Đề kiểm tra 15p môn Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 137

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15p môn Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 137", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 15p môn Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 137
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG THPT NKKN
ĐỀ KIỂM TRA 15P MÔN GDCD
Thời gian làm bài: 15 phút
(20 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 137
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐÁP ÁN
Câu 1: Dân chủ gián tiếp còn gọi là
A. dân chủ công khai.	 B. dân chủ đại diện.
C. dân chủ an toàn.	D. dân chủ đầy đủ.
Câu 2: Quyền nào dưới đây không thuộc các quyền dân chủ của công?
A. Quyền tự do ngôn luận.	B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền tham gia quản lý Nhà nước.	D. Quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 3: Nhân dân thực hiện quyền lực của Nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của mình là thực thi hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ công khai.	 B. Dân chủ trực tiếp	
C. Dân chủ gián tiếp	D. Dân chủ tập trung.
Câu 4: Quyền bầu cử, ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào?
A. Xã hội.	B. Văn hóa.	C. Kinh tế.	D. Chính trị.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không được quyền bầu cử?
A. Người đang chấp hành hình phạt tù.	B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
C. Người đang điều trị tại bệnh viện.	D. Người đang công tác ở biên giới, hải đảo.
Câu 6: Nhận định nào dưới đây không đúng?
Công dân không được thực hiện quyền bầu cử khi
A. đang chấp hành hình phạt tù.	 B. đang điều trị tại bệnh viện.
C. đang bị tạm giam.	 D. mất năng lực hành vi dân sự.
Câu 7: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc bầu cử?
A. Công khai. B. Bình đẳng.	C. Trực tiếp.	 D. Phổ thông.
Câu 8: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật Luật Hôn nhân gia đình, vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền đóng góp ý kiến.	B. Quyền tự do ngôn luận.	
C. Quyền tự do báo chí.	D. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.	
Câu 9: Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội bằng cách nào?
A. Thảo luận vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
B. Trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng.
C. Trực tiếp bàn bạc, giải quyết các vấn đề quan trọng của ấp, xã.	 
D. Trực tiếp thực hiện các công việc trọng đại của đất nước. 
Câu 10: Khẳng định nào không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân?
A. Phát huy sức mạnh của toàn dân.	
B. Hạn chế các vấn đề tiêu cực trong xã hội.
C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.	
D. Đảm bảo quyền dân chủ cho mỗi công dân.
Câu 11: Việc thực hiện lấy ý kiến của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 để cho ra đời Hiến pháp 2013 là thực hiện dân chủ ở phạm vi
A. Quốc hội.	B. cơ sở.	C. cả nước.	D. địa phương.
Câu 12: Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân trực tiếp 
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. bảo vệ các công dân và cơ quan quyền lực Nhà nước.
C. tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. 
D. Giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng.
Câu 13: Pháp luật quy định đối tượng nào sau đây được quyền khiếu nại?
A. Cán bộ có thẩm quyền.	B. Chỉ công dân.
C. Cá nhân và tổ chức.	D. Chỉ các tổ chức.
Câu 14: Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về quyền tố cáo?
A. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.
B. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.
C. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ , bút tích của người tố cáo. 
D. Từ chối giải quyết đơn tố cáo không ghi rõ họ, tên của người viết đơn.
Câu 15: Chị H là giáo viên trường Tiểu học X. Do có việc gia đình nên chị viết đơn xin nghỉ việc một thời gian. Sau đó, chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng từ phía nhà trường. Chị H khộng đồng ý với quyết định đó và muốn khiếu nại. Chị H phải gửi đơn khiếu nại đến
A. Trưởng phòng giáo dục huyện.	B. Chủ tịch UBND xã .
C. Chủ tịch UBND huyện.	D. Hiệu trưởng trường Tiểu học X.	
Câu 16: Là kế toán của xã H, Chị L nhiều lần phát hiện ông chủ tịch xã có hành vi khai khống, gian lận trong chi tiêu tài chính của xã. Chị L khuyên nhưng chủ tịch xã đe đọa đưởi việc chị L. Hãy giúp chị L chọn cách làm phù hợp với quy định của pháp luật trong số những việc làm dưoới đây?
A. Nói cho mọi người trong cơ quan biết về hành vi của ông chủ tịch xã.
B. Viết đơn tố cáo ông chủ tịch xã và gửi lên huyện. 
C. Báo cáo hành vi của ông chủ tịch xã với công an huyện. 
D. Lờ đi coi như không biết hành vi của ông chủ tịch xã.
Câu 17: Công dân được quyền tố cáo khi phát hiện
A. quyết định hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. quyết định kỉ luật của công ty quá cao với mình.
C. hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước. 
D. quyết định xử phạt củacông an giao thông là chưa phù hợp.
Câu 18: Trường hợp nào sau đây thể hiện đúng quyền tố cáo của công dân?
A. Phụ huynh tố cáo hành vi ngược đãi, đánh đập con mình của cô giáo mầm non.
B. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp trả lương thấp hơn đồng nghiệp nam
C. Ông H tố cáo nhân viên thu tiền điện cao gấp 5 lần trước đây	
D. Chị H tố cáo UBND huyện đền bù đất đai không thỏa đáng. 
Câu 19: UBND xã đồng ý cho nhà máy X đặt nhà máy tại ấp 3. Nhà máy thường xuyên hoạt động vào ban đêm và gây ra tiếng ồn lớn. Người dân đã viết đơn đề nghị UBND xã xem xét lại quy định về thời gian hoạt động của nhà máy được ghi trong quyết định cấp phép của mình. Việc làm của người dân ấp 3 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do báo chí.	B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do ngôn luận.	D. Quyền khiếu nại.
Câu 20: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào dưới đây?
A. Rút lại hồ sơ đã tố cáo	 B. Cố ý tố cáo sai sự thật.
C. Mạo danh người khác để tố cáo.	 D. Đe dọa, trả thù, xúc phạm người tố cáo
----------- HẾT ---------- Đề 137- trang 2

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI_15P_CHO_BAI_7.doc