Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 - Mã đề 056 (Kèm đáp án)

docx 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 - Mã đề 056 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 - Mã đề 056 (Kèm đáp án)
LUYỆN THI ĐẠI HỌC 
ĐỀ THI THỬ SỐ 02
(Đề thi có 05 trang)
KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔNG THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 056
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: 
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K= 39; Cr = 52; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag =108; Ba = 137.
Câu 1: Nguyên tố nào dưới đây là kim loại ?
X (Z = 1).	B. Y (Z = 8).	C. T (Z = 10).	D. Z (Z = 11).
Câu 2 : Cho phương trình : Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
Nếu hệ số của Fe3O4 là 2 thì hệ số của H2SO4 là
4.	B. 6.	C. 10.	D. 8.
Câu 3: Axit nào dưới đây không nên đựng trong bình thủy tinh ?
HCl.	B. H2SO4 loãng.	C. HF.	D. HNO3.
Câu 4: Để cam có vị ngọt hơn, và tăng khả năng chống chịu rét, và sâu bệnh cho cam nhà vườn nên bón
NH4NO3.	B. KCl.	C. Ca(H2PO4)2. 	D. (NH2)2CO.
Câu 5 : Kim loại nào dưới đây không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 ?
Fe.	B. Cu.	C. Mg.	D. Ag.
Câu 6: Cho các hợp kim sau : Fe-C, Fe-Zn, Fe- Sn, Fe-Mg, Fe-Ni. Khi xảy ra ăn mòn điện hóa thì số hợp kim mà Fe bị phá hủy trước là 
2.	B. 3.	C. 4.	D. 1.
Câu 7: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ khí Z vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là 
	A. 15 gam.	B. 20 gam.	C. 10 gam.	D. 5 gam.
Câu 8: Phát biểu không đúng là
Al(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
Phèn chua có công thức Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được sử dụng để làm trong nước.
Criolit được sử dụng thêm vào trong quá trình sản xuất nhôm với mục đích chính nhằm tiết kiệm năng lượng.
Nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
Câu 9: Hòa tan m gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị m là 
8,10.	B. 4,05.	C. 2,70.	D. 5,40.
Câu 10: Cốc nước có chứa các ion gồm : Ca2+, HCO3-, Na+. Cốc nước trên thuộc loại nước ?
Nước cứng tạm thời.	B. Nước cứng vĩnh cửu.
C. Nước mềm.	D. Nước cứng toàn phần.
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây không đúng 
P bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
CrO3 tác dụng với H2O luôn thu được 2 axit.
Cr2O3 được sử dụng làm chất tạo màu lục cho thủy tinh.
Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CrO4 có kết tủa màu da cam.
Câu 12 : Phản ứng nào dưới đây không đúng ? 
Fe + S to FeS.	B. Cu + 4HNO3đto Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.
C. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3.	D. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.
Câu 13 : Đốt kim loại M trong bình kín đựng khí Cl2 dư thu được 32,5 gam muối, thấy có 0,3 mol khí Cl2 phản ứng. M là 
Cu.	B. Fe.	C. Cr.	D. Al.
Câu 14: Hàng đá, chấm đá là tên chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa methamphetamine (meth). Người dùng meth nhiều, ảo giác sẽ luôn thường trực, luôn ở trạng thái buồn ngủ, thần kinh rối loạn, tính cách hung hãn, biểu hiện của những người thường xuyên sử dụng ma túy đá gây ra hậu quả thường thấy ảnh hưởng cho xã hội như chém giết người vô cớ, hoang tưởng, mất kiểm soát bản thân,và nặng hơn sẽ mắc tâm thần, suy kiệt thể chất. 
Hình vẽ bên thể hiện cấu tạo của Meth. Công thức phân tử của Meth là 
C10H15N.	B. C11H17N.
C. C10H17N.	D. C11H19N.
Câu 15: Hợp chất hữu cơ nào dưới dây là thuộc loại tạp chức ?
Axit axetic.	B. Ancol etylic.	C. Glyxin.	D. Glixerol.
Câu 16: Thủy phân chất béo luôn thu được : 
Etylen glicol.	B. Glixerol.	C. Ancol etylic.	D. Ancol benzylic.
Câu 17: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20,0.	B. 30,0.	C. 13,5.	D. 15,0.
 Câu 18: Cho 8,8 gam este X có công thức phân tử là C4H8O2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 8,2 gam muối. Công thức cấu tạo của este là 
HCOOC3H7.	B. CH3COOC2H5.	C. C2H5COOCH3.	D. C3H7COOH.
Câu 19: Sục 9,3 gam CH3NH2 vào dung dịch FeCl3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m là 
10,7.	B. 32,1.	C. 21,4.	D. 9,0.
Câu 20: Cho các chất sau : (1) caprolaptam, (2) buta-1,3-đien ; (3) acrilonitrin, (4) Glyxin, 
(5) vinyl axetat . Dãy các chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là	
	A. (1), (2), (3), (4).	B. (2), (3), (4), (5).	C. (1), (2), (3), (5).	D. (1), (2), (4), (5).
Câu 21: Dung dịch nào dưới đây có pH < 7
H2NCH2COOH.	B. (H2N)2C5H9COOH.	C. C6H5NH3Cl.	D. H2NCH2COONa.
Câu 22: Protein nào dưới đây tan trong nước tạo dung dịch keo ?
Anbumin (trong lòng trắng trứng).	B. Keratin (trong tóc, móng..).
C. Fibroin (trong tơ tằm).	D. Miozin (trong cơ bắp).
Câu 23: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ % từ 2%-> 5%, được sử dụng làm gia vị, ngoài ra còn có tác dụng giảm béo Công thức của axit tạo lên giấm ăn là
HCOOH.	B. CH2=CHCOOH.	C. CH3CH2COOH.	D. CH3COOH.
Câu 24: Cho butan tác dụng với khí Cl2 (ánh sáng , tỉ lệ mol 1 : 1), thu được tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo ?
2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 25: Chất không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là
HCHO.	B. HCOOH.	C. CH≡CH.	D. CH3COOCH3.
Câu 26: Khí X tập trung phần lớn ở tầng bình lưu, có tác dụng ngăn không cho tia cực tím từ mặt trời ảnh hưởng đến các sinh vật trái đất, khí X có tính oxi hóa mạnh được sử dụng để bảo quản hoa quả. X là 
O3.	B. O2.	C. SO2.	D. N2.
Câu 27: Mùi tanh của cá là do hỗn hợp các amin trong đó nhiều nhất là trimetylamin gây nên. Để khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu , nên dùng 
Giấm ăn.	B. Muối ăn.	C. Axit clohiđric. 	D. Mì chính.
Câu 28: Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với nước brom ?
Axit acrylic.	B. Ancol etylic.	C. Phenol.	D. Toluen.
Câu 29: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaF và NaCl vào dung dịch AgNO3(dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaF trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 58,2%.	B. 41,8%.	C. 52,8%.	D. 47,2%.
Câu 30: Có các thí nghiệm sau :
KMnO4 to khí X 	(b) HCl đặc + MnO2 to khí Y
(c) Si + NaOH + H2O → khí Z.	(d) Cu + HNO3 đặc to khí T
Phát biểu không đúng là 
X là O2.	B. Z là H2.	C. Y là H2.	D. T là NO2.
Câu 31: Cho 20,4 gam hỗn hợp Mg, Fe tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2 , thì thu được m gam chất rắn X gồm 3 kim loại, và dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 18 gam chất rắn (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị m gần nhất với
45.	B. 50.	C. 35.	D. 40.
Câu 32: Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,4 mol X vào dung dịch brom (dư) thì số mol brom tối đa phản ứng là
	A. 0,24 mol.	B. 0,16 mol.	C. 0,20 mol.	D. 0,18 mol.
Câu 33: Có hai bình điện phân (1) và bình điện phân (2).Trong đó bình (1) đựng 26,3 ml dung dịch NaOH 2M. Trong bình (2) có chứa m gam hỗn hợp chất tan gồm Cu(NO3)2 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân dung dịch một thời gian, thấy: 
- ở bình (1) nồng độ NaOH là 2,63M.
- ở bình (2), khối lượng dung dịch giảm 30,4 gam và thu được dung dịch Y thu được 2 chất tan. Y phản ứng tối đa với 8,4 gam Fe (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị m gần nhất với 
	A. 68.	B. 69.	C. 71.	D. 70.
Câu 34: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 0,6 lít.	B. 1,2 lít.	C. 0,8 lít.	D. 1,0 lít.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm K và Mg tác dụng hết 50,4 gam dung dịch HNO3 50%, thu được dung dịch X , một kết tủa Y và khí Z làm xanh quỳ ẩm gồm 2 khí. Biết nồng độ % khối lượng dung dịch KOH có trong X là 3,511%. Loại bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch X, rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 32,84 gam chất rắn. Giá trị m là 
16,56.	B. 17,04.	C. 18,00.	D. 17,52.
Câu 36: Nung nóng m gam Al với 0,15 mol Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) thu được hỗn hợp rắn Y. Nếu Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 3a mol khí H2. Nếu Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
8,1.	B. 10,8.	C. 13,5.	D. 16,2.
Câu 37: Hòa tan 7,36 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Mg , Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,02 mol HNO3, thu được dung dịch Y và 0,045 mol hỗn hợp khí Z gồm N2, N2O và H2 , trong đó có 0,03 mol H2. Cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 0,005 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 57,94 gam kết tủa. Mặt khác , Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc tách kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 8,6 gam chất rắn. Khối lượng hỗn hợp khí Z gần nhất với giá trị nào dưới đây 
0,70.	B. 0,55.	C. 0,65.	D. 0,75.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp gồm axit axetic và glyxin tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được dung dịch Y chứa (m + 7,6) gam muối. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch HCl dư, rồi cô cạn thu được 20,475 gam chất rắn. Giá trị m là 
14,25.	B. 13,50.	C. 12,75.	D. 10,50.
Câu 39: Chất gây nghiện thuộc loại ma túy bị cấm sử dụng là
Nicotin.	B. Cafein.	C. Heroin.	D. Rượu.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 40,3 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Nhỏ từ từ V lít dung dịch HCl xM vào Y, được kết quả biểu diễn theo hình vẽ 
 n↓
 3a
 2a
 0,56x 0,68x n HCl
Giá trị của x gần nhất với
2,2.	B. 1,8.	C. 1,6.	D. 2,4.
Câu 41: Có các thí nghiệm sau :
Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào nước giaven
Đun hỗn hợp C2H5OH với H2SO4 đặc ở 180oC
Cho CuO nung nóng vào ancol etylic.
Sục khí F2 vào H2O.
Cho S vào CrO3.
Cho HI vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.
Thủy phân CH3COOC2H5 trong môi trường axit.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là 
 5.	B. 6.	C. 7.	D. 4.
Câu 42: Hỗn hợp A gồm X, Y, Z là ba este, no mạch hở, thuần chức, mỗi este chỉ được tạo từ một ancol và một axit tương ứng (MX < MY < MZ). Cho 14,12 gam hỗn hợp A tác dụng với 380ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thu được chất rắn B gồm các chất hữu cơ mạch thẳng và KOH dư, hỗn hợp hơi C gồm ba ancol không là đồng phân của nhau, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ C cần vừa đủ 10,192 lít O2 (đktc). Cho B nung hoàn toàn trong CaO, thì thu được 0,16 mol hỗn hợp khí gồm H2 và CH4 có tổng khối lượng là 1,3 gam, và chất rắn chỉ có K2CO3 , CaO. Mặt khác 14,12 gam A tác dụng với dư AgNO3 trong NH3 thì thu được 19,44 gam Ag. Khối lượng của X trong A là
5,64.	B. 3,20.	C. 5,28.	D. 3,96.
Câu 43: Cho m gam este có công thức phân tử là C3H6O2 tác dụng hết với 400ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn thu được 28,6 gam chất rắn. Giá trị m là 
	A. 22,2.	B. 14,8.	C. 29,6.	D. 33,3.
Câu 44: Cho 0,2 mol CO2 hấp thụ hết vào 100ml dung dịch NaOH 1M và Ba(OH)2 0,8M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là 
11,82.	B. 15,76.	C. 19,70.	D. 13,79.
Câu 45: Có các phát biểu sau :
Nguyên tắc sản xuất thép là khử các nguyên tố, C, Si, P, S.. có trong gang.
Trong các kim loại, sắt là kim loại chiếm khối lượng lớn thứ nhất trong lớp vỏ trái đất.
Quặng boxit dùng làm nguyên liệu sản xuất nhôm.
ZnO được sử dụng để giảm đau thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa
Chì được sử dụng làm thiết bị ngăn cản tia phóng xạ.
Hợp kim gang để ngoài không khí ẩm xảy ra ăn mòn điện hóa.
Trong số : PbO, Fe2O3, MgO, CuO có 3 oxit có thể bị oxi hóa bằng CO.
Sn được sử dụng để phủ lên bề mặt sắt để chống gỉ dùng trong công nghiệp thực phẩm 
Số phát biểu đúng là
7.	B. 6.	C. 5.	D. 8.
Câu 46: Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y có tỉ lệ mol 1 : 3 (đều được tạo từ hai amino axit no, có một nhóm –NH2, một nhóm –COOH). Thủy phân hoàn toàn 0,06 mol E thì bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hai muối có số mol là 0,195 và 0,075 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,08 gam E thì cần vừa đủ 14,112 lít khí O2 (đktc), tạo thành sản phẩm gồm CO2, H2O và N2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong X và Y bằng 12. Khối lượng của X (gam) có trong 13,08 gam E gần nhất với
7,5.	B. 5,5.	C. 6,5.	D. 4,5.
Câu 47: Hình vẽ bên dưới mô tả điều chế khí X trong phòng thí nghiệm
 Chất lỏng A
 Khí B
 Chất rắn C
Chất lỏng A, chất rắn C không thỏa mãn là
H2SO4 đặc, Na2CO3.	B. H2O, CaC2.
C. HCl , Mg.	D. H2SO4 đặc, NaCl.
Câu 48: Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; p-HOOCC6H4OH, m-CH3COOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; ClH3NCH2COOH; p-HOC6H4CH2OH; ClH3NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là
	A. 3.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 49: Cho 2,08 gam hợp chất hữu cơ X mạch hở có chứa một nhóm -CHO tác dụng với dung dịch lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 4,32 gam Ag. Mặt khác X tác dụng với Na dư thu được mol H2 bằng lượng X phản ứng. Số cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 50: Cho chuỗi sơ đồ phản ứng hóa học sau :
+A B +A C + D A 
 +X
 X + X +A 
 +D E F C
Biết X là chất khí là oxit phi kim , không màu , không mùi có tỉ khối so với oxi bằng 1,375. E không tan trong nước có % khối lượng oxi chiếm 48%. Chất C đốt cháy cho ngọn lửa màu vàng.
Phát biểu đúng là
Trong các chất : A, B, C, D, E, F có 4 chất tác dụng được với dung dịch HCl.
Trong các chất : A, B, C, D, E, F có 3 chất tác dụng được cả với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
Chất C được sử dụng làm thuốc muối trong y học.
Từ F điều chế ra C thì 1 mol F phản ứng với 2 mol A.
-------------HẾT-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2016_ma_de_056_kem.docx