Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Lê Thành Phương

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Lê Thành Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Lê Thành Phương
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT LÊ THÀNH PHƯƠNG
 ĐỀ MINH HỌA
(Đề gồm có 05 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Giáo dục công dân 
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề 
Câu 1. Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Trong trường hợp này, công dân A đã:
	A. không tuân thủ pháp luật;	B. áp dụng pháp luật;
	C. sử dụng pháp luật;	D. tuân thủ pháp luật.	
Câu 2. Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, khung hình cao nhất là:
	A. 20 năm tù;	B. tử hình;	
	C. án treo;	D. chung thân.
Câu 3. Ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân:
	A. tạo cơ sở củng cố tình yêu, cho sự bền vững của gia đình.
	B. phát huy truyền thống dân tộc về tình nghĩa vợ, chồng.
	C. khắc phục tàn dư phong kiến, tư tưởng lạc hậu “trọng nam, khinh nữ”.
	D. tất cả các phương án trên.
Câu 4. Pháp luật qui định, người sử dụng lao động phải đủ số tuổi nào sau đây:
	A. 18 tuổi; 	B. 20 tuổi;
	C. 14 tuổi;	D. 16 tuổi.
Câu 5. Người phải chiu trách nhiệm về mọi hành vi trái pháp luật do minh gây ra có độ tuổi theo qui định của pháp luật là:
	A. từ đủ 15 tuổi trở lên.;	B. từ 16 tuổi trở lên;
	C. từ đủ 14 tuổi trở lên;	D. từ 18 tuổi trơ lên.
Câu 6. Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND huyện đã:
	A. thi hành pháp luật;	B. áp dụng pháp luật;
	C. sử dụng pháp luật;	D. tuân thủ pháp luật.	
Câu 7. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động được thể hiện:
	A. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản.
	B. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, bậc lương.
	C. A,B là đúng.
	D. A,B là sai.
Câu 8. Hôn nhân được bắt đầu từ một sự kiện pháp lí là :
	A. sống chung.	
	B. đăng ký kết hôn. 	
	C. lễ hỏi.	
	D. lễ cưới.	
Câu 9. Chủ thể của hợp đồng lao động bao gồm:
	A. người sử dụng lao động và người đại diện sử dụng lao động.	
	B. người lao động và người sử dụng lao động.
	C. người lao động và đại diện của người lao động.	
	D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10. Pháp luật qui định người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về lỗi cố ý do bản thân gây ra?
	A. đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;	B. đủ 15 tuổi đến dưới 16 tuổi;
	C. đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;	D. đủ 17 tuổi đến dưới 18 tuổi.	
Câu 11. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
	A. bị xử phạt vi phạm hành chính ;	B. bị xử phạt vi phạm pháp luật dân sự;
	C. bị xử phạt vi phạm pháp luật hành chính;	D. bị xử phạt vi phạm pháp luật hình sự.	
Câu 12. Pháp luật qui định, người lao động ít nhất phải đủ:
	A. 14 tuổi;	B. 20 tuổi;
	C. 16 tuổi;	D. 18 tuổi.
Câu 13. Đối với lao động nữ, người sử dung lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ:
	A. nuôi con dưới 12 tháng;	B. nghỉ việc không lí do;
	C. có thai;	D. bị bệnh.
Câu 14. Loại hợp đồng nào phổ biến nhất trong sinh hoạt hàng ngày của công dân?
	A. hợp đồng lao động;	B. hợp đồng vay mượn;
	C. hợp đồng mua bán;	D. hợp đồng dân sự.	
Câu 15. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
	A. Người tham gia giao thông chấp hành tín hiệu đèn giao thông.
	B. Anh B chị C đến UBND xã đăng kí kết hôn.
	C. Công dân A gởi đơn khiếu nại đến cơ quan nhà nước.
	D. CSGT xử phạt học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
Câu 16. Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật:
	A. cho phép làm;	B. quy định quyền;
	C. quy định phải làm;	D. không cấm.
Câu 17. Học tập là một trong những:
	A. trách nhiệm của công dân;	B. quyền của công dân;	
	C. quyền và nghĩa vụ của công dân;	D. Nghĩa vụ của công dân.
Câu 18. Độ tuổi kết hôn của nam và nữ là bao nhiêu?
	A. nam 18 tuổi, nữ 16 tuổi;	B. nam 19 tuổi, nữ 18 tuổi;
	C. nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi;	D. nam 21 tuổi, nữ 20 tuổi.
Câu 19. Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật:
	A. 3 hình thức;	B. 4 hình thức.;
	C. 5 hình thức;	D. 6 hình thức.
Câu 20. Pháp luật là phương tiện để nhà nước:
	A. quản lí công nhân;	B. bảo vệ các công dân;
	C. quản lí xã hội;	D. bảo vệ các giai cấp.
Câu 21. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì 2 bên nam, nữ phải làm gì đối với quan hệ như vợ chồng của mình?
	A. tạm dừng;	B. tạm hoãn;
	C. chấm dứt;	D. duy trì.	
Câu 22. Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:
	A. tuân thủ pháp luật;	B. thi hành pháp luật;
	C. áp dụng pháp luật;	D. sử dụng pháp luật.
Câu 23. Pháp luật có đặc trưng là:
	A. có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
	B. mang bẩn chất giai cấp.
	C. bắt nguồn từ nguồn gốc đời sống xã hội.
	D. vì sự phát triển của xã hội.	
Câu 24. Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh:
	A. thực hiện quyền và nghĩa vụ trong sản xuất.	
	B. xúc tiến hoạt động thương mại.	
	C. chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh, tự do chọn ngành, nghề kinh doanh, tự chủ đăng kí kinh doanh, đầu tư.	
	D. tất cả các ý trên.
Câu 25. Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản luật nào sau đây?
	A. Luật dân sự;	B. Luật lao động.;
	C. Luật thuế thu nhập cá nhân;	D. Luật sở hữu trí tuệ.	
Câu 26. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí:
	A. cứng rắn nhất;	B. hữu hiệu và phức tạp nhất.;
	C. dân chủ và hiệu quả nhất.;	D. hiệu quả và khó khăn nhất.	
Câu 27. Hãy cho biết Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được sửa đổi, bổ sung mới nhất là năm nào?
	A. Năm 1990;	B. Năm 1992;
	C. Năm 2013;	D. Năm 2016.
Câu 28. Số lượng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là:
	A. 54;	B. 55;
	C. 56;	D. 57.
Câu 29. Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước?
	A. Tốt đời đẹp đạo;	B. Buôn thần bán thánh;
	C. Kính chúa yêu nước;	D. Đạo pháp dân tộc.
Câu 30. Xúc phạm người người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền:
	A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
	B. bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
	C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
	D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 31.Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền gắn liền với việc thực hiện:
	A. hình thức dân chủ gián tiếp;	B. hình thức dân chủ trực tiếp;
	C. hình thức dân chủ tập trung;	D. hình thức dân chủ.XHCN. 
Câu 32. Về cơ bản quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo:
	A. 2 bước;	B. 3 bước;
	C. 4 bước;	D. 5 bước.
Câu 33. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân vào cơ quan đại biểu của nhân dân thể hiện trong lĩnh vực nào?
	A. văn hóa;	B. xã hội;
	C. chính trị;	D. kinh tế.
Câu 34. Người nào dưới đây không có quyền bầu cử vào cơ quân đại biểu của nhân dân
	A. mất năng lực hành vi dân sự.
	B. các nha sư, cha cố.
	C. người đang bị nhiễm HIV/AIDS.
	D. người đang tam trú tại nơi diễn ra bầu cử.
Câu 35. Dựng phim dựa theo tiểu thuyết của người khác mà không được sự đồng ý của họ là vi phạm quyền
	A. quyền tác giả;	B. quyền sở hữu công nghiệp;
	C. quyền tác phẩm;	D. quyền phát minh, sáng chế.
Câu 36. Học sinh phổ thông có các quyền gì dưới đây?
	A. bỏ phiếu bàu ban cán sự lớp.
	B. góp ý xây dựng các hoạt động phong trào của nhà trường.
	C. thảo luận, biểu quyết các kế hoạch, hoạt động của lớp.
	D. cả A,B,C đều đúng.
Câu 37. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân là
	A. điều kiện để con người phát triển toàn diện, đảm bảo sự bình đẳng.
	B. cơ sở pháp lí đề công dân tham gia vào các hoạt động của bộ máy nhà nước.
	C. cơ sở pháp lí để công dân tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
	D. quyền dân chủ đặc biệt quan trọng trong đời sống của công dân.
Câu 38. Chị B sinh ngày 1/1/1999 đến ngày, tháng, năm nào chị B được quyền bầu cử?
	A. 01/01/2015;	B. 01/01/2016;
	C. 01/01/2017;	D. 01/01/2018.
Câu 39. Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả, mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng:
	A. tích cực;	B. sáng tạo;
	C. bền vững;	D. liên tục.
Câu 40: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là
	A. kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
	B. kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
	C. kinh tế việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
	D. kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.
------------------------HẾT------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_LTP.doc