX
=> X là este của phenol : HCOOC6H4OH
Vậy chất rắn khan sau phản ứng gồm :
0,03 mol NaOH ; 0,05 mol HCOONa ; 0,05 mol C6H4(ONa)2
=> m = 12,3g
Câu 40: Đáp án B
Phương pháp : bài toàn thủy phân peptit :
(*)Thủy phân trong H2O ( H+ , OH- ) → a - aa ban đầu
Ax + (x – 1) H2O → x. A
- Số pt H2O = số lk peptit
- BTKL : mpeptit  + mH2O = maa ban đầu
- Lời giải :
X và Y có số mol lần lượt là x và y
=> nGly = 2x + 2y = 0,4 mol
Và nAla = 2x + y = 0,32 mol
=> x = 0,12 ; y = 0,08
m = 83,2g

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_thpt_ho.doc