Đề giới thiệu kì thi chung quốc gia năm học 2014 – 2015 môn: Hoá học

pdf 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu kì thi chung quốc gia năm học 2014 – 2015 môn: Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề giới thiệu kì thi chung quốc gia năm học 2014 – 2015 môn: Hoá học
1 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN 
ĐỀ GIỚI THIỆU KÌ THI CHUNG QUỐC GIA 
NĂM HỌC 2014 – 2015 
MÔN: HOÁ HỌC 
Thời gian làm bài : 90 phút ( không kể thời gian giao đề) 
Cho biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; 
Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137; Au=197; Pb=207 
* MỨC ĐỘ BIẾT: 
Câu 1: Trong số các muối: KCl, NH4NO3, CH3COOK, NaHS, Al2(SO4)3, Na2HPO3, BaCO3, NaHSO3, NaHSO4. Số 
muối trung hoà là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 4 
Câu 2: Cho các chất: N2; NO; HNO2; NH4Cl; HNO3. Cộng hoá trị của nitơ trong hợp chất nào là lớn nhất? 
A. N2 B. HNO2 C. NO D. NH4Cl và HNO3 
Câu 3: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(1) Cho Fe vào dd HCl dư (2) Đốt dây Fe trong hơi I2 (3) Cho Fe dư vào dd AgNO3 
(4) Cho Fe vào dd AgNO3 dư (5) Cho Fe(OH)2 vào dd HNO3 loãng dư (6) Cho FeCO3 vào dd H2SO4 loãng dư 
Số trường hợp tạo muối sắt (II) là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 
Câu 4: Cho các sơ đồ chuyển hoá sau: 
(1) NaOH HClalanin A X   (2)
HCl NaOHalanin B Y   
X, Y lần lượt là: 
A. ClH3NCH2CH2COOH và CH3CH(NH3Cl)COOH B. CH3CH(NH3Cl)COOH và NH2CH2CH2COONa 
C. CH3CH(NH3Cl)COOH và CH3CH(NH2)COONa D. ClH3NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COONa 
Câu 5: Dãy kim loại được điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện là: 
A. Ag, Ba, Ca, Zn B. Ag, Cu, Fe, Ni C. Ag, Al, Cu, Ba D. Ba, Ca, Na,Mg 
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng số proton và bằng số nỏton trong nguyên tử 
B. So với các nguyên tử thì các ion âm tạo thành từ nguyên tử đó luôn có bán kính lớn hơn 
C. Đồng vị là hiện tượng các nguyên tử có cùng số khối 
D. Các tiểu phân Ar, K+, Cl- đều có cùng số điện tích hạt nhân 
Câu 7: Khẳng định nào sau đây đúng? 
A. Công thức tổng quát của hidrocacbon no là: CnH2n+2 
B. Các anken mạch thẳng có nối đôi ở C số 2 tác dụng với HBr đều tạo 3 đồng phân 
C. Các ankin cộng nước đề tạo sản phẩm chính là xeton 
D. Không thể tạo dẫn xuất iốt bằng cách cho iốt phản ứng trực tiếp với ankan 
Câu 8: Chọn nhận xét đúng về cacbohidrat: 
A. Phân tử cacbohidrat đều có ít nhất 6 nguyên tử cacbon 
B. Glucozo dạng tinh thể có thể phản ứng với H2 
C. Phân tử xenlulozo chỉ có liên kết β-1,4-glicozit 
D. Có thể dùng Cu(OH)2 để nhận biết các lọ mất nhãn là glierol, glucozo, fructozo, etanal 
Câu 9: Nguyên nhân nào sau đây gây ra tính bazơ cho amin: 
A. Do phân tử amin bị phân cực B. Do amin dễ tan trong nước 
C. Do amin có khả năng tác dụng với axit D. Do nguyên tử nitơ còn cặp electron tự do 
Câu 10: Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH3; CH3-CH=C(C2H5)-CH3; ClCH=CHCl; HOOC-CH=CH-CH3; 
(CH3)2C=CH-CH3;CHBr=CH-CH3. Số chất có đồng phân hình học là: 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
* MỨC ĐỘ HIỂU: 
Câu 11: Dãy nào được sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần: 
A. C2H5OH; C2H5Cl; CH3COOH; C6H5OH B. C2H5Cl; C6H5OH; C2H5OH; CH3COOH 
C. C2H5Cl; C2H5OH; C6H5OH; CH3COOH D. C2H5Cl; C2H5OH; CH3COOH;C6H5OH 
Câu 12: Cho các chất: BaCl2; Na2HPO3; NaHCO3; Na2HPO4; NH4Cl; AlCl3; HCOONH4;Al2O3; Al; Al(OH)3; AlF3. 
Số chất lưỡng tính là: A. 7 B. 6 C. 8 D. 9 
Câu 13: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol: NaOH (1), Ba(OH)2 (2), HNO3 (3), NaNO3 (4) , CH3COOH (5). 
Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là: 
2 
 A. (3), (2), (4), (1),(5) B. (3), (5), (4), (1), (2) C. (1), (2), (3), (4), (5) D. (5),(2),(3), (4), (1) 
Câu 14: Nhiệt phân hỗn hợp gồm NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn thì chất rắn thu 
được sau phản ứng là: 
A. CuO, Ag2O, FeO B. CuO, Ag, Fe2O3 C. Cu, Ag, FeO D. CuO, Ag, FeO 
Câu 15: Cho các nhận xét sau: 
(1) Metyl- , đimetyl-, trimetyl- và etyl amin là những chất khí có mùi khai, độc 
(2) Anilin làm quỳ tím đổi thành màu xanh 
(3) Alanin làm quỳ tím chuyển màu đỏ 
(4) Phenol là một axit và là một axit yếu nhưng có thể làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ 
(5) Trong các axit HF, HCl, HBr, HI thì HI là axit có tính khử mạnh nhất 
(6) Oxi có thể phản ứng trực tiếp với Cl2 ở điều kiện thường 
(7) Cho dd AgNO3 vào 4 dd HF, HCl, HBr, HI thì ở cả 4 lọ đều có kết tủa 
(8) Khi pha loãng H2SO4 đặc thì nên đổ từ từ nước vào axit 
(9) H2SO4 đặc có thể làm khô tất cả các khí: CO2, SO2, NH3, Cl2 
Số nhận xét không đúng là: A. 6 B. 8 C. 7 D. 9 
Câu 16: Trộn các cặp dd sau đây: AlCl3 và Ca(OH)2; NaAlO2 và HNO3; Al2(SO4)3 và NH3; CO2 với Ba(AlO2)2; 
NaAlO2 và NH4Cl; AlCl3 và Na2CO3. Số cặp dd đem trộn có thể tạo thành Al(OH)3 là: 
A. 6 B. 4 C. 5 D.3 
Câu 17: Cho các chất sau đây: FeS, FeS2, Cu2S, FeSO4, H2S, Ag, Fe, KMnO4, MgSO3, Fe(OH)2. Số chất có thể phản 
ứng với H2SO4 đặc, nóng tạo SO2 là: 
A. 9 B. 10 C. 7 D.8 
Câu 18: Cho 6 chất sau: axit ε-aminocapoic, phenol, etylen glicol, caprolactam, stiren, fomandehit. Số chất có thể 
tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime là: A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 
Câu 19: Cho 4 kim loại X, Y, Z, R có các tính chất sau: 
(1)Chỉ có X và Z tác dụng được với dd HCl tạo khí H2 
(2)Z có thể đẩy được các kim loại X, Y, R ra khỏi dd muối của chúng 
(3)Phản ứng R + Yn+  Rn+ + Y có thể xảy ra 
Các kim loại trên được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại là: 
A. X<Y<Z<R B. Y<R<X<Z C. X<Z<Y<R D. R<Y<X<Z 
Câu 20: Cho phản ứng: 
p-C2H5-toluen + KMnO4 + H2SO4  axit terephtalic + CO2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O 
Tổng hệ số tối giản khi cân bằng là: A. 129 B. 131 C. 128 D. 130 
Câu 21: Cho pent-1,3-đien phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Số dẫn xuất đibrom thu được là: 
A. 2 B. 3 C.4 D. 5 
* MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP: 
Câu 22: Cho 2,0 gam bột Fe vào 100ml dd X chiứa H2SO4 0,1M; CuSO4 0,15M; Fe(NO3)3 0,1M thu được dd Y; hỗn 
hợp rắn Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dd Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: 
A. 8,15g B. 6,65g C. 9,2g D. 6,05g 
Câu 23: Tổng số hạt mang điện của 3 nguyên tử nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 26, 38, 40. Tính bazơ giảm dần của 
các hidroxit tương ứng của X, Y, Z là: 
A. X>Y>Z B. Y>Z>X C. Z>Y>X D. Z>X>Y 
Câu 24: Cho hỗn hợp X gồm glixerol và một rượu đơn chức Y. Cho 16,98 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu 
4,704 lít khí H2 (đktc). Mặt khác 1,132 gam hỗn hợp X hoà tan vừa hết 0,294 gam Cu(OH)2. Công thức phân tử của Y 
là: A. C2H6O B. C3H8O C. C4H8O D. C3H6O 
Câu 25: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 4,25. Dẫn hỗn hợp X đi qua xúc tác đun nóng để thực hiện 
phản ứng tổng hợp hiệu suất phản ứng là 28% thu được hỗn hợp khí Y. Phần trăm thể tích N2 trong hỗn hợp Y là: 
A. 62,79% B. 20,93% C. 21,59% D. 21,43% 
Câu 26: Cho 100 gam dd chứa aminoaxit A 16,48% phản ứng vừa đủ với dd HCl thu được 22,32 gam muối. Mặt 
khác 100ml dd aminoaxit A 0,1M phản ứng vừa đủ 100 ml KOH 0,1M thu được 1,41 gam muối khan. Số CTCT của 
A là: A. 7 B. 5 C. 4 D.6 
Câu 27: Dung dịch X chứa x mol Na2CO3 và y mol NaHCO3 với x : y = 1: 2. Dung dịch Y chứa z mol HCl. Thực 
hiện 2 thí nghiệm sau: 
- Cho từ từ đến hết dd X vào dd Y thấy thoát ra 16,8 lít khí CO2 (đktc) 
3 
- Cho từ từ đến hết dd Y vào dd X thấy thoát ra 5,6 lít khí CO2 (đktc). 
Tổng giá trị của (x + y) là: A. 2,00 B. 2,50 C. 1,75 D. 2,25 
Câu 28: Cho cân bằng sau: CO2 (K) + C(r)  2CO(k) ΔH=172KJ. 
Tác động các yếu tố sau vào cân bằng trên: (1) Tăng lượng khí CO2; (2) Thêm lượng C; (3) tăng lượng khí CO; (4) 
lấy bớt CO2 ra; (5) lấy bớt khí CO ra; (6) Thêm chất xúc tác vào; (7) Giảm áp suất của hệ phản ứng; (8)giảm thể tích 
của hệ; (9) Tăng nhiệt độ của hê. Các yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là 
A.(1);(5);(7);(9) B. (2);(4);(6);(8) C. (3);(5);(8);(9) D. (5);(6);(7);(8) 
Câu 29: Hỗn hợp A chứa 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C3H9O2N. Thuỷ phân hoàn toàn 16,38 gam hỗn hợp A bằng 
lượng vừa đủ dd KOH thu được 16,128 gam hỗn hợp X gồm 2 muối và hỗn hợp Y gồm 2 amin. Phần trăm khối lượng 
của amin có phân tử khối nhỏ là: 
A. 31,47% B. 68,53% C. 47,21% D. 52,79% 
Câu 30: Thuỷ phân este E thu được axit cacboxylic A và hỗn hợp B gồm 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp của 
nhau. Xà phòng hoá hoàn toàn 3,65 gam E cần vừa đúng 500ml dd NaOH 0,1M thu được m gam muối và x gam hỗn 
hợp ancol B. Giá trị của x là: 
A. 1,95 B. 1,6 C. 0,975 D. 3,7 
Câu 31: Cho hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau. Cho một luồng khí CO dư đi qua phần thứ nhất 
nung nóng thì khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Ngâm phần thứ 2 trong dd HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc) và 
thu được dd chỉ chứa 2 chất tan. Khối lượng của hỗn hợp X là: 
A. 21,6 B. 27,2 C. 43,2 D. 54,4 
Câu 32: Cho các phương trình phản ứng: 
(1) dd FeCl2 + dd AgNO3 dư  (2) H2S + dd Cl2  
(3) F2 + H2O  (4) NH4Cl + NaNO2
to 
(5) K,Al + H2O  (6) H2S + O2 dư 
to 
(7) SO2 + dd Br2  (8) Ag2S + O2 (không khí) 
to 
(9) Ag + O3  (10) KMnO4 
to 
(11) MnO2 + HCl đặc  (12) FeCl3 + dd HI  
Số phản ứng tạo đơn chất là: A. 9 B. 6 C. 7 D. 8 
Câu 33: Cho các chất sau: bạc axetilua, metan, canxicacbua, propan, etylclorua, metanol, etanol, nhôm cacbua, 
axitterephtalic. Số chất có thể tạo ra andehit axetic bằng 2 phản ứng liên tiếp là: 
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo thì thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Cho 0,3 mol 
chất béo tác dụng tối đa với V lít dd Br2 0,5 M. Giá trị của V là: 
A. 0,36 lít B. 3,6 lít C. 2,4 lít D. 1,2 lít 
Câu 35: Hoà tan 19,2 gam hỗn hợp chất rắn gồm CaO, Fe, MgS, FeS vào 300ml dd HCl 2M vừa đủ thì sau phản ứng 
thu được dd B. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp là: 
A. 34,375% B. 12,5% C. 65,625% D. 87,5% 
Câu 36: Hoà tan một hỗn hợp bột kim loại có chứa 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dd AgNO3 2M. Sau khi các 
phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được là: 
A. 21,6 gam B. 43,2 gam C. 54,0 gam D. 75,6 gam 
Câu 37: Trộn 0,81 gam bột Al với 3,2 gam Fe2O3 và 8,0 gam CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn 
hợp A. Hoà tan hoàn toàn A trong dd HNO3 thu đựoc V lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương 
ứng là 1: 3. Giá trị của V là: 
A. 1,12 lít B. 0,896 lít C. 1,344 lít D. 0,672 lít 
Câu 38: Hợp chất hữu cơ M mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol M cần dùng vừa đủ 12,32 lít O2 (đktc), sinh ra 
8,96 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam nước. Biết M không phản ứng với Na. Số CTCT thoả mãn điều kiện trên của M là: 
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9 
Câu 39: Có các kết luận sau: 
a) Đốt cháy hidrocacbon thu được nH2O > nCO2 thì hidrocacbon đó là ankan 
b) Đốt cháy hidrocacbon thu được nH2O = nCO2 thi hidrocacbon đó là anken 
c) Đốt cháy một hợp chất hữu cơ thu được nH2O > nCO2 thì hợp chất hữu cơ đó là ankan 
d) Đốt cháy ankin thì được nH2O < nCO2 và nankin = nCO2 – nH2O 
e) Tất cả các ankin đều có thể tham gia phản ứng thế AgNO3/NH3 
4 
g) Tất cả các anken đối xứng đều có đồng phân hình học 
h) Etylbenzen dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen hơn benzen và ưu tiên ở vỉtí ortho và para so 
với nhóm etyl. 
Số kết luận đúng là: A. 7 B. 3 B. 4 D.5 
Câu 40: Khi thuỷ phân hoàn toàn 43,4 gam một peptit X (mạch hở) thu được 35,6 gam alanin và 15,00 gam glixin. Số 
CTCT có thể có của peptit X là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
Câu 41: Cho hỗn hợp X gồm x mol NaOH và y mol Ba(OH)2 từ từ vào dd chứa z mol AlCl3 thấy kết tủa xuất hiện, 
kết tủa tăng dần và tan đi một phần. Lọc thu được m gam kết tủa, Giá trị của m là: 
A. 78(4z-x-2y) B. 78(2z-x-y) C. 78(4z-x-y) D. 78(2z-x-2y). 
Câu 42: Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3
-
, Cl
-
, trong đó số mol của Cl- là 0,1 mol. Cho ½ dd X phản ứng 
với NaOH dư thu được 2 gam kết tủa. Cho ½ dd X tác dụng với Ca(OH)2 dư thu được 3 gam kết tủa. Còn nếu đun sôi 
đến cạn dd X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: 
A. 6,99 gam B. 8,79 gam C. 10,77 gam D. 7,47 gam 
Câu 43: Cho các phát biểu sau: 
(1) Thuốc trừ sâu 6,6,6 được sản xuất bằng phản ứng thế clo vào phân tử benzen 
(2) Benzen bị oxi hoá bởi thuốc tím 
(3) C8H10 có 4 đồng phân chứa vòng benzen 
(4) Benzen có thể hoà tan được brom, iot, lưư huỳnh 
(5) Có thể phân biệt benzen, toluen, stiren bằng dd KMnO4 
Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 44: Cho 30,7 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O tác dụng với dd HCl vừa đủ thu được 2,464 lít H2 (đktc), dd chứa 
22,23 gam NaCl và x gam KCl. Giá trị của x là: 
A. 32,78 B. 31,29 C. 35,76 D. 34,27 
Câu 45: Thổi 672 ml (đktc) hỗn hợp khí A gồm một ankan, một anken và một ankin (đều có số nguyên tử cacbon 
trong phân tử bằng nhau) qua lượng dư dd AgNO3/NH3, thì thấy có 3,4 gam AgNO3 đã tham gia phản ứng. Cũng 
lượng khí A như trên làm mất màu vừa hết 200ml dd Br2 0,15M. Khối lượng anken trong A là: 
A. 0,39 gam B. 0,4 gam C. 0,26 gam D. 0,28 gam 
* MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO: 
Câu 46: Hỗn hợp E chứa 2 ancol X, Y (Mx < MY) no, đơn chức, mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng 2:1. Lấy 0,09 mol 
hỗn hợp E chia làm 2 phần bằng nhau: 
- Oxi hoá hoàn toàn phần 1 thu được anđehit tương ứng. Toàn bộ lượng anđehit sinh ra tác dụng với lượng dư 
AgNO3 trong NH3 thu được 16,2 gam Ag. 
- Đun phần 2 có mặt H2SO4 đặ ở 170
o
C
thu được hỗn hợp khí và hơi. Hỗn hợp này làm mất màu vừa đủ 100ml 
dd KMnO4 a M. Giá trị của a là: 
A. 0,1M B. 0,15M C. 0,2M D. 0,3M 
Câu 47: Điện phân 100ml dd X gồm AgNO3 1,2M và Cu(NO3)2 1 M với điện cực trơ. Sau thời gian t giây thu được 
18,08 gam kim loại ở catot. Dung dịch sau điện phân hoà tan tối đa được bao nhiêu gam Cu (biết sinh ra khí NO là 
duy nhất). 
A. 6,72 gam B. 5,28 gam C. 7,68 gam D. 8,00 gam 
Câu 48: Đun m gam hỗn hợp chứa etyl isobutirat, axit 2-metyl propannoic, metyl butanoat cần dùng 120 gam dd 
NaOH 6,0% và KOH 11,2%. Cô cạn cẩn thận dd sau phản ứng thu được a gam hỗn hợp hơi các chất. Đốt cháy hoàn 
toàn a gam hỗn hợp hơi thu được 114,84 gam nước. Giá trị của m là: 
A. 43,12 gam B. 44,24 gam C. 42,56 gam D. 41,72 gam 
Câu 49: X là hỗn hợp gồm axit cacboxylic đơn chức A, ancol đơn chức B và este D tạo bởi A và B. Cho 0,25 mol X 
tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,18 mol KOH đun nóng, sau đó cô cạn được m gam ancol B và 19,8gam muối khan. 
Oxi hoá hết m gam B thành anđehit, toàn bộ lượng anđehit này tác dụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3 được 
64,8 gam Ag. Khối lượng X đã dùng là: 
A. 16,20 gam B. 20,16 gam C. 16,60 gam D. 16,32 gam 
Câu 50: Hoà tan 22,02 gam hỗn hợp X chứa muối sunfua và cacbua của nhôm có tỉ lệ mol tương ứng là 7:8 vào nước 
dư thu được hỗn hợp khí. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp khí này bằng oxi vừa đủ, ngưng tụ sản phẩm cháy thu 
được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào 200 ml dd KOH a M và Ba(OH)2 1 M thu được 30,95 gam kết tủa. Giá trị của A là: 
A. 1,25M B. 0,75M C. 1,00M D. 0,05M 
.........................Hết......................... 
5 
ĐÁP ÁN 
CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN 
1 B 11 D 21 D 31 D 41 A 
2 D 12 B 22 D 32 A 42 B 
3 B 13 B 23 B 33 B 43 C 
4 C 14 B 24 D 34 C 44 A 
5 B 15 C 25 B 35 A 45 D 
6 B 16 A 26 B 36 C 46 A 
7 D 17 A 27 D 37 C 47 A 
8 C 18 A 28 A 38 C 48 A 
9 D 19 B 29 A 39 B 49 D 
10 C 20 A 30 A 40 B 50 C 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_thu_THPT_Quoc_Gia_CO_DAP_AN.pdf