Đề thi thử THPT quốc gia môn hóa học khối a, b ( thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn hóa học khối a, b ( thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn hóa học khối a, b ( thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian phát đề)
ĐỀ SỐ 0939 
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN HÓA HỌC KHỐI A, B
Mã đề: 132
( Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian phát đề)
Mã đề 298
Họ, tên thí sinh:.................................................................................
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố: 
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu =64; Zn = 65; Sr = 87; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
- Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn	
Câu 1: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. 7	B. 4	C. 6	D. 5
Câu 2: Cho 12,4 gam hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H12O3N2 tác dụng với 300 dd NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn được chất hữu cơ Y và dd Z chỉ chứa các chất vô cơ. Cô cạn Z được m gam chất rắn khan. Giá trị m là:
A. 10,6 gam	B. 14,6 gam	C. 16,5 gam	D. 8,5 gam
Câu 3: Phản ứng: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k) ; DH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là
A. nghịch và nghịch.	B. nghịch và thuận.	C. thuận và thuận.	D. thuận và nghịch.
Câu 4: Trộn các dung dịch HCl 0,75M; HNO3 0,15M; H2SO4 0,3M với các thể tích bằng nhau thì được dung dịch X. Trộn 300 ml dung dịch X với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25M thu được m gam kết tủa và dung dịch Y có pH = x. Giá trị của x và m lần lượt là:
A. 1 và 2,23 gam	B. 2 và 11,65 gam	C. 2 và 2,23 gam	D. 1 và 6,99 gam
Câu 5: Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 170oC thì thu được khí C2H4 có lẫn CO2 và SO2.Nếu cho hỗn hợp khí đi qua các dung dịch: KMnO4, Ca(OH)2, KCl, Br2, NaOH thì số dung dịch có thể dùng để loại bỏ CO2 và SO2 đi được là
A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 6: Nguyên tố R thuộc chu kỳ 2, nhóm VIIA, Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của R lần lượt là:
A. R2O7, RH	B. RO3, RH2	C. R2O, RH	D. R2O3, RH3
Câu 7: Phân tử hợp chất M được tạo bởi 4 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim R và Y (số hiệu nguyên tử của R nhỏ hơn số hiệu nguyên tử của Y). Tổng số hạt mang điện trong một phân tử M là 20. Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Ở trạng thái kích thích, nguyên tử nguyên tố Y có 5 electron độc thân
B. Trong các hợp chất với các nguyên tố khác, R có thể có số oxi hóa bằng -1.
C. Trong phân tử hợp chất M, nguyên tử Y còn chứa 1 cặp electron tự do
D. Cho M tác dụng với HCl tạo ra hợp chất có chứa liên kết ion
Câu 8: Để phân biệt cặp chất nào sau đây cùng với thuốc thử hoặc phản ứng là phù hợp?
A. Glucozơ và fructozơ, phản ứng tráng gương.	B. SO2 và CO2, nước vôi trong.
C. Glixerol và etilen glicol, Cu(OH)2.	D. Stiren và anilin, nước brom.
Câu 9: Một loại nước cứng khi đun sôi thì chỉ làm giảm tính cứng. Nước đó thuộc loại nước
A. có độ cứng vĩnh cửu.	B. có độ cứng tạm thời.	C. mềm.	D. có độ cứng toàn phần.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và etanoic) cần 3,36 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,0	B. 10,0	C. 20,5	D. 12,0
Câu 11: Cho các chất: axetilen, vinylaxetilen, cumen, phenylaxetilen, anđehit fomic, axit fomic, glucozơ, natri fomiat. Số chất khử được Ag+ trong [Ag(NH3)2]OH là:
A. 6 chất.	B. 4 chất.	C. 7 chất.	D. 5 chất.
Câu 12: Cho phản ứng hóa học: Fe(NO3)2 + KHSO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O. Sau khi cân bằng phương pháp hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì tổng hệ số của các chất sản phẩm là
	A. 43	 B. 22	C. 27	D. 21
Câu 13: Số đipeptit mạch hở tối đa có thể tạo ra từ một dung dịch gồm: H2NCH2CH2COOH, CH3CH(NH2)COOH, H2NCH2COOH là
A. 2.	B. 9.	C. 4.	D. 3.
Câu 14: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, FeO tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y trong đó khối lượng của FeCl2 là 31,75 gam và 8,064 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 151,54 gam chất rắn khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 242,3 gam	B. 268,4 gam	C. 189,6 gam	D. 254,9 gam
Câu 15: Dung dịch X chứa các ion : Ba2+, Na+, HCO3-, Cl- trong đó số mol Cl- là 0,24. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,85g kết tủa. Cho ½ dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76g kết tủa. Nếu đun sôi dung dịch X đến cạn thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
A. 15,81	B. 18,29	C. 31,62	D. 36,58
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, để tiêu hủy hết các mẫu natri dư bằng cách nào sau đây là đúng nhất ?
A. Cho vào dầu hỏa	B. Cho vào dd NaOH
C. Cho vào cồn 900	D. Cho vào máng nước thải
Câu 17: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3 thu được dung dịch X và 2,24 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,896 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 4,16 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của ). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,84.	B. 8,40.	C. 4,80.	D. 8,12.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H2O thu được dung dịch A. Sục khí CO2 vào dung dịch A, qua quá trình khảo sát người ta lập đồ thị của phản ứng như sau:
 x
 15x
Số mol CO2
Khối lượng kết tủa 
	Giá trị của x là:
	A. 0,025	B. 0,020	C. 0,050	D. 0,040
Câu 19: Cho các chất : NaHSO4, Sn(OH)2 , NaHCO3, H2O, Al(OH)3, Na2HPO3, CH3COONH4, NH3. Theo thuyết axit – bazơ của Bron-stet, số chất có tính chất lưỡng tính là
A. 5.	B. 7.	C. 4.	D. 6.
Câu 20: Phản ứng nào sau đây không xẩy ra ?
A. Zn + CuSO4	B. Al + H2SO4 đặc nguội	C. Cu + NaNO3 + HCl	D. Cu + Fe(NO3)3
Câu 21: Công thức của xenlulozơ trinitrat là:
A. [C6H7O2(NO2)3]n	B. [C6H7O2(ONO2)3]n	C. [C6H7O3(NO2)3]n	D. [C6H7O3(ONO2)3]n
Câu 22: Hỗn hợp A gồm C3H4 và H2. Cho A đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp B chỉ gồm 3 hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Tỉ khối của A so với H2 là:
A. 10,4	B. 8,6	C. 7,2	D. 9,2
Câu 23: Trước đây người ta thường trộn vào xăng chất Pb(C2H5)4. Khi đốt cháy xăng trong các động cơ, chất này thải vào không khí PbO, đó là một chất rất độc. Hằng năm người ta đã dùng hết 227,25 tấn Pb(C2H5)4 để pha vào xăng (nay người ta không dùng nữa). Khối lượng PbO đã thải vào khí quyển gần với giá trị nào sau đây nhất ?
	A. 165 tấn	B. 155 tấn	C. 185 tấn	D. 145 tấn
Câu 24: Trong số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH lớn nhất?
A. Ba(OH)2	B. H2SO4	C. HCl	D. NaOH
Câu 25: Dùng ba ống nghiệm đánh số 1, 2, 3 cho hóa chất vào các ống nghiệm theo bảng sau:
Ống nghiệm
Na2S2O3
H2O
H2SO4
Thể tích chung
Thời gian kết tủa
1
4 giọt
8 giọt
1 giọt
13 giọt
2
12 giọt
0 giọt
1 giọt
13 giọt
3
8 giọt
4 giọt
1 giọt
13 giọt
Bằng đồng hồ bấm giây, người ta đo khoảng thời gian từ lúc bắt đầu trộn dung dịch đến khi xuất hiện kết tủa, đối với kết quả ở ba ống nghiệm 1, 2, 3 người ta thu được ba giá trị t1, t2, t3. Khẳng định nào sau đây đúng?
	A. t1 > t2 > t3	B. t1 t3 > t2	D. t1 < t3 < t2
Câu 26: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm 0,06 mol axetilen; 0,09 mol vinylaxetilen; 0,16 mol H2 và một ít bột Ni. Nung hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm 7 hiđrocacbon(không chứa but-1-in) có tỉ khối hơi đối với H2 là 328/15. Cho toàn bộ hỗn hợp Y đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt và 1,792 lít hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình. Để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đúng 50 ml dung dịch Br2 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 15,18.	B. 14,37.	C. 13,56.	D. 28,71.
Câu 27: Thủy phân một lượng tetrapeptit A (mạch hở) chỉ thu được 21,9 gam Ala-Gly; 10,95 gam Gly-Ala; 9,1875 gam Gly-Ala-Val; 2,8125 gam Gly; 13,1625 gam Val; a gam hỗn hợp gồm Ala-Val và Ala. Vậy giá trị của a là
A.43,509. 	B.50,0125. 	C.51,5625. 	D.44,8875.
Câu 28: Chọn đáp án đúng
Đổ dung dịch chứa m gam HCl vào dung dịch chứa m gam NaOH. Cho quỳ tím vào dung dịch thu được thì thấy giấy quỳ tím
A. hóa đỏ.	B. hóa xanh.	C. không đổi màu.	D. không xác định được.
Câu 29: Cho 4,6gam một ancol no, đơn chức phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 10,8	B. 21,6	C. 16,2	D. 43,2
Câu 30: Cho sơ đồ phản ứng:
 C2H2 X Y Z
Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức cấu tạo thu gọn của Z là
A. CH2=CH-CHBr-CH3.	B. CH3-CBr=CH-CH3.
C. CH2=CH-CH2-CH2Br.	D. CH3-CH=CH-CH2Br.
Câu 31: Cho m gam một loại quặng photphorit (chứa 7% là tạp chất trơ không chứa photpho) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ dinh dưỡng của supephotphat đơn thu được khi làm khan hỗn hợp sau phản ứng là
A. 42,60%.	B. 53,62%.	C. 34,20%.	D. 26,83%.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm hai ancol X1 và X2 (). Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được 0,03 mol H2O và hỗn hợp Y gồm hai anken đồng đẳng liên tiếp, ba ete và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,13 mol CO2 và 0,15 mol H2O. Công thức phân tử của X1 là
A. C2H5OH.	B. C3H7OH.	C. CH3OH.	D. C3H5OH.
Câu 33: Hiđrocacbon mạch hở có công thức tổng quát CnH2n+2-2a, (trong đó a là số liên kết p) có số liên kết s là
A. n-a.	B. 3n-1+a.	C. 3n+1-2a.	D. 2n+1+a.
Câu 34: Ion X2- có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản . Nguyên tố X là
	A. Ne (Z = 10)	B. Mg (Z = 12)	C. Na (Z = 11) 	D. O (Z = 8)
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn các chất sau : FeS2, Cu2S, Ag2S, HgS, ZnS trong oxi (dư). Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số phản ứng tạo ra oxit kim loại là
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 36: Hòa tan 54,44 gam hỗn hợp X gồm PCl3 và PBr3 vào nước được dung dịch Y. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch Y cần 500 ml dung dịch NaOH 2,6M. % khối lượng của PCl3 trong X là:
A. 12,125	B. 30,31%	C. 8,08%	D. 26,96%
Câu 37: Hòa tan hết 2,24 gam bột Fe vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, sau khi kết thúc các phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và m gam chất rắn. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 17,22 và 0,224.	B. 1,08 và 0,224.	C. 18,3 và 0,448.	D. 18,3 và 0,224.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Fe2(SO4)3, FeSO4 và Al2(SO4)3. Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong X là 49,4845%. Cho 97 gam X tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa có khối lượng là
A. 37,75 gam.	B. 31,375 gam.	C. 76 gam.	D. 50,5 gam.
Câu 39: Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau:
Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với mô hình thu khí trên?
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Câu 40: Trong các dung dịch sau: (1) saccarozơ, (2) 3-monoclopropan1,2-điol (3-MCPD), (3) etilenglycol, (4) đipeptit, (5) axit fomic, (6) tetrapeptit, (7) propan-1,3-điol. Số dung dich có thể hòa tan Cu(OH)2 là
A. 6	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 41: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ B. Đốt cháy hết toàn bộ B thu được 2,688 lít CO2; 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi B thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,56.	B. 5,84.	C. 5,62.	D. 3,4.
Câu 42: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa, giá trị lớn nhất của V là:
A. 6,72.	B. 11,2.	C. 13,44.	D. 8,96.
Câu 43: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
 Ca3(PO4)2
X, Y, X, T lần lượt là
A. P đỏ, Ca3P2, PH3, P2O3.	B. P trắng, Ca3P2, PH3, P2O5.
C. CaC2, C2H2, C2H3Cl, CO2.	D. P đỏ, Ca3P2, PH3, P2O5.
Câu 44: Cho các phát biểu sau :
	(1)Nước đá, photpho trắng, iốt, naphtalen đều có cấu trúc tinh thể phân tử.
	(2)Amin C7H9N có 5 đồng phân chứa vòng benzen.
	(3)Trong các HX (X : halogen) thì HF có nhiệt độ sôi cao nhất.
	(4)Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon.
	(5)Kim loại : Na, Ba, Cr có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
	Số phát biểu đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 45: Thực hiện các thí nghiệm sau:
 (1). Sục khí C2H4 vào dung dịch KMnO4. (2). Sục CO2 dư vào dung dịch NaAlO2
. (3). Chiếu sáng vào hỗn hợp khí (CH4; Cl2). (4). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.
 (5). Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3. (6). Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá- khử xảy ra là
A. 1,2,4,5	B. 1,3,4,6.	C. 1,2,3,4.	D. 2,4,5,6.
Câu 46: Thủy phân 34,2 gam mantôzơ với hiệu suất 50%. Sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Khối lượng Ag kết tủa là
A. 10,8 gam	B. 43,2 gam	C. 32,4 gam	D. 21,6 gam
Câu 47: Phát biểu đúng là
A. Fe cháy trong Cl2 tạo ra khói có màu xanh lục.	B. Ion Cr3+ có cấu hình electron là [Ar]3d5.
C. Lưu huỳnh và photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc CrO3.	D. Urê có công thức hóa học (NH4)2CO3.
Câu 48: Cho 4,8 gam Br2 nguyên chất vào dung dịch chứa 12,7 gam FeCl2 thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thu được a gam kết tủa. Giá trị a là:
A. 28,5 gam	B. 39,98 gam	C. 44,3 gam	D. 55,58 gam
Câu 49: Cho các chất sau : axetilen, axit fomic, fomanđehit, propin, glucôzơ, anđehit axetic, but-2-in, mantôzơ, vinylaxetilen, axeton. Số hidrocacbon có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là
A. 5	B. 6	C. 8	D. 3
Câu 50: Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. Công thức phân tử của Z là
A. C2H4.	B. C3H6.	C. C2H6.	D. CH4.
----------- Chúc Qúy Thầy Cô dạy tốt ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docĐE 5.doc