Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
 Sở GD-ĐT Phú Yên THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016-2017 
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Môn: GDCD 
 Thời gian: 50 phút (Không kể phát đề)
Câu 1. Pháp luật là:
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện.
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hànhvà được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. 
Câu 2. Pháp luật có đặc trưng là:
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội. 
Câu 3. Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính:
A. Tự giác, có tính chủ động.	 
B.Bắt buộc, có tính cưỡng chế.
C. Bắt buộc và tự nguyện.
D. Chủ động, có tính tự nguyện. 
Câu 4. Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy đnịnh của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. 
Câu 5. Hiến pháp nước ta do cơ quan nào ban hành? 
A.Nhân dân. B. Quốc hội. C. Nhà nước. D. Chính phủ 
Câu 6. Pháp luật mang những bản chất nào? 
A. Bản chất giai cấp và thống trị 
B. Bản chất giai cấp và xã hội
C. Bản chất giai cấp và tư sản 
D. Bản chất xã hội và toàn dân Câu 7. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở:
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. 
Câu 8. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
A. Vi phạm pháp luật hành chính.
B. Vi phạm pháp luật hình sự.
C. Bị xử phạt vi phạm hành chính.
D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 9. Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm:
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm) 
Câu 10. Người có năng lực trách nhiệm pháp lý là người như thế nào.
A. Người từ đủ 18 tuổi trở lên
B. Người từ 16 tuổi trở lên 
C. Người đã đạt độ tuổi quy định và có trình độ học vấn cao. 
D. Người đã đạt độ tuổi quy định, có khả năng nhận thức và điều chỉnh được hành vi của mình. 
Câu 11. Luât Hôn nhân và gia hđình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với:
A. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
B. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.
C. Nguyện vọng của mọi công dân.
D. Hiến pháp. 
Câu 12. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là 
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật. 
Câu 13: Ông A không tham gia buôn bán, tang trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này công dân A đã:
A. Sử dụng pháp luật.	
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.	
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 14: Nam công dân từ đủ 18 đến hết 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?
 A. Thi hành pháp luật	
 B. Sử dụng pháp luật
 C. Tuân thủ pháp luật	
 D. Áp dụng pháp luật
Câu 15. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên. 
Câu 16.Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới .
A. Các quy tắc quản lý nhà nước.
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 17. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên. 
Câu 18. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý. 
Câu 19. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc:
A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 20. Trong luật hôn nhân gia đình nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta?
A. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.	 B. Một vợ một chồng.
C. Tự nguyện, tiến bộ.	 D. Vợ chồng bình đẳng.	
Câu 21. Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
 A. Vi phạm luật hành chính	
 B. Vi phạm luật dân sự
 C. Vi phạm kỉ luật	
 D. Vi phạm luật hình sự
Câu 22. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động thể hiện:
A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
C. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 23. Chủ thể của hợp đồng lao động là:
A. Người lao động và đại diện người lao động.
B. Người lao động và người sử dụng lao động.
C. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
D. Tất cả phương án trên. 
Câu 24. Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là:
A. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.
B. Những tài sản có trong gia đình.
C. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
D. Tất cả phương án trên. 
Câu 25. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:
A. Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
B. Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm.
C. Chỉ được khám xét chổ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Tất cả các phương án trên đều đúng. 
Câu 26. Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là:
A. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
B. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
C. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
D. Đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử. 
Câu 27. Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử cũng chính là:
A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân. 
Câu 28. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để:
A. Thực hiện cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.
C. Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
D. Hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. 
Câu 29. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia:
A. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước.
C. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 30: Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị:
A. Phạt cảnh cáo.
B. Cải tạo không giam giữ đến hai năm.
C. Phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
D. Tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên.
Câu 31. Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách:
A. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân.
B. Đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của chính sách, pháp luật để Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện.
C. Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 32. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế:
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.
B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
C. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.
D. Tất cả phương án trên. 
Câu 33. Người có quyền tố cáo là:
A. Cá nhân, tổ chức.
B. Công dân, cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
C. Chỉ có công dân.
D. Chỉ có những người cùng cơ quan, đơn vị. 
Câu 34. Mục đích của khiếu nại là:
A. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
B. Báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
C. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
D. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm. []
Câu 35. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:
A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
B. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
C. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
D. Tất cả các phương án trên. 
Câu 36. Câu có nội dung đúng về bảo vệ môi trường là:
A. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước.
B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại
cho môi trường.
C. Lấp vùng đầm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi
trường sạch, đẹp.
D. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.. Câu 37. Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A.Từ 18 đến 27 tuổi.
B.Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
C.Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
D.Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi. 
Câu 38. Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế – tài chính để làm gì?
A. Xóa đói, giảm nghèo.
B. Phát triển giáo dục.
C. Phát triển y tế.
D. Xóa những hủ tục lạc hậu. 
Câu 39. Sự kiện giáo sứ Thái Hà ở Hà Nội treo ảnh Đức Mẹ, Thiên Chúa ở hàng rào, lề đường, cành cây là biểu hiện của:
A. Hoạt động tín ngưỡng.
B. Lợi dụng tôn giáo.
C. Hoạt động mê tín.
D. Hoạt động tôn giáo. 
Câu 40. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, người tố cáo hành vi tham nhũng có trách nhiệm nào sau đây?
A. Phải gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
B. Phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
C. Phải nộp lệ phí cho cơ quan thụ lý đơn tố cáo
D. Cả 3 phương án trên. 
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_NTMK.doc