Đề thi thử THPT quốc gia lần 1 năm 2015 môn: Hóa Học - Mã đề thi 164

pdf 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia lần 1 năm 2015 môn: Hóa Học - Mã đề thi 164", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia lần 1 năm 2015 môn: Hóa Học - Mã đề thi 164
 >> Truy cập  để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 1/5 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH 
TRƯỜNG THPT CÙ HUY CẬN 
 (Đề thi gồm 04 trang) 
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 
 LẦN 1 NĂM 2015 
Môn: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
Mã đề thi 164 
Họ, tên thí sinh:.........................................................Số báo danh: .............................................................. 
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; He=4; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; 
Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn= 65; Br=80; Ag=108; Ba=137 
Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam 
kết tủa. Giá trị của m là: 
A. 39,40 B. 19,70. C. 29,55. D. 9,85. 
Câu 2: Phân tử nào dưới đây chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực: 
A. CO2. B. NH3 C. Cl2 D. NaCl 
Câu 3: Cho dãy các ion kim loại: K+, Ni2+, Fe2+, Sn2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy 
là: 
A. Ni
2+
 . B. Sn
2+
. C. Fe
2+
. D. K
+
 . 
Câu 4: Este X có CTPT C4H8O2. Đun nóng 1,76 gam X với 200 mL dung dịch NaOH 0,15M. Sau khi 
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 2,32 gam chất 
rắn khan. Tên gọi của X là: 
A. Mety propionat B. Etyl axetat C. Metyl axetat D. Propyl fomat. 
Câu 5: Cho dãy các kim loại: Be; Na, K, Ba, Fe. Số kim loại tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường 
là: 
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. 
Câu 6: Cho dãy các chất: glyxin, phenol, etyl axetat, axit axetic, phenylamoni clorua. Số chất trong dãy 
phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là: 
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. 
Câu 7: Cho các phát biểu sau: 
 (1) Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo. 
 (2) Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot. 
 (3) Tính axit tăng dần từ trái sang phải trong dãy: HF, HCl, HBr, HI. 
 (4) Tính khử của ion I- mạnh hơn tính khử của ion Cl- 
 (5) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7. 
Số phát biểu đúng là: 
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 
Câu 8: Trộn 200 mL dung dịch HCl 1,25M với 300 mL dung dịch NaOH 1M thu được 500 mL dung 
dịch pH là: 
A. 12,3 B. 0,7 C. 1,0 D. 13,0 
Câu 9: Hòa tan hết 5,22 gam bột Al trong dung dịch chứa HCl (dư) và NaNO3. Sau khi phản ứng xảy ra 
hoàn toàn thu được dung dịch X và 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu 
trong không khí. Cho tỉ khối của Y so với H2 là 9,4. Hỏi dung dịch X chứa bao nhiêu gam muối? 
A. 28,83 gam B. 32,38 gam C. 33,08 gam D. 33,80 gam 
Câu 10: Chất nào dưới đây trong dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ? 
A. Phenol B. Ancol etylic C. Metylamin. D. Axit axetic 
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp ancol đơn chức là đồng đẳng của nhau bằng oxi (vừa đủ) thu 
được 13,44 lít (ở đktc) khí CO2 và 17,1 gam H2O. Giá trị của m là: 
A. 16,8 gam B. 12,3 gam C. 15,4 gam D. 14,7 gam 
 >> Truy cập  để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 2/5 
Câu 12: Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hoà 
tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được 3,36 lít (ở đktc) khí H2 và dung dịch chứa 
m gam muối. Giá trị của m là: 
A. 38,92. B. 39,72. C. 35,96. D. 41,20. 
Câu 13: Cho các cân bằng hóa học sau: 
 (a) H2 (k) + I2 (k)  2HI (k). (b) N2O4 (k)  2NO2 (k). 
 (c) 3H2 (k) + N2 (k)  2NH3 (k). (d) 2SO2 (k) + O2 (k)  2SO3 (k). 
Ở điều kiện nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, số cân bằng hóa học 
chuyển dịch theo chiều thuận là? 
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. 
Câu 14: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 
0,25M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng tối đa với 120 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung 
dịch chứa 4,99 gam hỗn hợp muối. Công thức của X là: 
A. H2NC3H5(COOH)2. B. H2NC2H3(COOH)2. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC3H6COOH. 
Câu 15: Dung dịch X chứa 0,1 mol Na+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol SO4
2-
. Đun dung dịch X đến 
cạn thu được muối khan có khối lượng là: 
A. 52,5 gam. B. 38,1 gam. C. 47,2 gam. D. 36,8 gam. 
Câu 16: Cho dung dịch HCl lần lượt vào các dung dịch sau: K2SO4, AgNO3, Ba(OH)2, NaHCO3, 
NaAlO2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là: 
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. 
Câu 17: Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Ba vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu 
được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và 2,4 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: 
A. 22,4 gam. B. 21,5 gam C. 24,5 gam D. 24,2 gam 
Câu 18: Cho 9,26 gam hỗn hợp gồm Cu, Ag, Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 
dung dịch Y và 1,792 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là: 
A. 20,40 gam. B. 24,14 gam. C. 14,22 gam. D. 29,10 gam. 
Câu 19: Cho phản ứng: aFe(OH)2 + bHNO3  cFe(NO3)3 + dNO + eH2O 
Tỉ lệ a : b là 
A. 3 : 8 B. 1 : 3 C. 3 : 5 D. 3 : 10. 
Câu 20: Hòa tan hết 5,16 gam oleum có công thức H2SO4.2SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu 
được cần V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là: 
A. 40 mL. B. 80 mL. C. 20 mL. D. 60 mL. 
Câu 21: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit? 
A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ. 
Câu 22: Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)2C=CH-CH3 là: 
A. 2-metylbut-2-en B. 3-metylbut-2-in C. 3-metylbut-2-en D. 2-metylbut-2-in 
Câu 23: Este nào sau đây khi tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (đun nóng) thu được sản phẩm là 
muối và anđehit? 
A. Vinyl axetat B. Phenyl axetat C. Metyl acrylat. D. Etyl fomat 
Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2. Phần trăm khối lượng 
của R trong oxit cao nhất là 46,67%. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
A. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron độc thân. 
B. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 2. 
C. Oxit cao nhất của R tác dụng được với dung dịch kiềm loãng ở điều kiện thường. 
D. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn. 
Câu 25: Chất nào dưới đây có thể làm mất màu dung dịch KMnO4 (ở điều kiện thường) là: 
A. Benzen B. Xiclopropan C. Stiren D. Cumen 
Câu 26: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn dạng: 2H+ + CO3
2-
  CO2 + H2O 
A. K2CO3 + 2HNO3  2KNO3 + CO2 + H2O 
B. CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + CO2 + H2O 
C. Na2CO3 + CH3COOH  2CH3COONa + CO2 + H2O 
 >> Truy cập  để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 3/5 
D. 2NaHCO3 + H2SO4 (loãng)  Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O 
Câu 27: Đốt cháy 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong khí O2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, 
thu được 14,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí O2 (đktc) đã phản ứng là: 
A. 8,96 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. 
Câu 28: Phenol không có phản ứng với chất nào dưới đây? 
A. Na B. KOH C. NaCl D. Br2 
Câu 29: Cho dung dịch A chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3. Dung dịch B chứa 0,5 mol HCl. 
Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được khi cho từ từ đến hết dung dịch B vào dung dịch A? Giả sử các 
phản ứng là hoàn toàn. 
A. 5,60 lít B. 8,96 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít 
Câu 30: Nguyên tố X tạo anion X- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản là 3p6. 
Số hạt mang điện của nguyên tử nguyên tố X là: 
A. 17 B. 35 C. 34 D. 18 
Câu 31: Số đồng phân ancol bậc I ứng với công thức phân tử C5H12O là: 
A. 8 B. 6 C. 4 D. 3 
Câu 32: Cho các chất sau: NH4NO3, NaHSO4, NH4HCO3, Al2(SO4)3. Số chất khi tác dụng hoàn toàn với 
dung dịch Ba(OH)2 dư thu được kết tủa là: 
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 
Câu 33: Trung hoà 3,05 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch 
KOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 4,76 gam hỗn hợp muối khan. Nếu đốt cháy hoàn 
toàn 6,10 gam hỗn hợp X thì thể tích oxi (đktc) tối thiểu cần dùng là: 
A. 5,712 lít. B. 2,856 lít. C. 5,040 lít. D. 2,520 lít. 
Câu 34: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. 
Monome dùng để sản xuất tơ nitron là: 
A. H2N-[CH2]5-COOH B. CH2=CH-Cl C. CH2=CH-CN D. CH2=CH2 
Câu 35: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử? 
A. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. B. SO2 + CaO  CaSO3. 
C. NH4HCO3 
ot NH3 + CO2 + H2O. D. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O. 
Câu 36: Đun nóng 0,025 mol triolein trong dung dịch KOH (vừa đủ), sau khi phản ứng hoàn toàn thu 
được m gam muối. Giá trị của m là: 
A. 24,00 gam B. 22,95 gam C. 22,80 gam D. 24,15 gam. 
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 27,2 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở (X) và 
một ancol đơn chức (Y) biết MX > MY, thu được 24,64 lít CO2 (ở đktc) và 25,2 gam H2O. Thực hiện phản 
ứng este hóa 27,2 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị của m là 
A. 16,32 gam. B. 15,12 gam. C. 17,60 gam. D. 18,24 gam. 
Câu 38: Trong công nghiệp, ancol etylic có thể được sản xuất bằng phương pháp lên men xenlulozơ 
(trong mùn cưa, vỏ bào). Thực hiện lên men m tấn mùn cưa (chứa 50% xenlulozơ, còn lại là các tạp chất 
trơ) để sản xuất 460 lít ancol etylic 90o (cồn 90o). Biết rằng hiệu suất cả quá trình lên men là 90%, khối 
lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/mL. Giá trị của m là: 
A. 1,296 tấn B. 1,166 tấn C. 1,458 tấn D. 1,620 tấn 
Câu 39: Bột ngọt (mì chính) là muối mononatri của axit nào sau đây? 
A. Axit stearic B. Axit ađipic C. Axit glutamic D. Axit axetic 
Câu 40: Một đoạn tơ nilon-6,6 có khối lượng 45652 đvC. Số mắt xích trong đoạn polime trên là: 
A. 202 B. 452 C. 252 D. 262. 
Câu 41: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế axit H3PO4 người ta làm cách nào sau đây? 
A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit. 
B. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit. 
C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. 
D. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước. 
 >> Truy cập  để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 4/5 
Câu 42: Cho 2,42 gam hỗn hợp X gồm các amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch 
HCl thu được 4,61 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 2,42 gam hỗn hợp X bằng lượng không khí 
vừa đủ. Toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng đem dẫn qua bình chứa H2SO4 đặc, dư. Khí ra khỏi 
bình đo được thể tích V lít ở đktc. Giả sử các quá trình xảy ra hoàn toàn và cho biết không khí là hỗn hợp 
gồm 80% N2 và 20% O2 theo thể tích. Tính giá trị của V? 
A. 28,896 lít B. 2,912 lít C. 20,384 lít D. 19,488 lít. 
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm một ankan và một anken thu được 7,04 gam 
CO2 và 3,42 gam H2O. Mặt khác, cho 1,12 lít hỗn hợp X phản ứng tối đa với m gam Br2 trong dung dịch. 
Giá trị của m là: 
A. 4,8 gam B. 4,0 gam. C. 8,0 gam D. 3,2 gam 
Câu 44: Hỗn hợp M gồm axit stearic, axit oleic và axit linoleic. Trung hòa m gam hỗn hợp M cần dùng 
vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M, hấp thụ toàn bộ sản phẩm 
cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 35,28 gam so với khối 
lượng nước vôi ban đầu. Giá trị của m là 
A. 14,08 gam.. B. 14,16 gam. C. 14,10 gam. D. 14,12 gam. 
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol một triglixerit X bằng lượng oxi (vừa đủ) thu được 1,14 mol CO2. 
Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 0,02 mol X cần vừa đủ 0,08 mol H2 (xúc tác Ni, đun nóng). Thể tích khí 
O2 (ở đktc) đã dùng là: 
A. 36,288 lít. B. 36,064 lít. C. 22,848 lít. D. 35,616 lít. 
Câu 46: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 
(dư) thì thu được 15,68 lít CO2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 8,96 lít khí O2, thu được 10,8 
gam H2O. Giá trị của m là: 
A. 20,0 gam. B. 33,2 gam. C. 37,6 gam. D. 26,8 gam. 
Câu 47: Cho các chất: anđehit axetic, etanol, glucozơ, saccarozơ, axit fomic. Số chất có khả năng tham 
gia phản ứng tráng bạc là: 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 
Câu 48: Dung dịch X chứa a mol HCl và b mol AlCl3. Thêm từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, 
đến khi hết 200 mL thì bắt đầu xuất hiện kết tủa, còn khi hết 800 mL hoặc 1200 mL thì đều thu được 15,6 
gam kết tủa. 
Tỉ lệ a : b là: 
A. 4 : 3 B. 2 : 3 C. 1 : 1 D. 1 : 2 
Câu 49: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên 
thuỷ ngân rồi gom lại là: 
A. lưu huỳnh. B. vôi sống. C. than. D. muối ăn. 
Câu 50: Cho các chất sau: (1) ancol etylic, (2) axit propionic, (3) đimetyl ete, (4) axit axetic. Thứ tự tăng 
dần nhiệt độ sôi các chất (từ trái sang phải) là: 
A. (1), (2), (3), (4) B. (3), (1), (4), (2) C. (3), (1), (2), (4) D. (1), (3), (4), (2) 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 
 >> Truy cập  để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh tốt nhất! 5/5 
PHIẾU ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM TRƯỜNG CÙ HUY CẬN 
Môn: Hóa học 
Mã đề: 164 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 
A 
B 
C 
D 
 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 
A 
B 
C 
D 
 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 
A 
B 
C 
D 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf18-Trường THPT Cù Huy Cận - Hà Tĩnh.pdf