TRƯỜNG THPT ĐĂK MIL TỔ: HÓA HỌC ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TỔNG HỢP NĂM 2017 MÔN KHTN: PHẦN HÓA HỌC (SỐ 02) Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 136 Họ, tên thí sinh:...................................................Số báo danh:..................... (Cho H=1, Be=9, C=12, N=14, O=16, F=19, Na=23, Mg=24, Al=27, P=31, S=32, Cl=35,5; K=39, Ca=40, Cr=52, Mn=55, Fe=56, Ni=59, Cu=64, Zn=65, Br=80, Ag=108, I=127, Pb=207, Ba=137) Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng. B. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên crom tác dụng được với dung dịch NaOH đặc. C. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit. D. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit và kiềm loãng. Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện: A. Ag, Cu, Au, Al. B. Cu, Hg, Ag, Sn. C. Ca, Cu, Fe, Au. D. Au, Cu, Sr, Fe. Câu 3: Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là A. 400. B. 300. C. 375. D. 600. Câu 4: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. B. Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3. C. Cho kim loại Fe vào dung dịch AgNO3. D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl. Câu 5: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại đồng khỏi bị ăn mòn? A. Tráng kẽm lên bề mặt đồng. B. Gắn bạc với kim loại đồng. C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt đồng. D. Tráng thiếc lên bề mặt đồng. Câu 6: Cho dãy các kim loại: Na, Zn, Mg, Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 7: Nếu cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu A. xanh lam. B. trắng xanh. C. vàng nhạt. D. nâu đỏ. Câu 8: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn là: A. I, II và III. B. I, III và IV. C. I, II và IV. D. II. Câu 9: Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. 2Fe + 3H2SO4 (loãng) Fe2(SO4)3 + 3H2. B. 2Fe + 3Cl22 FeCl3. C. Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O D. Fe2O3 + 6HNO3(đặc) 2Fe(NO3)3 + 3H2O Câu 10: Hòa tan hết 2,3 gam Na vào 300 ml dung dịch HCl 0,2 M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 10,21 B. 8,61 C. 13,25 D. 13,61 Câu 11: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây? A. Xút. B. Muối ăn. C. Nước. D. Giấm ăn. Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 8,96 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là A. 20,24%. B. 30,77%. C. 69,23%. D. 76,91%. Câu 13: Để thu được kim loại Ag từ dung dịch AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây? A. Au. B. Na. C. Ca. D. Zn. Câu 14: Trong công nghiệp, Ca được điều chế bằng cách nào dưới đây? A. Cho kim loại K vào dung dịch Ca(NO3)2. B. Cho kim loại Fe vào dung dịch CaCl2. C. Điện phân nóng chảy CaCl2. D. Điện phân dung dịch CaSO4. Câu 15: Cho các cặp oxi hóa-khử Al3+/Al , Fe2+/Fe , Ni2+/Ni , Cu2+/Cu , Fe3+/Fe2+, được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion. Kim loại có khả năng khử được Fe3+ về Fe là: A. Cu. B. Ni C. Al D. Fe Câu 16: Cho các khí không màu sau: CH4; SO2; CO2; C2H4; C2H2; H2S. Số chất khí có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là: A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 17: Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 1,28 B. 0,98 C. 1,96 D. 0,64 Câu 18: 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là: A. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3 B. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3 C. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3 D. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3 Câu 19: Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là A. 20,75%. B. 36,67%. C. 50,00%. D. 25,00%. Câu 20: Dãy gồm các polime tổng hợp là: A. Polietilen, xenlulozơ, nilon-6 và nilon 6,6 B. Polietilen, polibutadien, nilon-6 và nilon -6,6 C. Polietilen, xenlulozơ, nilon nilon 6,6 D. Polietilen, tinh bột, nilon-6 và nilon-6,6 Câu 21: Phát biểu nào sau đây sai? A. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục. B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. C. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu. D. Hợp kim liti – nhóm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không. Câu 22: Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom. (c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 23: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 24: Cho 50 g hỗn hợp gồm Al, Ag vào dung dịch axit HNO3 đặc, dư ở nhiệt độ thường; sau khi kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí nâu đỏ duy nhất (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 34 gam. B. 42 gam. C. 24 gam. D. 56 gam. Câu 25: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là A. H2N–CH2–COOH. B. H2N–[CH2]2–COOH. C. H2N–[CH2]4–COOH. D. H2N–[CH2]3–COOH. Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 4,83 gam. B. 7,23 gam. C. 7,33 gam. D. 5,83 gam. Câu 27: Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng 100ml dung dịch H2SO4 2M ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng? A. Tăng nhiệt độ lên đến 50OC. B. Thêm 100 ml dung dịch H2SO4 trên nữa. C. Thay 100mldung dịch H2SO4 2M bằng 200 ml dung dịch H2SO4 1M. D. Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột. Câu 28: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng khí CO (ở nhiệt độ cao) thì thể tích khí CO (đktc) cần dùng là. A. 3,36 lit B. 6,72 lit C. 8,96 lit D. 5,6 lit Câu 29: Cho 15,00 gam glyxin vào 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dd KOH 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 53,95. B. 44,95. C. 22,60. D. 22,35. Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl. B. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. C. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước. Câu 31: Cho các chất sau: H2NCH2COOH (X), CH3COOH3NCH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là: A. X, Y, T. B. Y, Z, T. C. X, Y, Z, T. D. X, Y, Z. Câu 32: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 27,96. B. 29,52. C. 36,51. D. 1,50. Câu 33: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-) A. 5,60 gam. B. 3,36 gam. C. 4,48 gam. D. 2,24 gam. Câu 34: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 2,76 B. 3,36 C. 3,12 D. 2,97 Câu 35: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được chất rắn T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là A. Na2CO3 và BaCl2. B. AgNO3 và Fe(NO3)2. C. AgNO3 và FeCl2. D. AgNO3 và FeCl3. Câu 36: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là A. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3. B. FeCl2, NaCl. C. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl. D. FeCl3, NaCl. Câu 37: Cho các sơ đồ phản ứng sau: C8H14O4 + NaOH X1 + X2 + H2O; X1 + H2SO4 X3 + Na2SO4; X3 + X4 Nilon-6,6 + H2O Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh. B. Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1 C. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng. D. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic. Câu 38: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S (b) Sục khí F2 vào nước (c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc (d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH (e) Cho Si vào dung dịch NaOH (g) Cho Na3SO3 vào dung dịch H2SO4 Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 39: Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là: A. 55,2 gam B. 61,78 gam C. 41,69 gam D. 21,6 gam Câu 40: Cho 240 ml dung dịch KOH 1,5M vào V lít dung dịch AlCl3 aM thu được 7,8 gam kết tủa. Nếu cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào V lít dung dịch AlCl3 aM thì số gam kết tủa thu được là: A. 7,8 gam B. 3,9 gam C. 2,6 gam D. 5,85 gam ----------------------------------------------- --------------------- HẾT -------------------- Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm: