Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Cảm Thủy 1 (Có đáp án)

doc 8 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Cảm Thủy 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Cảm Thủy 1 (Có đáp án)
Đề thi minh họa gửi sở giáo dục
Đơn Vị: trường THPT Cảm Thủy 1
Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
 A. etyl axetat.	B. metyl propionat.	C. metyl axetat.	 D. propyl axetat
Câu 2: Thuỷ phân 8,88 gam metyl axetat bằng 100 ml dung dịch KOH 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 18,90.	B. 17,28.	C. 16,24.	D. 14,5
Câu 3. Xà phòng hóa hoàn toàn 44,2 gam triglixerit X cần dùng V ml dung dịch NaOH 1,0M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 45,6 gam xà phòng. Vậy giá trị của V là:
	A. 200	B. 300	C. 100	D. 150
Câu 4: Cho 200 gam một chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng dung dịch NaOH thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đa tham gia phản ứng
	A. 30	B. 31,45	C. 31	D. 32,36
Câu 5: Cho 4,48 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COOC6H5 (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, làm khô dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn là
A. 4,88 gam	B. 5,6 gam	C. 3,28 gam	D. 6,4 gam
Câu 6: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ. 	B. saccarozơ. 	C. xenlulozơ. 	D. Fructozơ
Câu 7: Cho 0,12 mol dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m
A. 21,6M.	B. 12,96.	C. 25,92.	D. 51,84.
Câu 8: Phát biểu không đúng là:
A: Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit
B. Etylamin tác dụng với axit nitro ở nhiệt độ thường tạo ra etanol.
C.Protein là những polime cao phân tử có phân tử khối lớn từ vài chục đến vài triệu
D. Metylamin tant rong nước cho dung dịch có môi trường bazo
Câu 9: Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp các amin sau phản ứng thu được 26,88 lít CO2 (đktc) 37,8 gam H2O và 6,72 lít N2. Gái trị cuả m? 
A. 26,8	B. 27	C. 27,5.	D. 32.
Câu 10: Cho 200ml dung dịch glyxin 1M vào 100 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Nồng độ của dung dịch HCl là
A. 2M	.	B. 3M.	C. 2,5M.	D. 1M
Câu 11: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 21,36 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm 2 chất hữu cơ đơn chức đều làm quỳ ẩm hóa xanh, cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m?
A. 17,82	B. 20,1	C. 25,62	D. 16,5
Câu 12 : Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y tạo bởi các amino axit no mạch hở, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2 ,biết rằng tổng số nguyên tử O trong 2 phân tử X, Y là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháyhoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là 
A. 490,6	B. 560,1	C. 470,1	D. 520,2
Câu 13: Polime nào sau đây không phải là polime tổng hợp:
A. tơ nilon – 6	B. poli etilen	C. tơ visco	D. cao su buna
Câu 14: Chất không tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. Chất béo.	B. glucozo.	C. glixerol.	D. Saccarozơ.
Câu 15: Hợp chất tham gia phản ứng tráng bạc là
A. glucozơ.	B. etyl axetat.	C. Gly-Ala	D. saccarozơ. 
Câu 16: Hợp chất hữu cơ X chứa một loại nhóm chức có CTPT là C8H14O4. Khi thủy phân X trong dung dịch NaOH thu được một muối và hỗn hợp hai ancol A và B. Phân tử ancol B có số nguyên tử cacbon nhiều gấp đôi trong A. Khi đun nóng với H2SO4 đặc, A cho một anken và B cho 2 anken. An col B là
A.. Ancol butylic	B. Ancol sec - butylic	
C. Ancol propylic	D. Ancol isobutylic
Câu 17 Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q.
Thuốc thử
X
Y
Z
T
Q
Quỳ tím
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
không đổi màu
Dung dịch AgNO3/NH3 
không kết tủa
Ag↓
không kết tủa
không kết tủa
Ag↓
Cu(OH)2, lắc nhẹ
Cu(OH)2 không tan
dung dịch xanh lam
dung dịch xanh lam
Cu(OH)2 không tan
Cu(OH)2 không tan
Nước brom
kết tủa trắng
không kết tủa
không kết tủa
không kết tủa
không kết tủa
Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là
	A. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol.
	B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit.
	C. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic.
	D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic.
Câu 18 Đốt cháy a gam hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y (trong đó số mol metan gấp 2 lần số mol glixerol) cần vừa đủ 1,525 mol O2 thu được 1,55 mol CO2. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 80.	B. 64.	C. 70.	D. 76.
Câu 19: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch Pb(NO3)2 loãng là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 20: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
 A. Al và Mg. B. Na và Fe. C. Cu và Ag. D. Mg và Zn.
Câu 21 Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau
2H2SO4 + Cu à SO2 + CuSO4 + 2H2O
H2SO4 + Fe(OH)2 à FeSO4 + 2H2O
4H2SO4 + 2FeO à Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
6H2SO4 + 2Fe à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
A. (a)	B. (c)	C. (b)	D. (d)
Câu 22: Khi để các cặp kim loại dưới đây ngoài không khí ẩm, trường hợp nào Fe bị mòn:
	A. Al – Fe	B. Mg – Fe	C. Cu – Fe 	D. Zn – Fe
Câu 23 Cho 2,24 gam Fe vào 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,1M khuấy đều dung dịch cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,0	.	B. 1,232	. C. 8,04.	D. 12,32
Câu 24 Chất được sử dụng bó bột khi xương bị gãy trong y học là
A. CaSO4.2H2O.	B. MgSO4.7H2O. C. CaSO4 khan.	D. CaSO4. H2O.
Câu 25 Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 19,70.	B. 9,85.	C.11,82. 	D. 17,73.
Câu 26 Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 100. 	B. 200. 	C. 150. 	D. 300.
Câu 27 Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M vào V ml dung dịch AlCl3 1,2M. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau 
nOH-
 0.36 0.4 0.48 
Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. 
A. 7,8 gam	B. 9,36 gam	C. 6,24 gam	D. 4,68 gam
Câu 28 Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba, BaO trong đó oxi chiếm 8,75% về khối lượng vào nước thu được 400ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 200 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,2M và H2SO4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có PH = 13. các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m?
A. 15,2	.	B. 12,8.	C. 14,2.	D. 16,8
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 17,95 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 12,88 lít khí (đktc). Khối lượng của Al trong X là
A. 8,1	B. 4,05	C. 6,75	D. 5,4
Câu 30 Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng. 	B. màu da cam sang màu vàng.
C. không màu sang màu da cam. 	D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 31 Nếu cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. vàng nhạt.	B. trắng xanh.	C. xanh lam.	D. nâu đỏ.
Câu 32 Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? 
	A. Zn, Al2O3, Al.	B. Mg, K, Na.	C. Mg, Al2O3, Al.	D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 33 Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là 
	A. nicotin.	B. aspirin.	C. cafein.	D. moocphin.
Câu 34Thực hiện các thí nghiệm sau
Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2
Cho FeS vào dung dịch HCl.
Nung Ag2S trong không khí
Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.
Cho Zn vào dung dịch FeCl3
Sục H2S vào dung dịch CuSO4.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 6	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 35 Cho 0,1 mol FeCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 42,5	B. 28,7	C. 10,8	D. 39,5
Câu 36 Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hoá trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây?
 	A. MgSO4.	B. CaSO4.	C. Fe2(SO4)3	D. ZnSO4.
Câu 37: Cho 36,8 gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,2 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp là 
	A. 34,78%	B. 28,7%	C. 40,8%	D. 26,08%
Câu 38 Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl 
và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là: 
A. (1), (2), (3). 	B. (1), (3), (5). 	C. (1), (3), (4). 	D. (1), (4), (5). 
Câu 39 Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi 
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy 
+5 
nhất của N ). Giá trị của a là 
A. 11,0. 	B. 11,2. 	C. 8,4. 	D. 5,6. 
Câu 40 : Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,65M và NaNO3 1M, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3,66m gam muối trung hòa và 1,792 lít khí NO (đktc). Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,22 mol KOH. Giá trị của m là 
	A. 24.	B. 28.	C. 36.	D. 32.
Đáp án chi tiết
Câu 1: B 
Câu 2: C. 16,24.
BTKL 8,88 + 0,2. 56 = m + 32. 0,12 => m = 16,24 gam
Câu 3. D. 150
 X + 3NaOH - > muối + C3H5(OH)3
nNaOH = 3 n glixerol = 3x mol
BTKL 44,2 + 120x = 45,6 + 92 x => x = 0,05 mol
=> V = 0,15 lit ( 150ml)
Câu 4: C. 31
 Chỉ số axit = 7 => nRCOOH = 0,025 mol
 RCOOH + NaOH à muối + H2O
 0,025 mol 0,025 0,025
 X + 3NaOH - > muối + C3H5(OH)3
 3x x mol
BTKL: 200 + 40(3x + 0,025) = 207,55 + 0,025. 18 + 92x => x = 0,25 mol
 m NaOH = 40 ( 0,025 + 3.0,25) = 31 gam
Câu 5: D. 6,4 gam
n CH3COOC2H5 = n CH3COOC6H5 = 0,02 mol 
 CH3COOC2H5 + NaOH -> CH3COONa + C2H5 OH
 0,02 0,02 0,02 0,02
 CH3COOC6H5 + 2NaOH -> CH3COONa + C6H5ONa + H2O
 0,02 0,04 0,02 0,02 0,02 
BT Kl => m = 6,4 gam
Câu 6: B 
Câu 7: B. 12,96.
 Glucozo -----à 2Ag => nAg = 0,24 mol => m = 12,96 gam
Câu 8: A 
Câu 9: B
Áp dụng BTKL m = mC + mH + mN = 27 gam 
Câu 10: B
mol gly = 0,2 mol 
 HCl + NaOH à NaCl + H2O
 x x mol
 Gly + NaOH à gly-Na + H2O
 0,2 0,2 mol
=> mol NaOH: x + 0,2 = 0,5 => x = 0,3 => CMHCl = 3M
Câu 11: A
Công thức cấu tạo của 
C3H12N2O3 (CH3-NH3)2CO3 và C2H8N2O3 là C2H5-NH3NO3 .
n khí = 0,3 mol
Phản ứng
(CH3-NH3)2CO3 + 2NaOH à Na2CO3 + 2CH3-NH2 + 2H2O
 x mol 2x mol
 C2H5-NH3NO3 + NaOH à NaNO3 + C2H5-NH2 + H2O .
 y mol y mol
ta có hệ PT
124x + 108y = 21,36 
2x + y = 0,3 mol
x = 0,12 mol
y = 0,06 mol
m muối = mNa2CO3 + mNaNO3 = 0,12. 106 + 0,06 . 85 = 17,82 gam 
Câu 12: C
Nếu X có a gốc aa, Y có b gốc aa ta có tổng oxi là a + b + 2 = 13 è a + b = 11 trong đó a,b >=5 => a = 5 b = 6
X + 5KOH à muối + H2O Y + 6KOH à muối + H2O (*)
x mol 5x y mol 6y
x + y = 0,7, 5x + 6y = 3,9 => x = 0,3, y = 0,4 => nH2O = nX,Y = 0,7 mol
X (CxHyO6N5) 0,3 mol
Y CnHmO7N6 0,4 mol
Trong 0,7 mol E có 3,9 mol N , nO = 6x + 7y = 4,6 mol
Vậy trong 66,075 gam E hơn K lần nên ta có nN = 3,9k, nO = 4,6k , nE = 0,7k mol
Quy thành đi peptit
 E + H2O à CnH2nN2O3
Ta có 0,7 k z 1,95k (BT N) => z = 1,25k mol
Đốt Đipep: CnH2nN2O3 + O2 à CO2 + H2O + N2 (1)
 1,95k y x x mol
BT O ta có 3. 1,95.k + 2y = 3x (I)
 E + O2 à CO2 + H2O + N2
 66,075 g y x x – 1,25k 1,95k
BTKL ta có 62x + (1,95k.28 – 18.1,25k) = 32y + 66,075 (II)
Và mCO2 + mH2O = 147,825 => 62x – 22,5k = 147,825 (III)
Từ I, II, II => x = 2,475 mol, k = 0,25, y = 2,98125 mol
Vậy trong 66,075 gam E có mol E = 0,7. 0,25 = 0,175 mol
0,7 mol E có mE = 66,075 / 0,25 = 264,7 gam
BTKL *: mE + 3,9. 56 = m muối + 18 . 0,7 => m muối = 470,5 gam 
Câu 13: C 
Câu 14: A 
Câu 15: A 
Câu 16 B Ancol sec-butylic
HD: X + NaOH 1 muối + 2 ancol => X: R1OOC-R-COOR2
A, B đều tạo ra anken => A, B phải có ít nhất 2 nguyên tử C
X có 8C, có 2 nhóm –COO, B có số C gấp đôi số C của A=> A có 2C (C2H5OH) và B có 4C (C4H9OH) có CTCT: CH3-CHOH-CH2CH3
Câu 17 C
Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom, glucozo tao ket tủa với AgNO3/NH3 và tạo dung dịch mau xanh lam với Cu(OH)2
Câu 18 B. 64
Vi nCH4 = 2nC3H8O3 nên chúng có công thức chung dạng CnH2n+2O 
Vậy 3 chất CH4, C3H8O3, C2H5OH có chung công thức là CnH2n+2O, và axit nó mạch hở Y là CmH2mO2
CnH2n+2O + 1,5n O2 à nCO2 + (n+1)H2O
 x mol 1,5nx xn mol
CmH2mO2 + (1,5n – 1) O2 à mCO2 + mH2O
 y (1,5m – 1)y my mol
ta có 1,5nx + 1,5my – y = 1,525
 nx + my = 1,55 
y = 0,8 mol => 0,8m m < 1,9 vậy axit Y là HCOOH
HCOOH + NaOH -> HCOONa + H2O
 0,8 1 mo 0,8 mol 0,8 mol
Vậy m = 62,4 gam
Câu 19: B: Al và Fe 
Câu 20: A. Al và Mg. .
Câu 21 C
Câu 22: C. Cu – Fe 
Câu 23 A. 4
 Fe + 2Ag+ à Fe2+ + 2Ag 
0,01 0,02 0,01 0,02
Fe + Cu2+ à Fe2+ + Cu
0,02 0,02 0,02 
M = 0,02 . 108 + 0,02 . 64 + 0,01 . 56 = 
Câu 24 D. CaSO4. H2O.
Câu 25 B 9,85 gam
nCO2 = 0,2 mol, nOH- = 0,25 mol => nCO32- = 0,05 mol
nBa2+ = 0,1 mol => m BaCO3 = 9,85 gam
Câu 26: D. 300.
Al dư = 0,1 mol 
Al + Fe2O3 -> Al2O3 + Fe 
nAl2O3 = 0,1 mol 
=> nNaOH = nAl + 2nAl2O3 = 0,3 mol => V = 300ml 
Câu 27: C. 6,24 gam
Theo đồ thị ta có 4nAl3+ = 0,48 mol => nAl3+ = 0,12 mol
0,4 mol = 4nAl3+ - nAl(OH)3 => nAl(OH)3 = 0,08 mol => m = 6,24 gam 
Câu 28 : B
Na, Na2O, K, K2O, Ba, BaO + H2O à
NaOH 
KOH 
Ba(OH)2
 + H2 *
nH2 = 0,07 mol
Dung dịch Y: NaOH, KOH
nH+ = 0,1 mol 
H+ + OH- à H2O
Sau pư PH = 13 => [H+] = 10-13M => [OH-]dư = 0,1M 
nOH- dư = 0,04 mol
nOH-(Y) = nH+ + nOH- dư = 0,1 + 0,04 = 0,14 mol ..........................................
trong 400ml Y nOH- = 0,28 mol
BT H cho sơ đồ 2nH2O = nOH- + 2nH2 => nH2O = 0,21 mol
BT Oxi ta có nO (X) + nH2O = nOH- => nO (X) = 0,07 mol
mO = 1,12 gam (8,75%) => mX = 
Câu 29: C 
nAl = x mol, nFe = y mol
27x + 56y = 17,95 và 1,5x + y = 0,575 mol
x = 0,25, y = 0,2 mol
m Al = 6,75 gam
Câu 30 D. màu vàng sang màu da cam.
Câu 31 C. xanh lam.	
Câu 32 C. Mg, Al2O3, Al.	
Câu 33 A. nicotin.	
Câu 34: B
Thực hiện các thí nghiệm sau
a). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2
b). Cho FeS vào dung dịch HCl.
c). Nung Ag2S trong không khí
e). Cho Zn vào dung dịch FeCl3
f). Sục H2S vào dung dịch CuSO4.
Câu 35: D. 39,5
 Fe2+ + Ag+ à Fe3+ + Ag
0,1 mol 0,1 mol
 Cl- + Ag+ à AgCl
0,2 mol 0,2 mol
=> m = 108.0,1 + 143,5 . 0,2 = 39,5 gam	
Câu 36 D. ZnSO4.
Câu 37: A. 34,78%
 Fe2O3 + 6 HCl -> 2FeCl3 + 3H2O
 x mol 2x 
 2FeCl3 + Cu à 2FeCl2 + CuCl2 
 2x x mol
160x + 64x = 36,8 – 3,2 => x = 0,15 mol 
=> %Cu = 34,78% 
Câu 38: D. (1), (4), (5). 
Câu 39 A. 11,0.
3Fe + 8H+ + 2NO3- à 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
 0,01 mol 
Fe + Cu2+ ----> Cu + Fe2+
0,1 0,1 0,1 mol
Ta có a – 56( 0,1 + 0,03 ) + 6,4 = 0,92a => a = 11 gam 
Câu 40 :	D. 32.
Ta có mo = 0,2m => mol O = 0,2m/16 mol
m KL = 0,8 m gam
Y có V lít => mol SO42- = 1,65V, Na+ = NO3- = V mol, NO = 0,08 mol
Vì chỉ chứ muối trung hòa nên H+ hết Y gồm
Fe2+
 Fe3+
 Mg2+
Cu2+ 
Khối lượng 0,8m
+ KOH
nOH - =2nFe2+ + 3nFe3+..+nNH4+
nên nOH- = nekl +nNH4+
Dung dịch cuối gồm K+ 1,22
SO42- 1,65V
NO3- b mol
Na+ V
NH4+ amol
Na+ V
2,86m gam
SO42- 1,65V
NO3- dư b mol
BT Ni tơ: V = a + b + 0,08
BT điện tích đ cuối: 1,22 + V = 3,3V + b
BTKL muối Y ta có 18a + 23V + 96. 1,65V + 62b = 2,86m 
necho của kl = nOH- mà ne cho = 2nO + 8a + 0,08.3 và nOH- = nekl +nNH4+ => nekl cho = nOH- a
1,22 – a = 2. 0,2m/16 + 8a + 0,24 
m= 32, V = 0,4, a = 0,02, b = 0,3

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_thpt_th.doc