ĐỀ SỐ 8 Đề thi gồm 05 trang ««««« BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Trong các phản ứng sau phản ứng nào được xem là phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế kim loại A. Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag B. Fe2O3 + CO 2 Fe + 3CO2 C. CaCO3 CaO + CO2 D. 2 Cu + O2 2CuO Câu 2: Kim loại nào sau đây thuộc kim loại kiềm thổ? A. Al B. Mg C. Fe D. Na Câu 3: Trong các kim loại sau, kim loại nào không tác dụng được với ion Fe3+ A. Fe B. Ag C. Cu D. Al Câu 4: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn? A. Gắn đồng với kim loại sắt B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt đất D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt. Câu 5: Để làm sạch lớp cặn trong các dung cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng: A. Nước vôi trong B. Giấm ăn C. Dung dịch muối ăn D. Ancol etylic Câu 6: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây? A. Điện phân nóng chảy MgCl2 B. Điện phân dung dịch MgSO4 C. Cho kim loại Na vào dung dịch Mg(NO3)2 D. Cho kim loại Zn vào dung dịch MgCl2 Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp 2 kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học bằng dung dịch HCl dư được 4,48 lít (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì lượng muối khan thu được là: A. 23,1 gam B. 46,2 gam C. 70,4 gam D. 32,1 gam Câu 8: Phương trình hóa học nào sau đây sai? A. 2Cr + 3H2SO4 (loãng) → Cr2(SO4)3 + 3H2 B. 2Cr + 3Cl2 2CrCl3 C. Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O D. Cr2O3 + 2NaOH (đặc) 2NaCrO2 + H2O Câu 9: Este X có CTPT CH3COOC6H5. Phát biểu nào sau đây về X là đúng A. Tên gọi của X là benzyl axetat B. X có phản ứng tráng gương. C. Khi cho X tác dụng với NaOH ( vừa đủ) thì thu được 2 muối D. X được điều chế bằng phản ứng của axit axetic với phenol. Câu 10: Cho các chất: Cr2O3, CrO3, Cr(OH)3, Al, ZnO. Số chất có tính lưỡng tính là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dung dịch A. HCl B. Na2SO4 C. NaOH D. HNO3 Câu 12: Hòa tan hết 8,1 gam kim loại X vào dung dịch HCl lấy dư thấy thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Nhận xét về kim loại X là đúng. A. X có độ dẫn điện lớn hơn so với Cu B. X là kim loại nhẹ hơn so với nước C. X tan cả trong dung dịch HCl và NH3. D. X là kim loại có tính khử mạnh. Câu 13: Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là: A. FeCl3 B. CuCl2, FeCl2 C. FeCl2, FeCl3 D. FeCl2 Câu 14: Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với BaCl2 thấy có kết tủa trắng không tan trong axit mạnh. Loại quặng đó là: A. Xiđerit B. pirit sắt C. Hematit D. Manhetit Câu 15: Glucozơ không tham gia phản ứng A. Lên men B. Hidro hóa C. Tráng gương D. Thủy phân Câu 16: Hòa tan 70,2 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Thành phần % khối lượng saccarozơ có trong hỗn hợp X là: A. 51,282% B. 48,718% C. 74,359% D. 97,436% Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X thu được 0,22 gam CO2 và 0,09gam H2O. Số đồng phân este của X là: A. 4 B. 3 C. 6 D. 2 Câu 18: Polivinylclorua đucợ trùng hợp từ monome: A. Etilen B. Vinylclorua C. Vinylaxetat D. buta -1,3 - đien Câu 19: Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng sẽ xuất hiện màu: A. Tím B. Vàng C. Đỏ D. Xanh Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước. C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm Câu 28: Peptit X có công thức phân tử C6H12O3N2. Số đồng phân peptit của X là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm A (C5H16O3N2) và B ( C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là: A. 4,24 gam B. 3,18 gam C. 5,36 gam D. 8,04 gam Câu 30: Cho m gam Na vào 200ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch X vào 200ml dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 0,5M và HCl 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được 31,1 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của m là: A. 4,6 B. 23 C. 2,3 D. 11,5 Câu 31: Cho các phát biểu sau: 1. Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ. 2. Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng. 3. Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin 4. Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ 5. Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng 6. Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn. Số nhận xét đúng là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 32: Cho x mol Mg và 0,1 mol Fe vào 500ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa 4 cation kim loại và chất rắn B. Giá trị x nào sau đây không thỏa mãn? A. 0,14 B. 0,12 C. 0,1 D. 0,05 Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 ( trong đó oxi chiếm về khối lượng) tan hết vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam gồm 5 khí (đktc), trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 40 B. 35 C. 20 D. 30 Câu 34: Điện phân ( với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl ( có tỉ lệ mol tương ứng 3:2) bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 33,1 gam so với khối lượng của dung dịch X. Dung dịch Y hòa tan tối đa 3,6 gam Al. Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát hết rra khỏi dung dịch. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 4,5 B. 6 C. 5,36 D. 6,66 Câu 35: Thủy phân 25,28 gam hỗn hợp M gồm hai este A và B chỉ chứa một loại nhóm chức (MA<MB) cần vừa đúng 200ml dung dịch NaOH 2M rồi cô cạn thu được muối của một axit cacboxylic D và hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kết tiếp . Cho toàn bộ lượng ancol này tác dụng với 13,8 gam Na thu được 27,88 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau: A. D có phần trăm khối lượng C xấp xỉ 17,91. B. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 3:1 C. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là 1: 3 D. D có phần trăm khối lượng C xấp xỉ 26,09 Câu 36: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% ( M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với: A. 67,5 B. 85,0 C. 80,0 D. 97,5 Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 108,192 lít O2 ( ở điều kiện tiêu chuẩn), thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là: A. 53,16 B. 57,12 C. 60,36 D. 54,84 Câu 38: Cho từ từ đến dung dịch NaOH 0,1M vào 300ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 a mol/ lít và Al2(SO4)3 b mol/lít. Đồ thị dưới đây mô tả sự phụ thuộc của số mol kết tủa Al(OH)3 vào số mol NaOH đã dùng. Tỉ số a:b gắn với giá trị nào sau đây? A. 1,7 B. 2,15 C. 2,9 D. 3,8 Câu 39: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức, no, mạch hở, hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một dieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam thu được 7,26 gam CO2 và 2,70 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol ( đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m là: A. 4,595 B. 5,765 C. 5,180 D. 4,995 Câu 40: Hỗn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T ( đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy ( chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 140ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 840ml (đktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 11,865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gắn với giá trị nào gần nhất sau đây? A. 7,26 B. 6,26 C. 8,25 D. 7,25 Đáp án 1-B 2-B 3-B 4-A 5-B 6-A 7-A 8-A 9-C 10-C 11-C 12-D 13-B 14-B 15-D 16-B 17-A 18-B 19-A 20-C 21-D 22-C 23-C 24-A 25-C 26-B 27-D 28-A 29-D 30-D 31-A 32-C 33-C 34-C 35-D 36-B 37-D 38-C 39-B 40-B LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Chọn B A. Zn + 2 AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag Phương pháp thủy luyện B. Fe2O3 + CO 2 Fe + 3CO2 Phương pháp nhiệt luyện C. CaCO3 CaO + CO2 Không điều chế được kim loại D. 2 Cu + O2 2CuO Không điều chế được kim loại Câu 2: Chọn B Chỉ có Mg là kim loại kiềm thổ Câu 3: Chọn B Chỉ có Ag không phản ứng được với ion Fe3+. Các kim loại còn lại đều có phản ứng. Fe + 2Fe3+ → Fe2+ Cu + 2Fe3+ → Cu 2+ + 2 Fe2+ Al + 3Fe3+ → Al3+ + 3Fe2+ 2Al + 3 Fe2+ → 2Al3+ + 3Fe Câu 4: Chọn A · Để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn có thể phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt để tránh sắt tiếp xúc với không khí hoặc có thể tráng lên bề mặt sắt một kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn sắt ( khi đó kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước, sắt được bảo vệ). · Trong thực tế, không sử dụng cách gắn đồng với kim loại sắt vì đồng là kim loại có tính khử yếu hơn sắt. Câu 5: Chọn B · Lớp cặn trong dụng cụ đun và chứa nước nóng chính là CaCO3 và MgCO3 kết tủa ( hình thành do Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 trong nước bị nhiệt phân). Muốn làm sạch cặn, cần dùng chất có khả năng hòa tan tủa CaCO3 và MgCO3. · Trong các đáp án, chỉ có giấm ăn có khả năng phản ứng hòa tan tủa 2CH3COOH + MCO3 → (CH3COO)2M + CO2 + H2O Câu 6: Chọn A · Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy MgCl2 · Điện phân dung dịch MgSO4 không thu được Mg ( sẽ xảy ra quá trình điện phân nước). · Na là kim loại phản ứng tan trong nước nên không có khả năng đầy Mg ra khỏi muối · Zn là kim loại có tính khử yếu hơn Mg nên không đẩy được Mg ra khỏi muối. Câu 7: Chọn A Cách 1: Gọi công thức chung của hai kim loại M, hóa trị n 2M + 2nHCl → 2MCln + nH2 0,4 0,2 (mol) m kim loại + mHCl = m muối + Þ m muối = 8,9 + 0,4 x 36,5 - 0,2 x2 = 23,1 gam Cách 2: (muối) = = 0,4 (mol) Þ m muối = m kim loại + (muối) = 8,9 + 0,4x35,5 = 23,1 gam Câu 8: chọn A Chỉ có phương trình A sai Phương trình đúng là: Cr + H2SO4 → CrSO4 + H2 Câu 9: Chọn C A. Sai. Tên gọi của X là phenyl axetat B. Sai. X không có phản ứng tráng gương C. Đúng. Phương trình: CH3COOC6H5 + 2 NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O D. Sai. X được điều chế bằng phản ứng của anhidrit axetic với phenol: C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH Câu 10: Chọn C - Các chất có tính lưỡng tính là: Cr2O3, Cr(OH)3, ZnO. Các chất này vừa phản ứng với axit, vừa phản ứng với bazơ. - Al cũng phản ứng với cả axit và bazơ nhưng không là chất lưỡng tính, nó thể hiện tính khử khi phản ứng với axit và bazơ. - CrO3 có tính axit. Câu 11: Chọn C · Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch NaOH. · Cho NaOH tác dụng lần lượt với từng dung dịch cần nhận biết đựng trong các ống nghiệm riêng biệt. - Không thấy xuất hiện hiện tượng gì: dung dịch NaCl - Thấy xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại rồi tan ra đến hết: Dung dịch AlCl3. 3NaOH + AlCl3 → 3 NaCl + Al(OH)3 Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O - Thấy xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại và không tan trong kiềm dư: Dung dịch MgCl2. MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2 - Thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ: Dung dịch FeCl3. FeCl3 + 3 NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl Câu 12: Chọn D Bảo toàn electron ta được ( với n là hóa trị của X) X là Al A. Sai. Theo thứ tự độ dẫn điện giảm dần là ; Ag > Cu > Au > Al > Fe. B. Sai. Nhôm là kim loại nhẹ. ( D = 2,7 g/cm3) nặng hơn so với nước ( D = 1g/cm3). C. Sai. Al chỉ tan trong dung dịch HCl còn dung dịch NH3 thì không tan, vì NH3 có tính bazơ yếu không hòa tan được Al(OH)3. D. Đúng. Al là kim loại có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e Câu 13: Chọn B Chất rắn không tan là Cu Þ FeCl3 chuyển hết thành FeCl2 Þ Muối trong dung dịch X là FeCl2 và CuCl2 Fe3O4 + 8 HCl → 2 FeCl 3 + FeCl2 + 4H2O Cu + 2 FeCl3 → CuCl2 + 2 FeCl2 Câu 14: Chọn B Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng không tan trong axit mạnh chứng tỏ dung dịch chứa ( kết tủa tạo thành BaSO4). Þ Quặng sắt chứa nguyên tố S Þ Quặng đó là pirit sắt ( FeS2) Phương trình phản ứng: FeS2 + 18HNO3 → Fe(NO3)3 + 15NO2 + 2 H2SO4 + 7H2O H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2 HCl Câu 15: Chọn D Câu 31: Chọn A Phát biểu 1 đúng. Ngoài nhiệt độ thì muối, axit hay bazơ cũng có thể làm đông tụ protein Phát biểu 2 đúng. Sợi bông bản chất là xenlulozơ, khi đốt có mùi thơm, còn tơ tằm bản chất là protein, khi đốt có mùi khét. Phát biểu 3 đúng. Chỉ có anilin tan trong HCl, phần benzen không tan, tách khỏi dung dịch, có thể gạn tách ra. Phát biểu 4 sai. Fructozơ có vị ngọt hơn glucozơ. Phát biểu 5 sai. Cả 2 chất đều tham gia phản ứng tráng gương. Phát biểu 6 đúng. Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopection nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không tan trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc.... rất dẻo, dẻo tới mức dính. Vậy có tất cả 4 phát biểu đúng. Câu 32: Chọn C · Trường hợp 1: Dung dịch A chứa 4 cation kim loại là Mg2+, Fe3+, Ag+, Cu2+ Mg, Fe phản ứng hết, Ag+ phản ứng còn dư, Cu2+ chưa phản ứng. Áp dụng bảo toàn electron có: 2x + 3nFe = Þ 2x + 3.0,1 < 0,5 Þ x <0,1 (1) · Trường hợp 2: Dung dịch A chứa 4 cation kim loại là Mg2+, Fe2+, Fe3+, Cu2+ Mg, Fe, Ag+ phản ứng hết, Cu2+ chưa phản ứng. Áp dụng bảo toàn electron có: Þ2x + 2.0,1 + = 0,5 Þ 2x = 0,3 - >0,3 - 0,1 Û x > 0,1 (2) · Từ (1) và (2) suy ra: Þx = 0,1 không thỏa mãn. Câu 33: Chọn C · Kết tủa thu được là BaSO4: Þ · 2 khí còn lại là NO và N2 · Áp dụng bảo toàn nguyên tố N có: = 3.0,035 - (0,01+2.0,01+0,01+2.0,02) =0,025 mol · Áp dụng bảo toàn nguyên tố H có: · Áp dụng bảo toàn nguyên tố O có: Þ 3.0,035.3+ nO(y) = 0,01+0,01+2.0,01+0,675 Þ nO(Y) = 0,4 mol Câu 34: Chọn C · Þ Chứng tỏ nước bị điện phân ở anot trước · Dung dịch Y hòa tan Al Þ chứng tỏ đã xảy ra phản ứng điện phân nước. · Dung dịch Y chứa 2 chất tan nên Cu2+ và Cl- đều bị điện phân hết. Cu2+ + 2Cl- → Cu + Cl2 x 2x x x 2H2O + 2Cu2+ → 2Cu + 4H+ + O2 2x 2x 2x 4x x 2H2O → 2H2 + O2 y y 0,5y Þ Khối lượng Y giảm = = 64.3x+71x+32.(x+0,5y)+2y = 33,1 gam Þ y = 0,2 · Þ t = t1 + t2 = 19300s = 5,36h Câu 35: Chọn D 25,28g (este A,B) + 0,4 mol NaOH → muối của axit D + X ( 2 ancol no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp) Þ Þ Este A là HCOOCH3 Þ Este B là HCOOC2H5, D là HCOOH Þ B và C sai. Þ A sai, D đúng Câu 36: Chọn B Chú ý 24,72 gam chất lỏng gồm ancol và nước Ta có = 26,72% = 18,72 gam Þ = 1,04 mol Þ mancol = 27,72 - 18,72 = 6 gam Khi cho chất lỏng X tác dụng với Na Þ nancol + = Þ nancol = 0,57.2 - 1,04 = 0,1 mol Þ Mancol = 6:0,1 = 60 (C3H7OH) Bảo toàn khối lượng Þ meste = 10,08 + 24,72 - 26 = 8,8 gam Mà neste = nancol = 0,1 mol Þ Meste = 88 Þ este có dạng HCOOC3H7 Muối cacbonat có công thức: M2CO3: 8,97 gam Bảo toàn nguyên tố M Þ ( M là K) Câu 37: Chọn D · Đốt cháy X: Þ a + 32.4,83 = 44.3,42 + 18.3,18 Þ a = 53,16 · · X + NaOH vừa đủ. = m muối + Þ 53,16 + 40.0,18 = b + 92.0,06 Þ b = 54,84 g Câu 38: Chọn C Ta có: · Trường hợp nNaOH = 2,4b dung dịch thu được sau phản ứng Al(OH)3: y mol Þ 2,4b - 0,6a = 3y Þ 0,8b - 0,2a = y · Trường hợp nNaOH = 1,4a dung dịch thu được sau phản ứng. Al(OH)3 : y mol Þ y = 2,4b - 0,8a = 0,8b - 0,2a Û 1,6b = 0,6a Þ Câu 39: Chọn B · Đặt số mol của axit, ancol, este trong X lần lượt là x,y,z. · Đốt cháy 4,84 gam X được: ü Áp dụng bảo toàn khối lượng có: = 7,26 + 2,7 - 4,84 = 5,12 mol Þ = 0,16 mol ü Áp dụng bảo toàn nguyên tố O có: 4.(x+z)+y = 2.0,165 + 0,15 - 2.0,16 = 0,16 mol · Có nNaOH = nHCl + 2.(x+z) Þ x+z = · Þ tạo thành = 2naxit(X) + nHCl = 2.0,025 + 0,01 = 0,06 mol · Áp dụng bảo toàn khối lượng có: mX+ mNaOH + mHCl = mmuối+ tạo thành + mancol Þ 4,84+40.0,08+36,5.0,01 = mmuối + 18.0,06 + 39.0,04 Þ mmuối = 5,765 gam Câu 40: Chọn B Qui đổi hỗn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T ( đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val thành đipeptit bằng cách thêm một lượng nước thích hợp.
Tài liệu đính kèm: